Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 46 - 48)

7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài

1.3.1. Các nhân tố khách quan

a. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCSHT

Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến sử dụng vốn đầu tư xây dựng, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng. Các cơ chế, chính sách này được quy định trong các văn bản pháp luật như: Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, các Luật thuế v.v.. Ngoài ra, cơ chế, chính sách còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật về quản lý vốn ĐTXD, các chính sách đầu tư và các quy chế, quy trình về quản lý vốn đầu tư.

b. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh

Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố về môi trường, địa hình, thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư, đến chi phí xây dựng công trình. Địa hình, thời tiết, khí hậu có thể (địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông cách trở, xa nơi cung cấp nguyên vật liệu, mưa lũ kéo dài...) dẫn đến chi phí đầu tư cao, hiệu quả đầu tư thấp, nhiều dự án, công trình không đảm bảo thi công theo đúng tiến độ; thời gian thi công bị kéo dài, phát sinh khối lượng, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, tổng dự toán làm ảnh hưởng đến quá trình

nghiệm thu, thanh toán và quyết toán dự án hoàn thành.

Điều kiện kinh tế: Sự phát triển kinh tế và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có mối quan hệ hai chiều với nhau, tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau cùng phát triển. Kinh tế là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của mỗi tỉnh. Đối với mỗi tỉnh mọi hoạt động đầu tư xây dựng CSHT sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN đều là hoạt động đầu tư mang tính chất là không vì mục tiêu lợi nhuận mà được sử dụng vì mục đích chung cho các công trình phúc lợi công cộng của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế. Tuy nhiên tùy theo điều kiện kinh tế của từng địa phương mà có sự lựa chọn định hướng đầu tư và quy mô đầu tư cho thích hợp để tránh hiện tượng đầu tư dàn trải dẫn đến thất thoát lãng phí vốn đầu tư .

Điều kiện chính trị - xã hội: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, phải dựa trên những điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khả năng của địa phương và từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược đó lại phải phù hợp với điều kiện chính trị - xã hội thực tiễn của tỉnh, vừa phải phù hợp với xu thế phát triển của cả nước và thế giới. Vì vậy tùy theo điều kiện chính trị - xã hội cụ thể của từng địa phương để xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, để tránh tình trạng lãng phí vốn ngân sách Nhà nước. Các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nếu phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và có hiệu quả cao trong việc mang lại lợi ích lâu dài cho đông đảo người dân thì sẽ có tác động tích cực đến đời sống chính trị xã hội của địa phương. Ngược lại những dự án đầu tư xây dựng không phù hợp quy hoạch, không phát huy hiệu quả sử dụng gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư sẽ gây tác động tiêu cực trong nhân dân, làm mất lòng tin trong nhân dân và gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)