Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 89 - 94)

Trong các nghiên cứu tiếp theo, tác giả có ý định thực hiện các cải tiến sau đây:

(i) Tăng cỡ mẫu: cả về không gian lẫn thời gian. Việc tăng cỡ mẫu của mô hình sẽ làm tăng độ tin cậy của ước lượng. Trong các công ty không niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, có nhiều công ty lớn có báo cáo tài chính

được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín. Do hạn chế về thời gian nên tác giả không thể tập hợp hết các công ty này. Trong tương lai, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là tập hợp tất cả các công ty dược phẩm tại Việt Nam có báo cáo tài chính được kiểm toán.

(ii) Cải thiện mô hình: hiện nay trên thế giới có một mô hình phổ biến

được sử dụng rộng rãi nhằm khắc phục hiện tương nội sinh, đó là mô hình SEM. Đây là một mô hình kết hợp giữa phân tích khám phá và phân tích hồi quy. Đồng thời đây là một mô hình phi tham số, do đó nó được đánh giá là cực kỳ thích hợp để sử dụng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế. Thực tế, có một vài nghiên cứu về đề tài này đã được thực hiện bằng mô hình SEM. Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả là sử dụng mô hình SEM để xác định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

(iii) Cải thiện các thước đo: qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng lại có nhiều thước đo khác nhau và các thước đo này phù hợp ở một mức độ nhất định với bối cảnh nghiên cứu. Do

đó cần có một thước đo đa chiều để đo lường các nhân tố tác động này. Theo

đó, mô hình nghiên cứu tiếp theo sẽ cần phải sử dụng thước đo đa chiều cho những nhân tố như vậy.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã tổng hợp các kết quả thống kê mô tả cũng như kết quả ước lượng theo mô hình FEM và REM. Kiểm định Hausman đã xác đinh rằng mô hình REM phù hợp và chặt chẽ hơn. R bình phương của mô hình tiệm cận với các nghiên cứu trước đây. Các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp, dòng tiền từ

hoạt động kinh doanh và chu kỳ hoán chuyển tiền mặt. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nêu ra một số hàm ý chính sách đối với doanh nghiệp và Nhà nước. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên các hạn chế của mô hình và hướng nghiên cứu tiếp theo.

KT LUN

Bài nghiên cứu tập trung vào xác định các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành dược phẩm tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và chu kỳ chuyển hoán tiền mặt có tác động đến nhu cầu vốn lưu động. Khả năng giải thích của mô hình đạt mức 26,85%, tương đương với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về đề tài này. Hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài này là mở rộng cỡ mẫu và sử dụng các mô hình hiện đại hơn để giải quyết vấn đề nội sinh cũng như cải thiện khả năng đo lường các nhân tố tác động.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Arnold, G. (2008). Corporate financial management, 4th edition. Pearson Education.

[2] Besley, S. & Brigham, E.F. (2008). Essential of Managerial Finance, 14th edition. Thomson South-Western, USA, pp. 566-567.

[3] Brigham, E.F. & Ehrhardt, M.C. (2008). Financial Management: Theory and Practice, 20th edition. Thomson South-Western, USA, pp. 775. [4] Deloof, M (2003). “Does working capital management affect profitability

of Belgian firms?”, Journal of Business Finance & Accounting, 30(3- 4), pp. 573-588

[5] Filbeck, G., & Krueger, T. M. (2005). “An analysis of working capital management results across industries”. American Journal of Business, 20(2), 11-20.

[6] Gill, A. (2011). “Factors that influence working capital Requirements In Canada”. Economics and Finance Review, 1(3), 30-40.

[7] Gitman, Lawrence J., Roger Juchau, and Jack Flanagan. Principles of managerial finance. Pearson Higher Education AU, 2010.

[8] Hawawini, G., Viallet, C., & Vora, A. (1986). Industry influence on corporate working capital decisions.

[9] Hill, M. D., Kelly, G. W., & Highfield, M. J. (2010). “Net operating working capital behavior: a first look”. Financial Management, 39(2), 783-805.

[10] Lamberson, M. (1995). “Changes in working capital of small firms in relation to changes in economic activity”. American Journal of Business, 10(2), 45-50.

[11] Lawrence J. Gitman & Charles E. Maxwell, “Financial Activities of Major U.S. Firms: Survey and Analysis of Fortune’s 1000”, Financial Management (Winter 1985), pp. 57-65.

[12] Nazir, M. S., & Afza, T. (2009). “Working capital requirements and the determining factors in Pakistan”. IUP Journal of Applied Finance, 15(4), 28-38.

[13] Sanger, J.S. (2011). “Working capital: a modern approach”, Financial executive, 17(7), pp. 69

[14] Smith, K. V. (1973). “State of the art of working capital management”.

Financial Management, 50-55.

[15] Van Horne, J. C., & Wachowicz, J. M. (2008). Fundamentals of financial management. Pearson Education.

[16] Weinraub, H. J., & Visscher, S. (1998). “Industry practice relating to aggressive conservative working capital policies”. Journal of Financial and Strategic Decision, 11(2), pp. 11-18.

[17] Weston, J. & Brigham, E. (1981). Managerial finance, 7th edition. Dryden Press, Hinsdale, IL.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 89 - 94)