6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH, QUẬN LIÊN CHIỂU, TP. ĐÀ NẴNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
a. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; độ ẩm không khí trung bình là 83,4%.
Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam.
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
b. Tình hình kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn giai đoạn 2013-2016 ước tăng 11,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 55,98 triệu đồng (2.650 USD), gấp 5,4 lần năm 2003 và bằng 1,6 lần cả nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng từ “Công nghiệp - Dịch
vụ - Nông nghiệp” sang “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”.
Thay đổi của cơ cấu kinh tế ngành những năm qua đã chậm dần và đang thiên về dịch vụ. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP từ 55.51% (năm 2013) lên 58.64% (năm 2016), các ngành dịch vụ duy trì mức đóng góp 41 - 42%/năm, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm tương ứng từ 2.41% xuống 1.78% nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn, nhờ chuyển đổi mạnh cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của nền kinh tế giai đoạn 2013-2016 (theo giá so sánh năm 2013)
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản 2108 1985 2039 2105
Công nghiệp và xây dựng 48459 54429 58141 69465
Thương mại và dịch vụ 36728 40102 43393 48888
Tổng số 87295 96516 103573 118458
Bảng 2.2. Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thành phố Đà Nẵng (Đvt: %) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thay đổi 2013-2016
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản 2.67 2.28 2.22 2.22 -0.45
Công nghiệp và xây dựng 54.32 54.55 53.90 58.64 4.32
Thương mại và dịch vụ 43.01 43.17 43.87 39.58 -3.43
Lao động trong các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong các ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục chiếm đa số. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng năm 2016 có phần cao hơn năm trước; ngành nông nghiệp tiếp tục có tỷ trọng lao động giảm dần qua các năm.
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP ĐN
ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0.22 0.15 0.16 0.21
Công nghiệp và xây dựng 64.96 65.56 66.53 69.87
Thương mại và dịch vụ 34.82 34.29 33.31 29.92
Nhìn chung các ngành phi nông nghiệp vẫn chưa tạo ra được nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp trong khi tiềm năng còn rất lớn. Điều này cho
thấy có sự chênh lệch về năng suất lao động và thu nhập ngày càng lớn giữa các ngành kinh tế. Tuy nhiên về chất lượng theo Bảng 2.3 đã cho thấy năng suất lao động (giá trị GDP/lao động) nhóm ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng; trong khi đó, mặc dù thu hút nhiều lao động nhưng năng suất lao động nhóm ngành thương mại, dịch vụ có phần giảm xuống. Nhóm ngành công nghiệp, xây dựng là nhóm ngành thường xuyên thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động, do đó, việc chấp hành đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong nhóm ngành này cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm.
Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định, giai đoạn 2013-2016 giá trị sản xuất ước tăng 10,9%/năm (giá cố định 2014). Cơ cấu nội bộ ngành chuyển đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành sản xuất tiêu hao nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường (sắt thép, xi măng...), giá trị gia tăng thấp (chế biến, gia công thô: thực phẩm, dệt - may - giày, chế biến lâm sản...) và tăng tỷ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng cao (sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, sản
xuất vật liệu xây dựng từ khoáng phi kim loại...); từng bước đầu tư phát triển
một số sản phẩm công nghiệp chủ lực (thủy sản đông lạnh, dệt may, xi măng,
lốp ôtô, da giày).
Hạ tầng sản xuất công nghiệp được quan tâm đầu tư với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đến cuối năm 2013, đã đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh 06 KCN, tổng diện tích 1.141,8 ha, thu hút 347 dự án đầu tư, vốn đầu tư đạt 12.012 tỷ đồng và 830,5 triệu USD. Trong đó, giai đoạn 2013-2015 thu hút 78 dự án mới trong KCN (54 dự án trong nước), vốn đầu tư đăng ký đạt 2.186,9 tỷ đồng và 62,4 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: lốp ô tô, thép, bia, linh kiện điện tử…
ước tăng 4.6%/năm (giá cố định 2010) và được chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu, từng bước phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. Thành phố đã quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn đến năm 2017 (64,7 ha), mở rộng đến năm 2020 (338,3 ha); hình thành vùng trồng hoa, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sản xuất nấm ăn. Tập trung công tác giống lúa, năng suất tăng từ 57.6 tạ/ha năm 2013 lên 62 tạ/ha năm 2016. Vùng sản xuất rau an toàn La Hường (quận Cẩm Lệ) được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đạt 100-150 triệu đồng/ha/năm. Ngành chăn nuôi từng bước được tổ chức theo phương thức tập trung với quy mô hợp lý.
Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư, cải thiện với 100% hộ dân được sử dụng điện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; đã bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiệt hẻm; tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2013 ước đạt 76%.
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mô, đa dạng về loại hình, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của khu vực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá cố định 2014) giai đoạn 2013-2016 ước đạt 19,5%/năm, tỷ trọng đóng góp trong GDP (giá hiện hành) tăng từ 48% năm 2013 lên 53,5% ước năm 2016.
Kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cả về số lượng và tổng vốn. Giai đoạn 2013-2016, thành phố đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 20.659 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký đạt 64.303 tỷ đồng, tăng 11,3%/năm về số doanh nghiệp và 7%/năm về vốn và thu hút được 282 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư đạt 3,31 tỷ USD, tăng 17,5%/năm về số dự án và 25,6%/năm về vốn. Ước đến cuối năm 2013, thành phố có khoảng 12.474 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, tổng vốn đăng ký đạt 71.338 tỷ đồng và 160 dự án FDI đã đi
vào hoạt động, vốn thực hiện ước đạt 1,67 tỷ USD, chiếm 56,7% về số dự án và 50,5% về vốn.
Cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp dân doanh thành lập mới tăng mạnh. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách của thành phố, năm 2013, các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn đóng góp trên 27.000 tỷ đồng tổng sản phẩm xã hội (GDP, giá hiện hành), chiếm 59,4% GDP toàn thành phố, và đóng góp 2.580 tỷ đồng vào ngân sách địa phương, chiếm 60,5% tổng số nộp ngân sách của khối doanh nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI chiếm 30-31% sản xuất công nghiệp toàn thành phố, xuất khẩu chiếm 40-41% tổng kim ngạch, nộp ngân sách chiếm 23-24% số nộp ngân sách khối doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho 20% lao động của thành phố.
c. Khu Công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng hiện có 06 khu công nghiệp, được bố trí quanh thành phố, có 3 KCN lớn nhất là KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng và KCN Liên Chiểu thuộc địa bàn quận Liên Chiểu; KCN Hòa Cầm thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ và KCN Đà Nẵng (thường gọi là KCN An Đồn) với KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng thuộc địa bàn quận Sơn Trà. Các khu công nghiệp cách trung tâm thành phố không quá 15 km, đều nằm trên những trục đường giao thông chính, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trong đó, KCN Hòa Khánh được thành lập thứ hai ở Đà Nẵng trên cơ sở thực hiện mô hình phát triển kinh tế khu công nghiệp (KCN) của thành phố
Thành lập theo Quyết định 343/QÐ-TTg ngày 18/4/1998 của Thủ tuớng Chính phủ, là một phần của KCN Liên Chiểu - Hòa Khánh truớc đây và giao cho Công ty Hợp doanh Xây lắp và Kinh doanh nhà Quảng Nam - Ðà Nẵng làm chủ đầu tư với diện tích quy hoạch là 423,5 ha và tổng vốn đầu tư là
Năm 2000, KCN Hòa Khánh đuợc chuyển giao cho Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Ðà Nẵng làm chủ đầu tư.
Ngày 11/3/2002, UBND TP Ðà Nẵng có Quyết định số 1675/QÐ-UB thu hồi dất, giao đất cho Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Hòa Khánh giai đoạn 2 với diện tích là 111,5 ha.
Ngày 19/01/2009, diện tích KCN Hòa Khánh đuợc điều chỉnh xuống còn 365 ha theo Quyết định số 101/QÐ-TT của Thủ tuớng Chính phủ.
Hiện nay, KCN Hòa Khánh đuợc quy hoạch với tổng diện tích là 395,72 ha theo Quyết định số 7161/QÐ-UBND ngày 18/9/2009 của UBND thành phố Ðà Nẵng.
KCN Hòa Khánh nằm ở vị trí rất thuận lợi trong giao thương, cách cảng biển Tiên Sa 20 km, cách sân bay Quốc tế Ðà Nẵng 10 km, cách Trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10km về phía Nam, cách ga đuờng sắt 9 km. Phía Bắc giáp khu dân cư và Quốc lộ 1A, phía Nam giáp khu dân cư, phía Tây giáp chân núi Phuớc Tuờng, phía Ðông giáp Quốc lộ 1A.
KCN Hòa Khánh được quy hoạch để phát triển theo các nhóm ngành chuyên môn hóa khác nhau như dưới bảng 2.4.
Bảng 2.4. Các lĩnh vực đầu tư chính của các Doanh nghiệp tại KCN Hòa Khánh
KCN Diện tích
quy hoạch Lĩnh vực đầu tư
KCN
Hòa Khánh 395.72 ha
Cơ khí lắp ráp, điện tử, may mặc; Sản phẩm sau hóa dầu như bao bì, nhựa; Chế biến nông, lâm, hải sản; Vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô trung bình và nhỏ
Hiện nay KCN Hòa Khánh đang hoạt động tốt, số dự án vào KCN này là 226 dự án (tính đến ngày 31/12/2016) với tỷ lệ lấp là 100%, như bảng 2.2.
Bảng 2.5. Số liệu dự án của KCN Hòa Khánh tại thời điểm 31/12/2016 KCN Tổng số dự án Dự án trong nước Dự án nước ngoài DT đất CNghiệp (ha) DT đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Hòa Khánh 226 160 66 303.93 303.93 100
Nguồn: Ban quản lý Các KCN và Chế xuất TP Đà Nẵng
Số doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Hòa Khánh ngày càng tăng đã thu hút đáng kể lực lượng lao động vào làm việc. Tổng số lao động hiện có hơn 38.102 người, trong đó có 22.861 người là lao động ngoại tỉnh, chiếm tỷ lệ gần 60%. Số doanh nghiệp có hơn 3.000 lao động chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô doanh nghiệp tăng, số lao động ngày càng nhiều khiến cho công tác quản lý ATVSLĐ ngày càng phức tạp và khó khăn hơn. Trong số 66 dự án 100% vốn nước ngoài có khoảng 40% là của Nhật Bản, đây là những doanh nghiệp với quan điểm tích cực đối với con người, có chính sách về môi trường rõ ràng, tiến bộ và hay tiên phong trong hoạt động bảo vệ môi trường.
2.1.2. Doanh nghiệp, người sử dụng lao động
Pháp luật đã quy định rõ, người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong công tác ATVSLĐ. Việc đầu tư, duy trì công tác ATVSLĐ tốn kém không chỉ về kinh phí mà còn cả thời gian, công sức và cần có kiến thức chuyên sâu. Thực tế từ năm 2014 trở lại đây, các doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng đã cố gắng hoàn thiện môi trường làm việc, trang bị các máy móc thiết bị đảm bảo ATVSLĐ theo quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sản xuất khó khăn, nguồn vốn ít, quy mô nhỏ nên không thể cải thiện được.
Các doanh nghiệp Việt Nam trong KCN có 1/3 là những cơ sở sản xuất của gia đình như hợp tác xã, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh, sản
xuất tại nhà, sau khi có chủ trương quy hoạch của thành phố thì vào KCN; những doanh nghiệp thành lập sau này cũng chỉ ở quy mô nhỏ, ít vốn, số lao động khoảng 50 - 200 lao động, tập trung ở ngành nghề gia công sắt thép, sản xuất các sản phẩm gia dụng từ giấy, từ nhựa, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa. Chủ doanh nghiệp không qua đào tạo về quản lý mà chỉ cần có vốn là thành lập doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong nước ít chịu sự giám sát, ràng buộc của khách hàng nên nhà xưởng sản xuất, môi trường làm việc, công tác đầu tư, quản lý về ATVSLĐ gần như làm qua loa, lập hồ sơ để đối phó với cơ quan chức năng là phổ biến.
Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô lớn hơn, chủ doanh nghiệp tuy không điều hành trực tiếp nhưng yêu cầu người quản lý, điều hành thuê phải có trình độ, có kinh nghiệm và am hiểu luật pháp, đồng thời với nguồn vốn nhiều, ngay từ ban đầu đã thiết kế, đầu tư nhà xưởng đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu về ATVSLĐ, bên cạnh đó, sản phẩm thường xuất khẩu đi thị trường Châu Âu hoặc thuộc trong chuỗi cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia nên không chỉ yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm mà còn phải tuân thủ những chính sách về môi trường, về lao động nên môi trường làm việc, công tác quản lý về ATVSLĐ được triển khai bài bản hơn.
Pháp luật quy định các doanh nghiệp phải bố trí cán bộ phụ trách ATVSLĐ hoặc thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cũng là một nội dung nhằm tăng cường quản lý về công tác này. Hầu hết các doanh nghiệp có bố trí người phụ trách nhưng số cán bộ làm công tác ATVSLĐ được đào tạo chuyên sâu về bảo hộ lao động rất ít, chủ yếu chọn người ở bộ phận cơ điện, kỹ thuật để kiêm nhiệm thêm.
Một yếu tố nữa có nguyên nhân từ NSDLĐ nhưng ảnh hưởng đến công tác quản lý ATVSLĐ, đó là việc đầu tư dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị ban đầu của doanh nghiệp. Đánh giá chung về yếu tố này có thể phân chia