Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế môn bài tại cục thuế thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 38 - 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố chủ quan

a.Cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý

Bộ máy quản lý thuế có vai trò quyết định đến toàn bộ hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thuế đƣợc tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý thuế thì sẽ phát huy đƣợc tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống. Ngƣợc lại, một cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp sẽ kìm hãm, làm suy yếu tổ chức, và hạn chế tác dụng của bộ máy.

Đối với thuế môn bài, mặc dù số thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nội địa, tuy nhiên đối tƣợng nộp thuế lại rất lớn, quy mô và phạm vi rất khác nhau. Chính sự đa dạng trong đối tƣợng nên việc phân cấp quản lý mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong hiệu quả quản lý thuế môn bài.

b.Trình độ năng lực của cán bộ ngành thuế

Cán bộ quản lý là ngƣời lao động quản lý bao gồm tất cả các cá nhân thực hiện những chức năng nhất định trong bộ máy quản lý của một hệ thống. Đội ngũ cán bộ quản lý giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ thống quản lý. Để nâng cao hiệu lực của bộ máy nói chung và thuế nói riêng, việc lựa chọn, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu công việc, có vai trò rất quan trọng.

Chất lƣợng của quản lý thuế phụ thuộc vào trình độ cán bộ, việc bố trí nhân lực cho các khâu để quản lý các đối tƣợng nộp thuế trong quy trình một cách hợp lý.

Đối với các nƣớc có trình độ quản lý thuế tiên tiến thì tỷ lệ cán bộ bố trí nhân lực cho các khâu xử lý tờ khai và kế toán thuế chiếm 14-22%, khâu tuyên truyền và dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế là 12-24%, khâu thanh tra, kiểm tra chiếm từ 24-40%, khâu quản lý và cƣỡng chế nợ thuế là 12-17%.

Bảng 1.1. Tỷ lệ cán bộ bố trí theo chức năng ở một số nước

Quốc gia TT-HT NNT KK-KKT Thanh tra, kiểm tra Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ Khác Canada 8 17 26 17 32 Hoa Kỳ 24 14 27 12 23 Newzeland 19 22 24 14 21 Singapore 20 15 40 13 12

(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế)

Trong bố trí cán bộ, tỷ lệ cán bộ trực tiếp quản lý thuế phải chiếm tỷ trọng cao thông thƣờng khoảng 80%, tỷ lệ cán bộ làm công tác phục vụ, quản lý nội bộ ngành khoảng 20%. Đồng thời phải xác định đƣợc các khâu trọng yếu của quản lý thuế và bố trí cán bộ phù hợp.

Cùng với xác định tỷ lệ cán bộ ở các khâu thì cũng cần bố trí cán bộ có trình độ phù hợp vào quản lý các đối tƣợng và các khâu công việc. Trong quản lý đối tƣợng nộp thuế gồm doanh nghiệp, hộ cá thể, cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân, đối tƣợng nộp phí, lệ phí thì quản lý doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ phải có trình độ cao, có kiến thức đầy đủ về tài chính, kế toán, am hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ thuế nói chung và đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quản lý thuế đối với doanh nghiệp nói riêng phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, thực chất, theo hƣớng chính quy hiện đại.

c.Cơ chế quản lý, phương thức quản lý

- Sự chuyển đổi cơ chế quản lý: từ cơ quan thuế tính thuế tới cơ chế ngƣời nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế đã ảnh hƣởng rất nhiều tới cơ cấu chức năng quản lý thuế và cả số kê khai, số tiền thu đƣợc của NSNN:

Cơ quan thuế tăng cƣờng công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho đối

tƣợng nộp thuế hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra và cƣỡng chế thuế có hiệu quả hơn đối với đối tƣợng nộp thuế có rủi ro cao;

Nâng cao hiệu quả công tác thuế: nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của ngƣời nộp thuế. Hiệu quả quản lý thuế còn thể hiện ở chỗ, khi đối tƣợng nộp thuế tăng lên nhanh chóng thì sẽ không gây áp lực cho cơ quan thuế, giúp tiết kiệm chi phí quản lý, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn;

Giúp giảm thủ tục hành chính, ngƣời nộp thuế tự chủ động và tạo điều kiện trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong việc kê khai thuế đối với Nhà nƣớc.

Tuy vậy, chính sự chuyển đổi này đòi hỏi ở quản lý thuế một cách chặt chẽ hơn do nguy cơ trốn lậu, thất thoát thuế lớn nếu trình độ dân trí thấp và không có biện pháp quản lý phù hợp. Mặt khác, cơ chế này đòi hỏi cao về cơ sở vật chất và trình độ quản lý của cơ quan Nhà nƣớc

- Sự chuyển đổi phƣơng thức kê khai: từ kê khai trên giấy sang kê khai điện tử làm thay đổi khá lớn trong việc tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trong từng khâu của quản lý thuế môn bài. Thực hiện kê khai qua mạng Internet, cơ quan thuế không còn phải nhập dữ liệu bằng tay, khắc phục đƣợc sự nhầm lẫn, sai sót; thông tin nhận đƣợc nhanh hơn, đáp ứng tốt hơn cho công tác quản lý; tiết kiệm đƣợc thời gian và nguồn nhân lực của khâu nhập liệu để tăng cƣờng bố trí cho các khâu quản lý trọng yếu khác hay tinh giản biên chế cơ quan.

Đối với tờ khai thuế môn bài, việc kê khai qua mạng đã đƣợc thực hiện, ngƣời nộp thuế thực hiện kê khai lúc mới ra kinh doanh. Khi không có sự thay đổi trong vốn kinh doanh hay thu nhập làm thay đổi bậc thuế môn bài thì không phải nộp lại tờ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý. Vì vậy, việc quản lý thuế môn bài phụ thuộc rất lớn vào ý thức, hiểu biết của ngƣời nộp thuế và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu đề tài với các nội dung cơ bản sau:

Luận văn đã tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung cơ bản về thuế môn bài và quản lý thuế môn bài. Quan trọng nhất là làm rõ đƣợc những nội dung trong quản lý thuế môn bài bao gồm: Tuyên truyền - hỗ trợ ngƣời nộp thuế; Giải quyết thủ tục hành chính thuế; Kiểm tra thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, thi hành quyết định hành chính thuế. Trên cơ sở đó đặt ra những mục tiêu cần đạt đƣợc khi quản lý thuế theo các nội dung trên. Đây là cơ sở để đi vào so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn tại Chi cục Thuế Thanh Khê, những vấn đề đặt ra trong chính sách khi áp dụng vào thực tiễn có thực sự hợp lý không. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý thuế môn bài tác động nhƣ thế nào trên một địa bàn cụ thể và tại một thời gian nhất định, qua đó thể hiện đƣợc năng lực quản trị của nhà lãnh đạo.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết ở chƣơng 1, luận văn sẽ phân tích thực trạng quản lý thuế môn bài tại Chi cục Thuế Thanh Khê thành phố Đà Nẵng trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ MÔN BÀI TẠI CHI CỤC THUẾ THANH KHÊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế môn bài tại cục thuế thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 38 - 42)