Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý ATVSLĐ trong các doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp hòa khánh, quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý ATVSLĐ trong các doanh

thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe tại đơn vị.

Các thông tin về quy định ATVSLĐ sẽ là cơ sở để tất cả người sử dụng lao động và người lao động nắm được quyền và nghĩa vụ của mình. Các quy định này sẽ được cung cấp thông qua công tác tổ chức tuyên truyền. Người lao động nhiều trường hợp không biết những gì mình làm và môi trường làm việc của mình phải đạt những tiêu chuẩn quy định nhưng thực tế không được như vậy, nhờ công tác tuyên truyền, NLĐ có thể tham gia giám sát và thực hiện tốt hơn.

Tiêu chí phản ánh:

- Số lượng các đợt tuyên truyền về ATVSLĐ.

- Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về ATVSLĐ. - Tỷ lệ lao động đã được tuyên truyền về ATVSLĐ.

1.2.3. Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp doanh nghiệp

Theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì các đối tượng sau cần phải (bắt buộc) được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

* Người lao động bao gồm:

- Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Người lao động hành nghề tự do được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuê mướn, sử dụng.

* Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (gọi chung là người sử dụng lao động) bao gồm:

- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc

phân xưởng hoặc tương đương.

- Cấp phó của người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

* Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và công tác y tế ở doanh nghiệp

Với nhiệm vụ được giao là phụ trách chuyên sâu lĩnh vực này, người làm công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp có trách nhiệm nắm vững những kiến thức về ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống tác hại của môi trường lao động để tham mưu với NSDLĐ; đồng thời tổ chức triển khai đến NLĐ những kiến thức đó, để NLĐ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình.

Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ có 2 nội dung chính: - Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ;

- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp.

Cơ quan tổ chức sẽ bao gồm: Sở LĐTBXH với chức năng quản lý nhà nước về công tác này. Các cơ quan phối hợp bao gồm Liên đoàn lao động, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) …

Hình thức tổ chức đào tạo: chủ yếu đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại.

Tiêu chí:

- Số lượng các đợt tập huấn về ATVSLĐ cho các đối tượng trên. - Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ.

1.2.4. Tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động ở nước ta được thực hiện dưới các hình thức: Thanh tra Nhà nước, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới; tự kiểm tra của cơ sở và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp.

a. Thanh tra Nhà nước

Thanh tra về An toàn lao động (thuộc Bộ LĐTBXH); Thanh tra về vệ sinh lao động (thuộc Bộ Y tế). Thanh tra viên có quyền xử lý tại chỗ các vi phạm, có quyền đình chỉ hoạt động sản xuất ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thanh tra ATVSLĐ là một trong những hoạt động chuyên ngành của thanh tra Nhà nước về lao động. Trong số những nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được xếp hàng đầu. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước coi công tác quản lý ATVSLĐ là cực kỳ quan trọng.

Mục đích của thanh tra an toàn lao động là đảm bảo về tính mạng, sức khỏe đối với người lao động và đảm bảo an toàn về vận hành, sử dụng các phương tiện, thiết bị và nơi làm việc, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của sản xuất kinh doanh. Mục đích của thanh tra vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Hàng năm, Thanh tra Nhà nước về ATVSLĐ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm hoặc có khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm ATVSLĐ thì phải tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất.

b. Thanh tra địa phương, cấp ngành

Đặc điểm của môi trường làm việc là thường xuyên thay đổi vì nhiều yếu tố tác động liên tục và phương tiện làm việc, trang thiết bị, máy móc cũng dễ xảy ra sự cố bất thường trong quá trình vận hành vì nhiều lý do khác nhau, cho nên tại thời điểm này có thể đạt yêu cầu kỹ thuật ATVSLĐ nhưng chỉ sau thời gian ngắn lại không đảm bảo các tiêu chí an toàn nữa. Vì thế, các cấp ở địa phương hoặc ngành trong phạm vi quản lý của mình cũng phải tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về ATVSLĐ đối với cơ sở. Việc kiểm tra chủ yếu là để đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện đúng các biện

pháp ATVSLĐ trong sản xuất, không để ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

c. Tự kiểm tra của cơ sở sản xuất

Các cơ sở lao động phải định kỳ tiến hành tự kiểm tra về ATVSLĐ để đánh giá tình hình, phát hiện những sai sót, tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục. Hình thức tự kiểm tra của cơ sở là biện pháp quan trọng, chủ yếu nhất, đảm bảo tính kịp thời, tính phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ rủi ro của công tác quản lý ATVSLĐ. Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 quy định rõ một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- NSDLĐ phải quy định và tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ trong cơ sở lao động. Bảo đảm việc kiểm tra toàn diện được tiến hành tổ chức kiểm tra ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

- Bộ phận ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất có trách nhiệm kiểm tra về ATVSLĐ theo định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần các bộ phận sản xuất và những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm tra môi trường lao động; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động.

Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nước phải nắm rõ số lượng doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên, đột xuất. Từ kết quả thanh, kiểm tra phải đánh giá được tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra; tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và không chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra.

d. Vai trò của tổ chức Công đoàn

Ngoài 3 chủ thể trên, pháp luật còn quy định vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc kiểm tra công tác ATVSLĐ, Điều 9 và Điều 10 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 nêu rõ: “Tổ chức Công đoàn tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động cho người lao động tại nơi làm việc;

tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật”. Đồng thời

Công đoàn cấp trên tiến hành việc kiểm tra cấp dưới trong hoạt động ATVSLĐ.

Bên cạnh đó, Công đoàn còn có trách nhiệm giám sát các ngành, các cấp tương ứng, người sử dụng lao động, người lao động trong việc chấp hành ATVSLĐ. Công đoàn trong doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn hoạt động đối với mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

1.2.5. Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Công tác điều tra, thống kê là hết sức quan trọng, nhằm mục đích phân tích, xác định được các nguyên nhân tai nạn lao động, nguyên nhân mắc bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đó để ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương tự tái diễn, điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về ATVSLĐ, đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với những người liên quan đến tai nạn.

Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ

sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:

a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;

b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);.

Riêng đối với công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động được quy định rất chi tiết về quy trình, thủ tục, lưu trữ hồ sơ, thời hạn điều tra, thành phần tham gia điều tra tại Chương III, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Chương III Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, Đoàn điều tra tai nạn lao động sẽ được thành lập ở 3 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành và cấp cơ sở. Đoàn điều tra mỗi cấp có thể khác nhau về thành phần, phạm vi điều tra nhưng muốn công tác điều tra có hiệu quả thì dù cấp nào thực hiện cũng cần lưu ý những yêu cầu sau:

- Khẩn trương, kịp thời: Tiến hành điều tra ngay sau tai nạn xảy ra, lúc hiện trường nơi xảy ra còn được giữ nguyên vẹn, việc khai thác thông tin các nhân chứng cũng kịp thời.

- Bảo đảm tính khách quan: Phải tôn trọng trong sự thật, không bao che, không định kiến, không suy diễn chủ quan thiếu căn cứ.

- Cụ thể và chính xác: Phải xem xét một cách toàn diện, kỹ lưỡng từng chi tiết, tránh tình trạng qua loa, đại khái.

Có như vậy mới đưa ra được những kết luận đúng đắn về nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến vụ tai nạn.

Công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có được thực thi nghiêm túc không thể hiện qua tiêu chí đánh giá:

-Số lượng doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê tình hình tai nạn lao động theo quy định.

- Số liệu thống kê liên tục, phản ảnh rõ các tiêu chí ảnh hưởng đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để tìm ra nguyên nhân.

- Tỷ lệ tăng/giảm các vụ tai nạn lao động, tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề trong các doanh nghiệp.

1.2.6. Xử lý các vi phạm về An toàn, vệ sinh lao động

Hoạt động này là công việc cần thiết để bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ, chỉ có xử lý nghiêm các vi phạm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và người lao động. Các quy định của nhà nước rất chặt chẽ trong xử phạt về ATVSLĐ. Hiện nay, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22/8/2013 và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2013 quy định rất rõ về xử phạm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật ATVSLĐ sẽ bị phạt tiền, cấm hoạt động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động; buộc kiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Tuy nhiên, để các quy phạm pháp

luật đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi phải có sự đầu tư về vật chất và đồng lòng của tất cả các bên liên quan trong quan hệ lao động, đặc biệt là sự cam kết thực hiện pháp luật ATVSLĐ của NSDLĐ và NLĐ.

* Tiêu chí:

- Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về ATLĐ của các doanh nghiệp. - Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về VSLĐ của các doanh nghiệp.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng

lớn đến việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp. Mỗi địa phương, khu vực, vùng miền đều có đặc điểm khí hậu khác nhau, những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự vận hành lâu bền của các loại máy, thiết bị trong doanh nghiệp. Khi các yếu tố về điều kiện tự nhiên tạo ra những bất lợi cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe cho NLĐ cũng như bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị sẽ tăng thêm. Điều này là một trở ngại và là vấn đề cân nhắc của các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm để sản xuất, kinh doanh.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng là một nhân tố tác động đến

công tác quản lý ATVSLĐ của mỗi địa phương. Khi nhận thức của NSDLĐ và NLĐ đối với công tác này thật sự được nhìn nhận một cách nghiêm túc thì việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ sẽ mang tính hiệu quả cao, góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2. Nhân tố người sử dụng lao động (NSDLĐ)

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn

cho người lao động. Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận thức và

mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác. Để đảm bảo công tác quản lý ATVSLĐ được triển khai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp hòa khánh, quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)