6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.4. Đối với Chính phủ
a. Chính phủ cần khuyến khích thành lập hiệp hội ngành nghề
Để tạo ra sự gắn kết trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài – trong đó có bên cung ứng vốn là ngân hàng. Chính phủ nên khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề. Các hiệp hội sẽ tự thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư, dự báo phát triển ngành…Để hoạt động có hiệu quả, các hiệp hội nên hoạt động độc lập về mặc chính trị với mục tiêu là phục vụ cho sự phát triển đi lên của ngành.
b. Chính sách, quy chế phải rõ ràng, minh bạch
với quy định, hướng dẫn chi tiết. Quản lý và quy hoạch đất đai là một lĩnh vực yếu của Việt Nam từ trước đến nay và đó là nguyên nhân để làm tình trạng nợ xấu. Tình trạng chậm trễ trong việc cấp phát quyền sử dụng đất cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho khoản nợ của ngân hàng có tính lưu hoạt chậm không có khả năng thanh lý. Luật Phá sản ra đời hơn 10 năm nhưng hầu như ít doanh nghiệp Việt Nam có thể phá sản. Điều đó không phản ánh rằng mọi doanh nghiệp ở Việt Nam đều là khỏe mạnh mà lại phản ánh rằng Luật Phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam không có tính thực tiễn. Nhiều doanh nghiệp lẽ ra sẽ phá sản nhưng không thực hiện được và vì vậy kết quả là các khoản nợ xấu vẫn còn nguyên trên tài khoản của ngân hàng.
c. Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài tòa án
Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt
động thu hồi nợ ngoài tòa án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa các hoạt động này. Tạo
điều kiện pháp lý tốt nhất cho các công ty xử lý nợ có thể chủ động phát mãi tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mãi các tài sản cầm cố, thê chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, phát mãi các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.
d. Tạo điều kiện để thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá
Do vai trò của công tác thẩm định giá đối với hoạt động của các ngân hàng ngày càng quan trọng nên việc thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá là cần thiết trong thời gian sắp tới. Doanh nghiệp thẩm định giá với khả năng chuyên môn sâu và rộng của mình sẽ thay cho các ngân hàng chịu trách nhiệm về việc thẩm định giá trị các tài sản thế chấp, cầm cố, các dự án đầu tư, giá trị doanh nghiệp…một cách chính xác, trung thực, hợp pháp nhằm giải quyết toàn bộ những khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải. Vì vậy,
Chính phủ cần nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt
động thẩm định giá, tạo điều kiện dễ dàng hơn để thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá
e. Chính Phủ và các cơ quan ngang Bộ cần nghiên cứu ban hành các văn bản Luật, các quy định về những vấn đề mới, mang tính cấp thiết
đối với hoạt động tín dụng
Ban hành các văn bản quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các công ty cổ phần để các NHTM dựa vào đó quy định báo cáo tài chính của các công ty khi vay vốn phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, là điều kiện không thể thiếu khi vay vốn.
- Xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản… là cơ sởđể so sánh, đánh giá dự án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã nêu được mục tiêu phát triển tín dụng doanh nghiệp của Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam trong thời gian đến. Trên cơ
sở những hạn chế hướng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai, chương 3 đã đưa ra các giải pháp cụ
thể về chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng… nhằm thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh
Bên cạnh đó, chương 3 cũng đề xuất các kiến nghị đối với phía Doanh nghiệp, Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai, đối với Chính Phủ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai thực hiện hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước lớn trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, Agribank Khu kinh tế mở
Chu Lai đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế của tỉnh. Trong nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác
động của các quy luật kinh tế khách quan chắc chắn có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, hoạt động tín dụng – hoạt
động chủ yếu của các ngân hàng hiện nay sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng không kém những thách thức xảy ra.
Rủi ro tín dụng là một thực tế khác quan, song hoạt động ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm có tác động lớn đến hoạt động kinh tế xã hội. Do vậy, quản lý giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là hoạt
động tín dụng luôn là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý. Tại Việt Nam môi trường kinh doanh này đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của quá trình hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Để đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa, mỗi ngân hàng cần phải được khuyến khích áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong giám sát và quản trị rủi ro tín dụng. Trên cơ sở các chuẩn mực chung, các ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp, một quy trình quản trị rủi ro thực tế và hiệu quả, một cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng được giám sát chặt chẽ. Hệ thống các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và quy trình tín dụng không chỉ phát hiện và ngăn ngừa rủi ro mà còn phải thường xuyên kiểm soát được chất lượng tín dụng, làm cơ sở cho việc hình thành quỹ dự phòng và giúp cho ngân hàng có đủ khả năng chủđộng đối phó với các rủi ro xảy ra
Hạn chế của đề tài là chỉ tập trung nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong doanh nghiệp – môi trường kinh doanh đặc thù của các ngành trong khu kinh tế mở Chu Lai của tỉnh Quảng Nam, chưa đề cập đầy đủ các rủi ro tín dụng bán lẻ - khu vực cá thể tư nhân, và những đặc thù trong ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu có những hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo thường niên của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam 2011-2013
[2] Chuyên ngành Tài chính ngân hàng - Khoa Sau đại hoc - Đại học kinh tế Đà Nẵng (2013), Tài liệu dành cho lớp cao học.
[3] TS Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng ,NXB Thống kê [4] TS Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.
[5] Đỗ Văn Độ (2007), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại nhà nước thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, 76 (15),tr.20-27. [6] PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB
Thống kê, Trường đại học Kinh tế Quốc Dân .
[7] Ngô Quang Huân (1998), Quản trị rủi ro, nhà xuất bản Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Lê Văn Hùng (2007), “ Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng – nhìn từ góc độđạo đức”, Tạp chí ngân hàng.
[9] Trịnh Thanh Huyền (2007) “Để ngân hàng vươn ra biển lớn. Điều trị “căn bệnh” nợ xấu của NHTM”, Tạp chí Tài chính .
[10] PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[11] PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
[12] TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình tín dụng và thẩm định TDNH, NXB Thống kê.
[13] PGS. TS Nguyễn Thị Phương Liên (2010), Quản trị tác nghiệp NHTM,
[14] Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Thị Nhung (1997), “Về rủi ro tín dụng ở
các NHTM trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí ngân hàng.
[15] PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị NHTM, NXB tài chính. [16] Võ Mười – NHNN (2007), “Để thực hiện hiệu quả việc cơ cấu lại thời
hạn trả nợ”, Tạp chí Ngân hàng, 78 (6), tr 10-16.
[17] Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng.
[18] Lê Thị Phương Ngọc (2007), Quản trị RRTD trong cho vay DN vừa và nhỏ tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh
[19] Châu Văn Phúc (2013), Quản trị RRTD trong cho vay DN tại NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội - Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Thành phốĐà Nẵng.
[20] Lê Hồng Tuấn (2013), Quản trị RRTD đối với DN tại NHTMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Thành phốĐà Nẵng.
[21] PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.