6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng doanh nghiệp
Hoạt động kiểm soát RRTD DN tại Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai
được thực hiện thông qua việc kết hợp sử dụng các biện pháp né tránh, giảm thểu, chuyển giao và chấp nhận rủi ro phù hợp với từng trường hợp khoản vay/khách hàng cụ thể nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại.
v Né tránh rủi ro:
Kỹ thuật này được thể hiện khá rõ nét thông qua chính sách tín dụng qua từng thời kỳ của Agribank Khu kinh tế mở Chu Lai. Mục tiêu chính sách nhằm chọn lọc khách hàng vay vốn, chủ động né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả
phân nhóm cho từng khách hàng, khách hàng sẽ được Agribank Khu kinh tế
mở Chu Lai phân thành 04 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể
theo từng nhóm. Các khách hàng thuộc các nhóm khác nhau sẽ được áp dụng chính sách cho vay, mức tài sản đảm bảo khác nhau, thẩm quyền phê duyệt khoản cấp tín dụng cũng sẽ khác nhau… Chi nhánh đã từ chối cấp tín dụng
đối với những hồ sơ không đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cấp tín dụng như
không có phương án sử dụng vốn rõ ràng, hiệu quả, có lịch sử nợ xấu, không có biện pháp bảo đảm phù hợp, không đáp ứng được tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án, hay khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đóng tàu, …
v Giảm thiểu rủi ro
Việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với khoản vay/khách hàng vẫn chưa được chi nhánh thực hiện triệt để. Việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi khách hàng có sự chậm trễ trong việc trả nợ làm cho khả năng phòng ngừa tổn thất bị giảm xuống thấp. Theo quy định, định kỳ cán bộ QHKH phải kiểm tra, đánh giá lại khách hàng và thu nhập chứng từ sử dụng vốn, tuy nhiên, công tác này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc mà chỉ mang tính chất hình thức trên cơ sở tiếp xúc khách hàng tại Ngân hàng.
Việc trích lập DPRRTD vẫn được chi nhánh thực hiện theo đúng quy
định của NHNN và của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai. Tuy nhiên do chi nhánh chi nhánh không thường xuyên đánh giá lại khách hàng/khoản vay để
trích lập dự phòng mà căn cứ vào chấm điểm khách hàng nên việc trích lập dự
phòng chưa phù hợp với mức độ rủi ro thực tế của ngân hàng.
Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những RRTD rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của cán bộ QHKH mà thẩm định tín dụng không thể
lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ
nâng cao tính trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do
đó chi nhánh cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay đa dạng các hình thức như thế chấp tài sản bằng bất động sản, động sản, quyền đòi nợ, hàng tồn kho, cầm cố sổ tiết kiệm, tài sản của bên thứ ba hoặc đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay…, qua đó góp phần giảm thiểu tổn thất khi xảy rủi ro xảy ra. Tại chi nhánh, tỷ lệ cho vay có TSĐB chiếm tỷ trọng khoảng 87%, còn lại 13% là các khoản cho vay tín chấp thuộc các đối tượng khách hàng được Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai áp dụng chính sách tài sản đảm bảo theo quy định của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai như các khách hàng xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên. Cụ thể khách
hàng A được áp dụng chính sách tài sản đảm bảo là 50%; AA là 30% và AAA là tín chấp hoàn toàn.
Bảng 2.7. Tỷ lệ tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp
ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ST % ST % ST % Dư nợ doanh nghiệp 1.689,2 100 1.872,8 100 2.181 100 v Dư nợ có TSĐB 1.520,2 90 1.648 88 1.897,5 87 v Dư nợ không có TSĐB 168.9 10 224,7 12 283,5 13
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai )
Tuy nhiên, việc định giá TSĐB chủ yếu được định giá bởi cán bộ
QHKH và tham gia khảo giá trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chưa có một bộ phận, cơ quan chuyên trách về công tác định giá tài sản nên mức giá đưa ra nhiều lúc chưa chính xác dẫn đến cho vay vượt qua tỷ lệ
TSĐB cho phép của ngân hàng, gây rủi ro cho ngân hàng khi xử lý tài sản để
thu hồi vốn nếu khách hàng không trảđược nợ.
Ngoài ra vẫn còn tình trạng cho vay dựa chủ yếu vào giá trị TSĐB mà chưa chú trọng đến kế hoạch, hiệu quả phương án kinh doanh của khách hàng dẫn đến việc khách hàng kinh doanh thua lỗ và phát sinh nợ quá hạn/nợ xấu tại chi nhánh.
Tính thanh khoản của tài sản thấp, một số tài sản không có đầy đủ giấy tờ pháp lý về quyền sở hữu hay một số tài sản là quyền đòi nợ mà không kiểm soát chặt chẽ được nguồn thu cũng gây khó khăn cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ của chi nhánh khi rủi ro xảy ra.
Biện pháp đa dạng hóa được chi nhánh thực hiện khá tốt để giảm thiểu rủi ro cả về đa dạng hình thức cho vay và đa dạng hóa khách hàng. Việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tín dụng là tài trợ xuất khẩu thông qua phát
triển số lượng khách hàng này đã giúp cho doanh số cho vay và số lượng khách hàng DN của chi nhánh tăng cao qua các năm.
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh SL % SL % SL % 12/11 13/12 Số lượng KH DN 270 100 292 100 320 100 22 8 28 10 XNK 15 6 21 7 27 8 6 40 6 29 Xây lắp 17 6 18 6 20 6 1 6 2 11 TM-DV 181 67 182 62 197 62 1 1 15 8 BĐS 7 3 6 2 6 2 -1 -14 - 0 Khác 50 19 65 22 70 22 15 30 5 8
(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai)
v Chuyển giao rủi ro: Chi nhánh chỉ mới thực hiện chuyển giao RRTD thông qua việc mua bảo hiểm tài sản, còn đối với các nghiệp vụ mua bán nợ, sử dụng các công cụ phái sinh liên quan thì vẫn còn khá khiêm tốn.
Hiện tại các tài sản đảm bảo mà Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai nhận làm đảm bảo như Nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, …
đều được Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai yêu cầu bắt buộc mua bảo hiểm (như bảo hiểm cháy nổ nhà ở, nhà xưởng, bảo hiểm xe ô tô, máy móc thiết bị, bảo hiểm kho hàng…; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trên đường mà Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai là nhà tài trợ) nên đã phần nào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
v Chấp nhận rủi ro: RRTD mang tính tất yếu, không thể nào né tránh hay loại bỏ hoàn toàn trong khi chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng, ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích
xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Do lượng khách hàng của chi nhánh ngày càng nhiều và phân tán, đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động nên ngoài những nỗ lực, biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro, tổn thất đã thực hiện ở trên, chi nhánh cũng phải thường xuyên chấp nhận những số RRTD phát sinh trong quá trình hoạt động. Mức rủi ro mà chi nhánh gánh chịu là hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của chi nhánh.