7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TRÊN ĐI ̣A BÀN TỈNH KON TUM
2.1.1. Các nhân tố khách quan
a. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Kon Tum.
* Kon Tum có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái:
Kon Tum là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (142 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi (74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (280,7km). Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.689,6 Km2, chiếm 17,8% vùng Tây Nguyên. Dân số trung bình năm 2015 ước đạt 500.000 người, dân tộc thiểu số chiếm trên 53%. Toàn tỉnh hiện có 9 huyện, 01 thành phố, 102 xã, phường, thị trấn.
Tại Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020” xác định Kon Tum là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái của đất nước. Điều này được thể hiện ở các điểm sau:
- Nằm ở vùng ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, mặt khác nằm vào đoạn gần cuối dãy Trường Sơn, núi non hiểm trở bao quanh, vì vậy Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng đối với
vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước.
- Nằm ở ngã ba Đông Dương, thuộc vùng lõi trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các Quốc lộ 40, 24, đường Hồ Chí Minh nối Khu kinh tế cửa khẩu này với các trung tâm kinh tế năng động khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vị trí này tạo điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ Mianma - Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây là một trong các tuyến hành lang kinh tế và thương mại Đông - Tây ngắn nhất thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Là nơi đầu nguồn sinh thuỷ của các hệ thống sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải miền Trung, nơi có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng nhất của hệ thống các công trình thủy điện trên sông Sê San - một nhánh lớn thuộc lưu vực sông Mê Kông. Vì vậy, Kon Tum còn có vị trí rất quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái, không những của Kon Tum mà cả vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Hạ Lào và Campuchia.
* Kon Tum có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất năng lượng và phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, văn hóa:
- Địa hình Kon Tum rất đa dạng và phức tạp với nhiều kiểu địa hình: (i) Dạng địa hình núi cao và núi trung bình chiếm khoảng 62% diện tích tự nhiên, thảm thực vật tự nhiên của dạng địa hình này còn khá cao thích hợp cho phát triển lâm nghiệp; (ii) Dạng địa hình núi thấp chiếm khoảng 20,5% diện tích tự nhiên, có độ che phủ của thảm thực vật còn thấp thích hợp với canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp; (iii) Dạng địa hình thung lũng và máng trũng chiếm khoảng 17,5% tổng diện tích tự nhiên, dạng địa hình này khá bằng
phẳng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp. Đặc điểm phức tạp của địa hình Kon Tum đã tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng mang tính chất đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập.
- Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên, nhiệt độ trung bình năm 220C - 240C, và được chia làm 2 vùng. Đặc điểm đa dạng của khí hậu của tỉnh Kon Tum có đủ điều kiện để phát triển toàn diện các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa với giá trị gia tăng lớn như cà phê, cao su, mắc ca, mía đường, sắn, ngô, rau - hoa xứ lạnh, các loại cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng Sâm và các loại được liệu quý hiếm khác; phát triển đàn bò thịt, bò sữa, dê, thủy sản nước ngọt và cá tầm xứ lạnh...
- Tài nguyên nước và thủy năng dồi dào: Kon Tum có sông Sê San là một nhánh của sông Mê Kông và được hợp thành bởi hai nhánh sông lớn là Pô Kô và Đăk Bla. Tiềm năng thủy điện trên sông Sê San đứng thứ 3 trong hệ thống sông của Việt Nam (sau sông Đà và sông Đồng Nai) với tổng công suất 1.740 MW, tổng sản lượng điện trung bình 10.450 tỷ KWh/năm. Trên hệ thống sông Sê San đã hoàn thành, đưa vào phát điện các công trình thủy điện: Ya Ly (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 3A (100 MW), Sê San 4 (330 MW), Plei Krông (110 MW), Thượng Kon Tum (220 MW, đang thi công). Ngoài ra, Kon Tum còn có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ với 45 vị trí công trình trong quy hoạch với tổng công suất 429 MW, trong đó có 09 công trình đã hoàn thành hoà lưới điện quốc gia với tổng công suất 93 MW, 14 công trình đang thi công.
- Tài nguyên đất, rừng: Theo kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Kon Tum đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 17/4/2013, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh 968.961 ha, trong đó: Đất nông nghiệp khoảng 856.293 ha, chiếm 88,4% diện tích, đất phi nông nghiệp khoảng 43.549 ha, chiếm 4,4% diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng là
69.119 ha chiếm 7,2% (xem phụ lục 1).
Với điều kiện tài nguyên đất, rừng lớn, rất thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong 856.293 ha diện tích đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm gần 80%, phần lớn diện tích đất này đều do các Công ty lâm nghiệp, các chủ rừng quản lý và các gia đình lấn chiếm sản xuất. Bên cạnh đó từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng, không tổ chức khai thác rừng tự nhiên, do vậy mặc dù tài nguyên đất, rừng lớn nhưng việc tiếp cận đất đai để đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.
- Tài nguyên du lịch: Kon Tum là một điểm đến hấp dẫn bởi nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng còn nguyên vẻ hoang sơ như Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk Uy… cùng với các địa danh, di tích nổi tiếng đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc được xếp hạng quốc gia như ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei… Ngoài ra, Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ điểm nhấn về du lịch quan trọng của tỉnh trong thời gian tới.
* Bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên của Kon Tum cũng gây ra những khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh:
- Tài nguyên của tỉnh dồi dào song vì vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái. Do đó, đặt ra yêu cầu đối với tỉnh phải cân nhắc lựa chọn giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái. Điều này, đã làm giảm nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh.
- Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai không bằng phẳng dẫn đến chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng cao, giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa khó khăn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây chậm tiến độ dự án đầu tư; thời gian thi công bị kéo dài, phát sinh khối lượng, phải điều chỉnh tổng
mức đầu tư, tổng dự toán làm ảnh hưởng đến quá trình nghiệm thu, thanh toán và quyết toán dự án hoàn thành.
b. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum
* Tình hình chính trị, xã hội
Với đặc thù là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, trên 53% dân tộc thiểu số sinh sống và có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia thì việc phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cấp uỷ, chính quyền địa phương tỉnh Kon Tum. Trong những năm qua tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện tốt và vận dụng, linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước trong quản lý, điều hành KT-XH. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, đề ra chủ trương phân công các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện đỡ đầu giúp xã kết nghĩa theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14/6/2007 của Tỉnh ủy khóa VIII. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
Chính vì vậy, trong suốt thời gian qua môi trường chính trị, xã hội tỉnh Kon Tum ổn định, không xảy ra bạo loạn biểu tình như một số tỉnh Tây Nguyên vào năm 2001 và 2004, không để xảy ra các vụ việc, điểm nóng phức tạp, đông người, tạo môi trường thuận lợi để triển khai hoạt động đầu tư lâu dài, yếu tố rủi ro trong đầu tư do bất ổn chính trị, xã hội đã được loại bỏ. Song, việc duy trì sự ổn định chính trị, xã hội vẫn luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, khó khăn trong bối cảnh các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động, lợi dụng các vấn đề biên giới, lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
- Môi trường văn hóa:
Tỉnh Kon Tum có khoảng 35 dân tộc cùng sinh sống, dân tô ̣c thiểu số chiếm trên 53%, trong đó có 6 dân tộc tại chỗ với những giá trị di sản văn hóa
vật thể, phi vật thể và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được thế giới và nhận loại công nhận. Đặc biệt, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Các công trình kiến trúc tôn giáo-tín ngưỡng khá độc đáo đã và đang phát huy giá trị trong đời sống của nhân dân. Tính đa dang và phong phú văn hóa của tỉnh Kon Tum đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển ngành du lịch văn hóa kết hợp sinh thái nghĩ dưỡng.
- Lao động và chất lượng nguồn lao động
Dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Kon Tum là 500.000 người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm khoảng 64,08%. Nguồn lao động của tỉnh hiện nay chiếm tỷ lệ khoảng 58,3% dân số với khoảng 291.600 người. Số lao động có việc làm khoảng 288.159 người, trong đó: Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 59,50%, công nghiệp và xây dựng chiếm 11,75%, dịch vụ chiếm 28,75% (xem phụ lục 2).
Như vậy xét về số lượng thì nguồn cung ứng lao động của tỉnh khá dồi dào. Về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện, số người lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế ngày càng tăng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một trường Đại học (Phân hiệu Đại học Đà Nẵng), 2 trường cao đẳng và 11 cơ sở dạy nghề, cơ bản đáp ứng công tác đào tạo nguồn lao động cho địa phương.
Tuy nhiên, chất lượng lao động vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 42%. Nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh còn rất ít, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, hoặc lao động qua đào tạo sơ khai, mới chỉ đào tạo được một số ngành cơ bản. Cơ cấu lao động cho thấy lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao với 59,50 %, lao động ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp.
* Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tỉnh Kon Tum (GDP) bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,94%/năm (tính theo giá so sánh năm 1994, với phương pháp tính cũ), trong đó: Nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 7%, nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 16,7%, nhóm ngành dịch vụ tăng 17,32%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ lần lượt tăng từ 23,52%; 33,38% năm 2011 lên 27,17%; 38,11% năm 2015. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 43,11% năm 2011 xuống còn 34,72% năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 921 USD năm 2011 lên 1.555 USD năm 2015 (xem phụ lục 3).
Tuy có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng giá trị tổng sản phẩm chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với cả nước. Điều này cho thấy quy mô, năng lực sản xuất của nền kinh tế tỉnh Kon Tum còn rất nhỏ, thể hiện trước hết ở tổng sản phẩm năm 2015 (theo giá hiện hành) chỉ đạt 16.326 tỷ đồng trong khi cả nước là 4.192.862 tỷ đồng, thu ngân sách năm 2015 đạt 2.035 tỷ đồng, bình quân tăng 12%/năm, bằng 12,25% GDP, chỉ đảm bảo 39,4% tổng chi ngân sách và 54% mức chi thường xuyên. Cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm, nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 72,4 triệu USD/năm (xem phụ lục 4).
- Về đầu tư.
Trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; Chính phủ chỉ đạo thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công…. Nhưng được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương, cùng với sự nổ lực của các cấp chính quyền địa phương, tỉnh Kon Tum đã huy động, khai thác tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thu hút
đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tổng nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã huy động được trong giai đoạn 2011-2015 để phục vụ đầu tư phát triển toàn xã hội là 9.489 tỷ đồng, tăng 3.202 tỷ đồng, tương đương 50,94% so với giai đoạn 2006-2010 (xem phụ lục 5).
* Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Kon Tum có tác động lớn tới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên đi ̣a bàn tỉnh Kon Tum.
Thuận lợi: Trong tương lai, tỉnh Kon Tum có tiềm năng lớn về nguồn thu ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Mặt khác, nhu cầu và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh cũng rất lớn, đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư, trong đó có vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước chiếm vị trí quan trọng.
Hạn chế: Hiện tại, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp khó khăn, cân đối thu, chi chênh lệch lớn, nên chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung ương và nguồn vốn nước ngoài. Hơn thế nữa, tỉnh còn thiếu nhiều lao động có trình độ tay nghề cao. Cơ cấu kinh tế lạc hậu, chuyển dịch chậm,… Đây là yếu tố tác động quan trọng tạo nên sự thành bại trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước của tỉnh Kon Tum.
2.1.2. Các nhân tố chủ quan