THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT easup, đăk lăk (Trang 57)

7. Bố cục đề tài

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK EASUP – DAK LAK

2.2.1. Đặc điểm khách hàng hộ kinh doanh vay vốn của chi nhánh Agribank Easup – Dak Lak

- Khách hàng hộ kinh doanh tại Agribank Easup - Dak Lak chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò chủ thể trên địa bàn Easup, tư duy về cơ chế thị trường, am hiểu về chính sách pháp luật còn rất hạn chế.

- Địa bàn cho vay khách hàng hộ kinh doanh tại Agribank Easup- Dak Lak rộng, giao thông đi lại khó khăn, giáp biên giới Campuchia, cách Buôn Ma Thuột 70 km , gồm 30 dân tộc sinh sống, khí hậu khắc nghiệt, nhưng phải đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn trung hạn để phát triển kinh tế trang trại, phục vụ chi phí đầu tư trồng cây lâu năm, xây dựng cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, kinh doanh vận tải, mua sắm phương tiện cơ giới để phục vụ nông nghiệp thu hoạch và sau thu hoạch.

Bảng 2.5. Số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại Agrbank EaSup – Dak Lak

Đơn vị tính: Hộ kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) Số HKD 615 689 12 904 31 1.102 22

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank- EASUP – DAK LAK)

- Số lượng hộ kinh doanh đang vay vốn tại chi nhánh Agribank EaSup – Dak Lak trong năm 2011 là 689 hộ kinh doanh tăng 12% so với năm 2010, sang năm 2012 do có chủ trương tăng trưởng tín dụng tại khu vực nông thôn,

và được ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn theo Nghị định 41 của Chính phủ nên đã có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh, trong năm 2012 số lượng hộ kinh doanh vay vốn tăng 215 hộ kinh doanh, tăng 31% so với năm 2011 và năm 2013 số lượng hộ kinh doanh tăng 198 hộ kinh doanh, tăng 22% so với năm 2012.

- Dư nợ hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak

Bảng 2.6. Dư nợ hộ kinh doanh tại Agribank Easup- Dak Lak

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng(%) Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 247.352 322.520 30,38 383.886 19,02 Dư nợ hộ kinh doanh 197.881 274.142 24,89 333.980 21,82

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank- EASUP – DAK LAK)

Tình hình cho vay của Agribank EaSup – Dak Lak từ năm 2011 đến 2013 được thể hiện qua bảng 2.5, tốc độ tăng trưởng dư nợ hộ kinh doanh năm 2012 khá cao so với năm 2011 là 25 %, năm 2013 tốc độ tăng trưởng chậm lại chỉ 22 % so với năm 2012 vì tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ trên địa bàn huyện EaSup – Dak Lak, tốc độ tăng trưởng hộ kinh doanh tại chi nhánh Agribank EaSup - Dak Lak được thể hiện như sau:

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2011 2012 2013 Tổng dư nợ Dư nợ HKD tỷ đồng

Biểu đồ 2.5. Dư nợ hộ kinh doanh của Agribank EaSup Dak Lak - Dư nợ hộ kinh doanh theo ngành nghề

Bảng 2.7. Dư nợ hộ kinh doanh theo ngành nghề

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng (%) Năm 2012 Tốc độ tăng (%) Năm 2013 Tốc độ tăng (%) Tổng dư nợ HKD 157.543 197.881 25,60 274.142 38,53 333.980 21,82 1.Nông, lâm, ngư nghiệp 88.066 118.134 34,14 180.385 52,69 234.787 30,15 Tỷ trọng(%) 55,9 59,7 65,8 70,3 2.Tiểu thủ CN, chế biên 3.308 2.770 -16,26 2.467 -10,94 1.001 -59,43 Tỷ trọng(%) 2,1 1,4 0.9 0,3 3. Vận tải, xây dựng 16.226 20.381 25,60 27.140 33,16 35.067 29,20 Tỷ trọng(%) 10,3 10,3 9,9 10,5 4. Thương mại, dịch vụ 39.700 46.897 18,12 50.167 6,97 53.102 5,85 Tỷ trọng(%) 25,2 23,7 18,3 15,9 5.Ngành khác 10.240 9.696 -5,32 10.143 4,61 7.013 -30,86 Tỷ trọng(%) 6,5 4,9 3,7 2,1

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank- EASUP – DAK LAK)

cho vay các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp- chế biến; thương mại dịch vụ; đều giảm dần qua các năm, do tình hình kinh doanh không thuận lợi trên địa bàn huyện, sức mua, tiêu thụ hàng hóa kém, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế của tỉnh Dak Lak. Riêng Riêng ngành nông, lâm và ngư nghiệp thì tăng trưởng vượt bậc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hộ kinh doanh, năm 2013 chiếm tỷ trọng là 70.3%. Sở dĩ ngành nghề này chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ hộ kinh doanh là vì được chủ trương của chính phủ, ngân hàng nhà nước, Agibank được vay với lãi suất ưu đãi hơn những ngành nghề khác, sản phẩm đầu ra có giá bán tốt hơn.

ĐVT:Tỷ đồng 0 50 100 150 200 250 2011 2012 2013

Nông, lâm, ngư nghiệp Tiểu thủ CN, chế biến Vận tải, xây dựng Thương mại, DV Ngành khác

Biểu đồ 2.6. Dư nợ HKD theo ngành nghề

2.2.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank Easup – Dak Lak

- Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng tín dụng và luôn có sự điều chỉnh về chính sách cho vay cho phù hợp với những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay.

- Chi nhánh Agribank Easup – Dak Lak quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5% đến năm 2013 và đến

2015 kiểm soát dưới 2%. (chi tiết được trình bày bảng 2.8 )

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu hộ kinh doanh của chi nhánh

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Nợ xấu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Dư nợ nhóm 3 2.500 52.92 1.650 43.73 4.449 68.98 Dư nợ nhóm 4 2.000 42.33 1.173 31 1.200 18.6 Dư nợ nhóm 5 224 4.74 950 25.17 800 12.4 Tổng cộng 4.724 100 3.773 100 6.449 100 Tổng dư nợ 197.883 274.142 333.980 Tỷ lệ nợ xấu 2.38% 1.52% 1.93%

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank- EASUP – DAK LAK)

Chi nhánh Agribank EaSup – Dak Lak có xác định mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là xây dựng tỷ lệ nợ xấu dưới 2.5% trong khoảng thời gian 2011-2013, nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể, vì đây chỉ là tỷ lệ nợ xấu nói chung trong hoạt động cho vay, mà phải đưa ra mục tiêu làm sao để chi nhánh kiểm soát được mức độ thiệt hại rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh.

2.2.3.Công tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

a. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak

Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup – Dak Lak thực hiện theo mô hình quản trị phân quyền trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc tín dụng được điều hành tập trung của

Agribank Việt Nam, các chi nhánh, phòng giao dịch, phòng tín dụng trực tiếp thực hiên các nghiệp vụ tín dụng, tự quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh, phòng giao dịch của mình.

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Mô hình QTRRTD tại Agribank EaSup- Dak Lak

* Giám đốc ( chi nhánh, phòng giao dịch ): Là người được Chủ tịch

HĐTV Agribank ủy quyền thường xuyên đối với việc ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay ‘QĐ 1071/QĐ-HĐTV-PC ngày 13/07/2011 của chủ tịch hội đồng thành Nam”. Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm tuân theo các quy định của Agribank về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, quy định về phân cấp phán quyết tín dụng và quy định về các biện pháp đảm bảo tiền vay. Giám đốc có thể trực tiếp ký hoặc ủy quyền từng lần hoặc thường xuyên cho phó giám đốc ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay. Việc ủy quyền này được thực hiện bằng văn bản và trên đó có ghi hạn mức phán quyết phê duyệt tín dụng được giao cho người ủy quyền, hạn mức được ủy quyền tối đa bằng 70% hạn mức phán quyết của giám đốc.

* Tổ tín dụng là bộ phận trực thuộc phòng tín dụng chi nhánh làm chức

năng tín dụng và thẩm định như sau: Giám đốc( Phó giám

đốc được ủy quyền)

Phòng giao dịch Tổ tín dụng Tổ thẩm định

Bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:

+ Trường hợp khoản vay thuộc trách nhiệm của bộ phận thẩm định thì CBTD chỉ thẩm định về các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ, khi đầy đủ hồ sơ chuyển tổ thẩm định.

+ Trường hợp thuộc trách nhiệm của mình thì CBTD tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định và lập báo cáo thẩm định, tái thẩm định trình tổ trưởng tổ tín dụng phê duyệt.

- Trưởng phòng (tổ trưởng tổ) tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do CBTD lập và xem xét. tái thẩm địnhn( nếu thấy cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc quyết định.

* Tổ thẩm định đối với chi nhánh loại 3 là bộ phận trực thuộc phòng tín

dụng do 1 phó trưởng phòng kinh doanh trực tiếp phụ trách, tổ thẩm định có chức năng sau:

- Cán bộ thẩm định nhận hồ sơ từ CBTD và tiến hành thẩm định đánh giá việc đáp ứng các điều kiện vay vốn, hiệu quả của dự án, mức độ rủi ro và đề xuất cho vay hay không cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay và các nội dung khác, lập báo cáo thẩm định trình tổ trưởng thẩm định phê duyệt.

- Tổ trưởng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể về việc cho vay hay không cho vay và trình giám đốc (phó giám đốc được ủy quyền) phê duyệt.

- Chuyển các khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh lên phòng thẩm định (Sang năm 2014 không còn phòng thẩm định, các khoản vay vượt quyền phán quyết chuyển lên phòng tín dụng) chi nhánh cấp trên (Agribank tỉnh Dak Lak) thực hiện thẩm định.

* Bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập trực thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh cấp trên (không thuộc biên chế tại chi nhánh, có chức năng kiểm tra công tác tín dụng, thẩm định tại chi nhánh theo định kỳ hoặc đột xuất), bộ phận này có trách nhiệm:

- Giám sát sự tuân thủ chính sách và pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Giám sát việc tuân thủ chính sách và quy chế tín dụng của Agribank. - Giám sát việc chấp hành hạn mức tín dụng và danh mục tín dụng, đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro nhìn từ goác độ của chi nhánh.

- Giám sát việc thực hiện quy trình bảo đảm tiền vay.

- Kiểm tra việc thực hiện quy trình cho vay và quy trình phê duyệt tín dụng.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý nợ xấu. - Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng vay vốn.

- Kiểm tra việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro và an toàn vốn tối thiểu

- Kiểm tra việc quản lý và lưu giữ hồ sơ tín dụng.

- Đưa ra các kiến nghị đối với ngân hàng cấp trên, trụ sở chính Agribank để cải thiện các nội dung thuộc chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tế phát sinh.

Nhìn chung bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Agribank EaSup –Dak Lak cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đảm bảo độc lập giữa bộ phận thẩm định tín dụng và quyết định cấp tín dụng tương đối phù hợp với thông lệ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại các ngân hàng thương mại.

nhân sự dẫn đến bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh hoạt động chưa hiệu quả, chủ yếu là thực hiện công việc đòi nợ khi khách hàng không trả được nợ gốc và lãi, khi khách hàng chây ỳ, cố tình lẫn tránh thì làm thủ tục kiện khách hàng ra tòa để thu hồi nợ, nhân viên trực tiếp thẩm định cũng là người quản lý món vay, thậm chí là người làm hồ sơ vay vốn, dẫn đến việc đánh giá không khách quan và gây ra rủi ro khi cấp tín dụng.

-Mô hình hiện tại chưa có sự tách bạch giữa 3 chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nhiệp, phòng kinh doanh của chi nhánh thực hiện đầy đủ 3 chức năng và không có sự phân công cho cán bộ đảm nhiệm từng chức năng chuyên biệt.

- Điểm mạnh của mô hình này là: gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản trị và thích hợp với mô hình ngân hàng có trình độ công nghệ chưa phát triển.

- Điểm yếu của mô hình này là: nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu chuyên sâu, việc quản trị hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu báo cáo thống kê từ chi nhánh cấp dưới hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách, quy trình tín dụng.

b. Chính sách tín dụng của Agribank

Chính sách tín dụng của Agribank là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do HĐTV của Agribank đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân trong phạm vi cho phép của NHNN Việt Nam.

Mục đích của chính sách tín dụng:

- Xác định những giới hạn áp dụng cho hoạt động tín dụng, đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Chính sách tín dụng được đưa ra nhằm đảm bảo mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp

thông lệ chung của quốc tế, không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vao quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của Agribank

Chính sách tín dụng xác định:

- Các đối tượng có thể vay vốn của Agribank

- Phương thức quản lý các hoạt động tín dụng - Những ràng buộc về tài chính

- Các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp - Nguồn vốn tiêu dùng để tài trợ cho hoạt động tín dụng

- Phương thức quản lý doanh mục cho vay

- Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau

c. Quy trình cho vay đối với hộ kinh doanh

Quy trình cho vay đối với hộ kinh doanh tuân theo quy trình tín dụng chung về cho vay của Agribank được ban hành theo quyết định 666/ QĐ- HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam, được chỉnh sửa theo quyết định 165/QĐ- HĐQT- TDHo ngày 01/03/2011 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam, quy trình cho vay được xác định như sau: tham khảo [PL02- sơ đồ quy trình tín dụng]

Bước 1: CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, bộ hồ sơ được quy định bởi điều 16 quyết định 666, lập phiếu giao nhận hồ sơ ghi rõ thời gian trả lời, số điện thoại liên lạc của khách hàng.

Bước 2: CBTD kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ, tự thẩm định trong trường hợp món vay trong quyền phán quyết, nếu vượt quyền phán quyết chuyển bộ hồ sơ đã đầy đủ cho bộ phận thẩm định.

Bước 3: phân tích, thẩm định hồ sơ vay vốn, bao gồm:

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý: Tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ pháp lý, đưa ra các kết luận về năng lực pháp luật dân sự và năng lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NNPTNT easup, đăk lăk (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)