Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu kinh tế mở chu lai quảng nam (Trang 87 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Nhìn chung, công tác quản trị RRTD của Agribank Khu Kinh tế mở

Chu Lai đã có những thay đổi rõ rệt so với trước đây, cụ thể là:

+ Agribank nói chung và Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai nói riêng

đang ngày càng nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình để nâng cao năng lực quản trị điều hành vì đó là điều kiện tiền đề trong tiến trình hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của Agribank Khu Kinh tế mở Chu Lai.

+ Phần lớn các cấp lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt

động tín dụng đối với sự sống còn của ngân hàng và sự cần thiết phải quản lý và kiểm soát RRTD, đặc biệt là trong công tác quản trị RRTD DN. Bởi hoạt

động tín dụng DN hiện nay tại Agribank chiếm gần 80% tổng dư nợ.

+ Chính sách tín dụng của Agribank được xây dựng chặt chẽ, khoa học giúp chi nhánh định hướng hoạt động cấp tín dụng theo mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ và đảm bảo hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt là tín dụng DN được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

+ Về hệ thống phân quyền phán quyết tín dụng doanh nghiệp, Agribank

đã xây dựng bộ máy xét duyệt hồ sơ theo các cấp từ Hội sở chính đến các chi nhánh và phòng giao dịch. Việc phân bổ hạn mức phán quyết cho từng cấp theo quy mô hoạt động tín dụng và đặc điểm quản lý của mỗi đơn vị kinh doanh. Điều này giúp hạn chế rủi ro, sai sót và tiêu cực trong quá trình xem xét, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng đã thực hiện được một số công tác nhằm nhận dạng, đánh giá, phòng ngừa giảm thiểu và tài trợ RRTD như xếp hạng tín dụng nội bộ; phân tích và thẩm định khoản vay, mua bảo hiểm tín dụng, trích lập DP RRTD,… Qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng DN nói riêng tại chi nhánh trong quá trình hoạt

động kinh doanh.

Những thành tựu mà CN đạt được như sau:

Thứ nhất: Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao nhưng tỷ lệ nợ xấu (Năm 2011: 0,2%; năm 2012: 0,4%; Năm 2013: 1.3%) duy trì ở mức thấp và nhỏ hơn 3% theo quy định của NHNN

Thứ hai: Chi nhánh đã xây dựng được chính sách KH dành riêng cho các DN với chính sách tín dụng về lãi suất, về tài sản đảm bảo hết sức linh hoạt, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, chia sẻ cơ hội hợp tác thành công nhờ vậy mà chi nhánh đã duy trì cho mình một khối lượng KH truyền thống nhất định.

Thứ ba: Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế để hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng. Hệ

thống này phát huy được hiệu quả tương đối cao trong việc phân loại KH để

giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro.

Thứ tư: Công tác thu hồi và xử lý nợ có nhiều tiến bộ. Việc phân loại và tìm ra bản chất của các loại rủi ro được tiến hành một cách nhanh chóng.

Thứ năm: Công tác phòng ngừa hạn chế, khắc phục RRTD được đánh giá tốt và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT khu kinh tế mở chu lai quảng nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)