Doanh nghiệp, người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp hòa khánh, quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 45 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Doanh nghiệp, người sử dụng lao động

Pháp luật đã quy định rõ, người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong công tác ATVSLĐ. Việc đầu tư, duy trì công tác ATVSLĐ tốn kém không chỉ về kinh phí mà còn cả thời gian, công sức và cần có kiến thức chuyên sâu. Thực tế từ năm 2014 trở lại đây, các doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng đã cố gắng hoàn thiện môi trường làm việc, trang bị các máy móc thiết bị đảm bảo ATVSLĐ theo quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sản xuất khó khăn, nguồn vốn ít, quy mô nhỏ nên không thể cải thiện được.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong KCN có 1/3 là những cơ sở sản xuất của gia đình như hợp tác xã, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh, sản

xuất tại nhà, sau khi có chủ trương quy hoạch của thành phố thì vào KCN; những doanh nghiệp thành lập sau này cũng chỉ ở quy mô nhỏ, ít vốn, số lao động khoảng 50 - 200 lao động, tập trung ở ngành nghề gia công sắt thép, sản xuất các sản phẩm gia dụng từ giấy, từ nhựa, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa. Chủ doanh nghiệp không qua đào tạo về quản lý mà chỉ cần có vốn là thành lập doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ trong nước ít chịu sự giám sát, ràng buộc của khách hàng nên nhà xưởng sản xuất, môi trường làm việc, công tác đầu tư, quản lý về ATVSLĐ gần như làm qua loa, lập hồ sơ để đối phó với cơ quan chức năng là phổ biến.

Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô lớn hơn, chủ doanh nghiệp tuy không điều hành trực tiếp nhưng yêu cầu người quản lý, điều hành thuê phải có trình độ, có kinh nghiệm và am hiểu luật pháp, đồng thời với nguồn vốn nhiều, ngay từ ban đầu đã thiết kế, đầu tư nhà xưởng đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu về ATVSLĐ, bên cạnh đó, sản phẩm thường xuất khẩu đi thị trường Châu Âu hoặc thuộc trong chuỗi cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia nên không chỉ yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm mà còn phải tuân thủ những chính sách về môi trường, về lao động nên môi trường làm việc, công tác quản lý về ATVSLĐ được triển khai bài bản hơn.

Pháp luật quy định các doanh nghiệp phải bố trí cán bộ phụ trách ATVSLĐ hoặc thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cũng là một nội dung nhằm tăng cường quản lý về công tác này. Hầu hết các doanh nghiệp có bố trí người phụ trách nhưng số cán bộ làm công tác ATVSLĐ được đào tạo chuyên sâu về bảo hộ lao động rất ít, chủ yếu chọn người ở bộ phận cơ điện, kỹ thuật để kiêm nhiệm thêm.

Một yếu tố nữa có nguyên nhân từ NSDLĐ nhưng ảnh hưởng đến công tác quản lý ATVSLĐ, đó là việc đầu tư dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị ban đầu của doanh nghiệp. Đánh giá chung về yếu tố này có thể phân chia

như sau:

- Đối với các dự án có trước khi thành lập KCN và di dời vào KCN: Hệ thống máy móc thiết bị công nghệ cũ, do việc thu hút đầu tư vào KCN giai đoạn đầu quá chú trọng về số lượng, tăng tỷ lệ diện tích lấp đầy nên chưa có sự chọn lọc chất lượng dự án, nên đa số các dự án đầu tư có quy mô nhỏ và hàm lượng công nghệ không cao. Các doanh nghiệp này với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất sắt thép thủ công. Do công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ nên trong quá trình sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường KCN và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đồng thời môi trường, điều kiện làm việc cũng nhưng chính sách đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ cũng bị xem nhẹ.

- Đối với các dự án đầu tư mới sử dụng máy móc công nghệ trung bình chủ yếu khai thác nguồn lao động:

Là những dự án có quy mô đầu tư ở mức vừa và nhỏ, tập trung vào các ngành nghề như gia công hàng hóa, sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp như dệt may, sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng - sản phẩm nhựa, bao bì, gốm sứ. Những doanh nghiệp này nhìn chung máy móc thiết bị công nghệ đầu tư còn chắp vá, có từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước nên chất lượng sản phẩm chưa cao, không có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có ý thức trong việc cải tiến, nâng cấp hoặc đầu tư đổi mới từng bước một, đồng thời chú ý công tác quản lý, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về ATVSLĐ đối với NLĐ để khắc phục những hạn chế do dây chuyền sản xuất lạc hậu nên NLĐ vẫn được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn.

- Đối với các dự án đầu tư mới có máy móc thiết bị tương đối hiện đại, công nghệ tiên tiến:

Nhóm này bao gồm dự án quy mô lớn và có hàm lượng công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, ít sử dụng lao động phổ thông, đa số sử dụng

lao động có tay nghề cao. Các doanh nghiệp này đã tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Đà Nẵng, góp phần đáng kể trong thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhóm doanh nghiệp này không chỉ có dây chuyền công nghệ mới, an toàn mà còn có chiến lược phát triển bền vững, tự giác xây dựng và thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn về ATVSLĐ, đồng thời chú trọng trong công tác tuyên truyền, huấn luyện và giám sát NLĐ thực hiện tốt công tác này.

Thực hiện điều tra thực tế việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại 10 doanh nghiệp có số lượng lao động khác nhau trên địa bàn KCN Hòa Khánh gồm:

Bảng 2.6. Số doanh nghiệp được khảo sát về tình hình chấp hành pháp luật về ATVSLĐ

STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số lao động

01 Công ty TNHH Công nghiệp

DAERYANG Việt Nam Đường số 5 270

02 Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng Đường số 3 2913

03 Công ty TNHH Daiwa Việt Nam Đường số 5 2074

04 Công ty TNHH Matrix Việt Nam Đường số 3 4089

05 Công ty TNHH Yuri ABC Đà Nẵng Đường số 10 559

06 Công ty TNHH HOSO Việt Nam Đường số 3 152

07 Công ty TNHH MTV Xi măng Đà Nẵng Đường số 9 144

08 Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép

VNECO Đường số 9 161

09 Công ty Cổ phần Gạch men Cosevco Đường số 9 73

10 Công ty Cổ phần Keyhinge Toys Việt Nam Đường số 3 3680

Nguồn: Tác giả thực hiện khảo sát

an toàn, vệ sinh lao động ở các Công ty có số lượng lao động lớn, các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện tốt hơn so với các Công ty có số lượng lao động thấp hay các Công ty trong nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp hòa khánh, quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 45 - 49)