Mô hình các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết tại Việt Nam:
Bảng 3.12. Tổng hợp dấu kỳ vọng và dấu của hệ số hồi quy Biến quan sát Dấu kỳ vọng Dấu của ma trận tương quan Dấu hệ số hồi quy
Quy mô doanh nghiệp (+) (-) (-)
Chu kỳ chuyển hoán
tiền mặt (+) (+) (+) Dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh (-) (-) (-)
Mô hình cho thấy quy mô doanh nghiệp và dòng tiền hoạt động có tác
động nghịch chiều lên nhu cầu vốn lưu động trong khi chu kỳ hoán chuyển tiền mặt có tác động cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Mức độ tác động của các biến độc lập như sau:
- Mỗi % tăng lên trong quy mô doanh nghiệp sẽ làm giảm nhu cầu vốn lưu động trên tổng tài sản trung bình bằng 4,7%.
- Mỗi ngày giảm được trong chu kỳ chuyển hoán tiền mặt sẽ giúp nhu cầu vốn lưu động trên tổng tài sản giảm trung bình 0,1%.
- Mỗi % tăng lên của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản sẽ giúp nhu cầu vốn lưu động trên tổng tài sản giảm trung bình 36,2%.
Trong các nghiên cứu về khoa học xã hội nói chung và kinh tế nói riêng, tác động qua lại giữa các biến quan sát là rất phức tạp. Hệ số tương quan bậc 0 (zero-order correlation) không kiểm soát được các tác động qua lại này nên nó không đại diện cho ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Ở đây hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với quy mô doanh nghiệp và dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh không có ý nghĩa thống kê nhưng nó vẫn có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động.
Quy mô doanh nghiệp
Quan hệ nghịch chiều giữa nhu cầu vốn lưu động và quy mô doanh nghiệp tuy không đúng với kỳ vọng dấu ban đầu nhưng kết quả này lại phù hợp với kết luận của Fazzari & Petersen (1993). Theo Fazzari & Petersen (1993), quy mô doanh nghiệp có tương qua nghịch chiều với nhu cầu vốn lưu
động.
Fazzari & Petersen (1993) lý giải rằng các doanh nghiệp có xu hướng duy trì kế hoạch đầu tư tài sản cốđịnh một cách ổn định. Việc đầu tư tài sản cố định không đúng mức hoặc đầu tư thiếu kế hoạch sẽ làm suy giảm khả
năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cùng ngành, đặc biệt là trong những lĩnh vực phụ thuộc vào công nghệ như dược phẩm, mỹ phẩm, y tế… Hơn nữa, một khoản đầu tư tài sản cố định thường kéo dài trong nhiều năm. Trong khoảng thời gian đó, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có dòng tiền ổn định để tài trợ cho hoạt động xây dựng, nghiên cứu.
Tài sản lưu động lại là loại tài sản có tính lỏng cao tức là có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt với một mức chi phí hợp lý. Do đó, theo Fazzari & Petersen (1993), trong điều kiện doanh nghiệp đang trong tình trạng bị hạn chế tài chính (financial constrained) doanh nghiệp sẽ giảm nhu cầu vốn lưu
động để có dòng tiền phục vụ cho hoạt động đầu tư tài sản cố định theo kế
hoach đã định trước. Hay nói cách khác, tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu
động là hai lựa chọn đầu tư có tính loại trừ nhau trong trường hợp công ty có năng lực tài chính hạn chế. Thông thường, các công ty có xu hướng ưu tiên cho việc đầu tư tài sản cố định và hạn chế nhu cầu vốn lưu động để thực hiện mục tiêu này.
Chu kỳ chuyển hoán tiền mặt
Theo kết quả nghiên cứu, chu kỳ chuyển hoán tiền mặt có tác động thuận chiều với nhu cầu vốn lưu động. Kết luận này phù hợp với lý thuyết và kỳ vọng dấu ban đầu. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt là chỉ tiêu phổ biến để đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp quản trị vốn lưu động càng hiệu quả thì vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn do đó nhu cầu về vốn lưu động sẽ giảm nếu các yếu tố khác không đổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tập trung quản trị vốn lưu động là một hướng đi đúng đắn. Doanh nghiệp quản trị vốn lưu động càng hiệu quả
thì nhu cầu tài trợ cho vốn lưu động càng ít. Trong tình hình khó tiếp cận vốn vay ngân hàng và lãi suất các khoản vay nợ quá cao như hiện nay thì đây là một hướng đi đúng đắn.
Tuy nhiên mức độ tác động khá nhỏ của chu kỳ chuyển hoán tiền mặt
đến nhu cầu vốn lưu động là một yếu tố cần phải cân nhắc khi ra quyết định. Việc cắt giảm chu kỳ chuyển hoán tiền mặt luôn đi kèm với những chi phí hữu hình và vô hình. Ví dụ như việc trì hoãn thanh toán hóa đơn cho người bán sẽ làm mất khoản lợi nhuận thu được từ chiết khấu thanh toán cũng như
làm xấu đi mối quan hệ với nhà cung cấp. Do đó, nhà quản lý cần phải cân nhắc lợi ích và chi phí của quyết định quản trị vốn lưu động.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Theo kết quả phân tích hồi quy, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có tác động nghịch chiều lên nhu cầu vốn lưu động, điều này đúng với kỳ vọng dấu ban đầu . Kết luận này phù hợp với các nghiên cứu của Nazir & Afzar (2009) và Amarjit Gill (2011).
Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh suy giảm, doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn nội sinh để tài trợ cho các tài sản lưu động cần thiết cho hoạt
động hằng ngày của doanh nghiệp. Trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có thể tăng giảm với tốc độ nhanh chóng theo thời gian thì nhu cầu về
tài sản lưu động của doanh nghiệp không thể tăng giảm theo một cách tương
ứng. Lý do là vì doanh nghiệp không thể thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh của mình một cách tức thời theo đó nhu cầu về tài sản lưu động cũng khó có thay đổi đột biến. Sự chênh lệch này sẽ tạo ra một khoảng trống tài trợ
(financing gap) cần phải được bù đắp, đây chính là nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của doanh nghiệp.
Tóm lại, các doanh nghiệp có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh suy giảm sẽ có nhu cầu tài trợ cho tài sản lưu động bằng các nguồn vốn khác, điều này làm tăng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Các nhân tố vĩ mô
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố vĩ mô như tổng sản lượng, lạm phát và lãi suất vay ngắn hạn không có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Filbeck & Krueger (2005). Điều này không có nghĩa là các nhân tố vĩ mô không ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản lý mà nó có thể mang hàm ý rằng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp khó có thể thay đổi một cách nhanh chóng.
Để kết luận chính xác hơn về tác động của các nhân tố vĩ mô đến nhu cầu vốn lưu động ta cần thực hiện những nghiên cứu trong khoảng thời gian rộng hơn, trải qua các chu kỳ kinh tế khác nhau.