6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Nhân tố người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn
cho người lao động. Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận thức và
mức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác. Để đảm bảo công tác quản lý ATVSLĐ được triển khai có hiệu quả nhằm phòng ngừa các sự cố xảy ra, NSDLĐ phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ liên quan như:
- Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường.
- Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng.
- Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng.
- Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc.
- Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Để thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước, NSDLĐ cũng có quyền:
- Buộc NLĐ phải chấp hành các quy định, chỉ dẫn về ATVSLĐ khi làm việc.
- Khen thưởng người thực hiện tốt quy định về ATVSLĐ và xử lý kỷ luật với người vi phạm.
thanh tra Nhà nước về ATVSLĐ.
Để làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ trước pháp luật và sâu xa hơn, nhân văn hơn là vì sự an toàn tính mạng của con người, NSDLĐ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác này để ngay từ đầu có sự đầu tư hình thành cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hiệu quả. Trong quá trình vận hành bộ máy, NSDLĐ phải tổ chức thực hiện đúng các quy trình đã xây dựng, phải sử dụng quyền hạn được pháp luật cho phép để buộc NLĐ tuân thủ một cách nghiêm túc. Việc tự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp phải được tiến hành thường xuyên và tự giác.
Vai trò của quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp chấp hành quy định về ATVSLĐ là rất quan trọng, nhưng việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước chủ yếu là trên văn bản và dựa vào báo cáo của doanh nghiệp; lực lượng thanh tra không đủ nhân lực và thời gian để kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên, vì thế vai trò của NSDLĐ có thể coi là nhân tố quyết định đến hiệu quả của công tác này.