Điểm yếu: Kế hoạch dạy bù, tăng tiết chưa thể hiện cụ thể, thờ

Một phần của tài liệu ĐGBCTG-LAN 1 (Trang 100 - 107)

- Định kỳ, hằng tháng, học kỳ, nhà trường đều tiến hành thực hiện việc rà soát, đánh giá, cải tiến hoạt động đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã

3.Điểm yếu: Kế hoạch dạy bù, tăng tiết chưa thể hiện cụ thể, thờ

gian sắp xếp còn chưa hợp lý.

4. Kế hoạch hành động:

- Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập của cấp trên theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên để có biện chỉ đạo kịp thời.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt:

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.

Tiêu chí 2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động

dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường;

b) Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

1. Mô tả hiện trạng:

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường;

- Đầu năm học nhà trường thông qua Nghị quyết số:02/NQ-THCS ngày10 tháng 10 năm 2009, về kế hoạch dự giờ của lãnh đạo, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, kế hoạch thao giảng, hội giảng theo quy định. [K2.2.11.01].

- Mỗi giáo viên thực hiện 02 tiết thao giảng và dự giờ đồng nghiệp 18 tiết trên năm, nhà trường tổ chức dự giờ giáo viên mới về trường, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm để rút kinh nghiệm. Lãnh đạo cùng với các tổ chuyên môn tham gia gia dự giờ đánh giá giáo viên theo quy định. [K2.2.07.08], [K4.4.02.01], [K2.2.07.10], [K2.2.07.10].

- Có bảng tổng hợp kết quả dự giờ đột xuất, thao giảng của các tổ chuyên môn.[K4.4.02.02].

b) Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực, hằng năm đều tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt kết quả cao, đạt những tiêu chí theo quy định. [K4.4.02.03].

Giáo viên của nhà trường không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên. [K3.3.06.04], [K4.4.02.02].

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Định kỳ hằng tháng, học kỳ, năm học, các tổ chuyên môn, chuyên môn nhà trường đều tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động dự giờ, thao giảng của

giáo viên nhằm có kế hoạch cải tiến hoạt động chuyên môn của nhà trường. [K4.4.02.04], [K2.2.05.03], [K2.2.07.07], [K2.2.03.01]. [K2.2.11.01], [K2.2.07.08], [K4.4.02.01], [K2.2.07.10], [K4.4.02.02], [K4.4.02.03], [K3.3.06.04], [K4.4.02.02], [K4.4.02.04], [K2.2.05.03], [K2.2.07.07], [K2.2.03.01]. 2. Điểm mạnh:

- Nhà trường và tổ chuyên môn đã tổ chức cho giáo viên thao giảng, dự giờ theo quy chế chuyên môn.

- Sau khi dự giờ đều có đánh giá, nhận xét và xếp loại giờ dạy.

- Có lưu hồ sơ đầy đủ ở các tổ chuyên môn và chuyên môn nhà trường.

- Công tác tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Số lượng giáo viên đăng kí dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt kết quả tương đối cao.

3. Điểm yếu:

- Tổ chuyên môn có rất nhiều bộ môn nên việc dự giờ đánh giá chưa sâu.

- Giáo viên cùng bộ môn quá ít nên việc dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm lẫn nhau còn hạn chế.

- Nhà trường chưa tổ chức hội thảo theo quy mô toàn trường, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Việc dự giờ theo số tiết quy định chưa đảm bảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì các hoạt động chuyên môn, bám sát các công văn hướng dẫn của cấp trên để cụ thể thực hiện ở đơn vị. Cán bộ, giáo viên phải thực hiện đúng số tiết dự giờ đồng nghiệp.

- Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Việc dự giờ cần phải góp ý chân thành, thẳng thắn, khách quan để đồng nghiệp tiến bộ.

- Chuyên môn, các tổ trưởng và thanh tra nhà trường cần lưu đầy đủ hồ sơ dự giờ (kế hoạch, kết quả thực hiện), đưa ra các biện pháp điều chỉnh bổ sung phù hợp.

- Tăng cường các công tác thao giảng, hội giảng.

- Có kế hoạch trang bị các máy móc, công nghệ thông tin để đảm bảo cho giáo viên giảng dạy đạt kết quả cao.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: Đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt:

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục

Tiêu chí 3. Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng

sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học;

b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.

1. Mô tả hiện trạng

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học;

- Đầu năm học nhà trường chưa đưa ra qui định yêu cầu giáo viên tăng cường việc sử dụng thiết bị hiện có của nhà trường. Giáo viên bộ môn sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có (Có sổ theo dõi giáo viên mượn thiết bị dạy học, sổ báo mượn đồ dùng dạy học) . [K2.2.11.01], [K4.4.03.01], [K2.2.07.08].

- Nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, chấn chỉnh kịp thời.[ K4.4.03.01].

- Mỗi giáo viên nhà trường đều thực hiện việc nọp 2 đồ dùng dạy học/ năm học về phòng thiết bị (mỗi học kì thực hiện nọp 01 đồ dùng). [ K4.4.03.02].

b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;

- Trong Nghị quyết năm học nhà trường đã đưa đề ra kế hoạch yêu cầu giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm cấp trường về các hoạt động giáo dục. Đã có nhiều giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động giáo dục, đã được Hội đồng khoa học nhà trường nghiệm thu, đưa vào áp dụng có hiệu quả. [K2.2.11.01], [ K2.2.03.04], [K2.2.03.05].

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.

- Hàng năm hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm để đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm. [K4.4.03.03].

- Có biên bản về nghiệm thu và đánh giá chất lượng sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên. [K2.2.03.04].

- Mỗi học kỳ, năm học nhà trường tổ chức họp rà soát đánh giá rút kinh nghiệm cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học, có đánh giá vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên. [K2.2.03.01]

[K2.2.11.01], [K4.4.03.01], [K2.2.07.08], [K4.4.03.02],[K2.2.03.04], [K2.2.03.05], [K4.4.03.03], [K2.2.03.01].

- Tất cả giáo viên trong trường đều có ý thức tốt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học.

- Có sổ theo dõi việc đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. - Nhiều đồ dùng dạy học tự làm có tính ứng dụng cao, tiện ích. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay, được áp dụng rộng rãi trong đơn vị.

3. Điểm yếu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đồ dùng dạy học hư hỏng nhiều, không đồng bộ, độ chính xác không cao.

- Kinh phí hỗ trợ cho giáo viên làm đồ dùng dạy học chưa có.

- Số lượng cán bộ, giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục còn ít, chỉ dừng lại ở những cán bộ, giáo viên đăng kí danh hiệu từ chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên.

Một phần của tài liệu ĐGBCTG-LAN 1 (Trang 100 - 107)