Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 48 - 51)

7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài

1.3.2.Các nhân tố chủ quan

a. Bộ máy, trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của tỉnh.

Đối với cấp tỉnh tham gia vào quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT gồm có Hội đồng nhân dân, UBND các cấp, các ngành Kế hoạch, Tài chính, Kho bạc, Giao thông, Xây dựng, Thủy lợi, Công nghiệp, Tài nguyên môi trường và các đơn vị được giao làm chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Vì vậy việc thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Do đó việc sắp xếp tổ chức bộ máy về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của tỉnh cần khoa học, hợp lý để việc tổ chức thực hiện quản lý sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công. Tránh tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho khâu tổ chức thực hiện, hoặc quá lỏng lẻo dẫn đến không kiểm soát được việc thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT.

Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT. Cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư có thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, đạo đức nghề nghiệp không chuẩn mực thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

b. Ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý trong tỉnh.

pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách là vô cùng quan trọng.

Áp dụng khoa học kỹ thuật triển khai các phần mềm tin học trong việc thực hiện thực hiện quy trình quản lý vốn đầu tư của các cơ quan quản lý trong tỉnh là cần thiết, hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư từ khâu lập kế hoạch đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư, đánh giá rút kinh nghiệm trong quản lý đầu tư được chính xác minh bạch, hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách nhà nước có vài trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Tuy nhiên để có thể sử dụng nguồn vốn đầu từ này sao cho hiệu quả nhất thì đòi hỏi công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách phải chặt chẽ, phù hợp, đúng theo quy định của pháp luật.

Do vậy việc hình thành khung lý thuyết về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách là cơ sở để phân tích tình hình quản lý và kiến nghị các giải pháp một cách có hiệu quả. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách bao gồm: Phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước; Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách; Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách; Kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách.

Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách chịu nhiều tác động từ các yếu tố nhân tố, gồm: nhân tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, cần nghiên cứu các yếu tố này để làm cơ sở phục vụ cho việc đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TRÊN ĐI ̣A BÀN

TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách trên địa bàn tỉnh kon tum (Trang 48 - 51)