6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp
Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó. Một phần trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khi làm việc của họ. Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởng đều thực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao.
Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện
nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp phải an toàn lao động, vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục; khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.
Quản lý về an toàn, vệ sinh lao động còn phụ thuộc vào những yếu tố thuộc về bản thân người lao động như:
- Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc
- Trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thường, có những đột biến về cảm xúc: vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt
- Vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm - Tính chủ quan do không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động đã được trang bị làm việc trong tình trạng mất ngủ, say rượu, sức khỏe không đảm bảo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Những năm qua, vấn đề ATVSLĐ luôn là một chính sách kinh tế, xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua mọi thời kỳ. Để đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về ATVSLĐ nói riêng được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy, đến nay chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về ATVSLĐ tương đối đầy đủ. Muốn hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, phải nghiên cứu và nắm rõ các quy định của Hiến pháp, Luật; các văn bản của Chính phủ, cho đến các văn bản hướng dẫn chi tiết của các Bộ, Ngành chức năng; các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, của địa phương và của doanh nghiệp. Ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động góp phần tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH, QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG