CƠ SỞ ĐƢA RA GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm kinh doanh VNPT đà nẵng (Trang 79 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ ĐƢA RA GIẢI PHÁP

3.1.1. Mục tiêu và xu hƣớng phát triển của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam Viễn thông Việt Nam

- Xây dựng VNPT trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam, cótrình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao ngang tầm các nƣớc trong khu vực, kinh doanh đa ngành trong đó bƣu chính, viễn thông,công nghệ thông tin là ngành kinh doanh chính với nhiều loại hình sở hữu,gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu, đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hƣớng ra thị trƣờng khu vực và thế giới, phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tích cực đóng góp vào tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu của ngành dịch vụ và của nền kinh tế.

- Giữ vững vai trò chủ đạo, làm nòng cốt để ngành bƣu chính viễn thông Việt Nam phát triển. Bảo đảm thông tin thông suốt phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Đảng, Chính phủ, góp phần giữ gìn an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, thực hiện tốt nhiệm vụ công ích Nhà nƣớc giao.

- Chiến lƣợc chung toàn Tập đoàn là đến năm 2020 nằm top 60 quốc gia mạnh trên thế giới về CNTT và viễn thông

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của TTKD VNPT Đà Nẵng

a. Mục tiêu của TTKD VNPT Đà Nẵng

Theo kế hoạch giao của Tổng Công ty VNPT – VinaPhone tại Quyết định 256/QĐ-VNPT VNP – KHĐT ngày 03/2/2016, Trung tâm kinh doanh

VNPT Đà Nẵng đặt mục tiêu phấn đấu:

- Tập trung nâng cao thị phần dịch vụ cơ bản, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu dịch vụ truyền thống sang dịch vụ CNTT và giá trị gia tăng.

- Tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ, công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng

- Phấn đấu đạt mức tăng trƣởng doanh thu (doanh thu từ khách hàng) là 12% so với thực hiện năm trƣớc. Chênh lệch thu chi tăng 15% so với năm trƣớc

- Trở thành đơn vị vững mạnh, trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT chủ đạo tại thị trƣờng Đà Nẵng.

b. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của TTKD VNPT Đà Nẵng

- Nâng cao chất lƣợng NNL trên cơ sở tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và nhận thức và xây dựng các chính sách tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động.

- Đối với các cán bộ cấp quản lý phải đƣợc cho đi đào tạo bổ sung kiến thức quản lý, kiến thức liên quan đến ngành, khả năng tƣ duy chiến lƣợc,....

- Đối với đội ngũ lao động trực tiếp: phấn đấu 100% lao động đã qua đào tạo tại các trƣờng lớp chính quy. Ngoài ra, cố gắng để tất cả lao động đƣợc luân phiên tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng, tham gia các lớp tìm hiểu về dịch vụ mới.

- Phát triển NNL giai đoạn tới phải ƣu tiên nâng cao kỹ năng làm việc cho các vị trí hiện tại đồng thời tái cơ cấu lại NNL cho hợp lý.

- Thực hiện luân chuyển vị trí công việc giữa khối trực tiếp bán hàng và các đơn vị hỗ trợ bán hàng.

- Hoàn thiện cơ chế tiền lƣơng theo 3Ps. Và có chính sách thu hút, giữ chân ngƣời tài.

3.1.3. Mục tiêu và quan điểm phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty VNPT VinaPhone Công ty VNPT VinaPhone

a. Mục tiêu chung

- Với hơn 15.000 cán bộ nhân viên VNPT VinaPhone đang quyết tâm thực hiện đổi mới theo mô hình và chiến lƣợc mới của Tập đoàn, của Tổng Công ty. Đổi mới từ mô hình tổ chức đến mạng lƣới kinh doanh, hành chính. Đổi mới từ tƣ duy kinh doanh đến phong cách kinh doanh. VNPT VinaPhone đang cùng nhau “Kết sức mạnh, Nối niềm tin” để sớm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển dịch vụ, phát triển kinh doanh, góp sức đƣa VNPT về đúng vị trí ban đầu, vị trí số 1 trên thị trƣờng viễn thông, CNTT”.

- Mục tiêu đến năm 2020 của VNPT VinaPhone là đạt doanh thu 83.500 tỷ đồng; Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 3.300 tỷ đồng; Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 49%/năm; Thị phần dịch vụ di động chiếm trên 30%, dịch vụ băng rộng trên 80%. VNPT VinaPhone tiếp tục giữ vai trò một Tập đoàn chủ lực của nhà nƣớc, cung cấp các dịch vụ viễn thông và CNTT hàng đầu phục vụ đất nƣớc, phục vụ xã hội.

b. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty VNPT VinaPhone

Từ thực trạng nguồn nhân lực, mục tiêu của VNPT VinaPhone, bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực của VNPT VinaPhone trong thời gian tới, phát triển nguồn nhân lực của VNPT VinaPhone cần xuất phát từ những quan điểm sau:

- Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực phải đƣợc coi là vấn đề cốt lõi, là điều kiện cơ bản nhất để VNPT VinaPhone có thể phát huy đƣợc nội lực và phát triển bền vững.

- Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của VNPT VinaPhone, đáp ứng đƣợc với sự thay

đổi về cơ cấu tổ chức quản lý của VN PT theo mô hình mới.

- Thứ ba, muốn phát triển nguồn nhân lực VNPT VinaPhone có hiệu quả cần phải đánh giá một cách đúng đắn, khách quan thực trạng nguồn nhân lực và công tác phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn. Lấy đó làm cơ sở để xây dựng hệ thống các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực

- Thứ tư, phát triên nguồn nhân lực phải s dụng một cách toàn diện, khoa học và đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện các nội dung phát triển nguồn nhân lực. Đó là đảm bảo về số lƣợng và cơ cấu, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và phát triển các yếu tố động viên cán bộ công nhân viên trong VNPT VinaPhone, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT VinaPhone

- Thứ năm, lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của công tác phát triển nguồn nhân lực

- Thứ sáu, Phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng đƣợc sự thay đổi của khoa học công nghệ và đáp ứng các yêu cầu của kinh tế tri thức trong môi trƣờng hội nhập và cạnh tranh của VNPT.

3.1.4. Một số yêu cầu khi đề xuất giải pháp

- Phát triển nguồn nhân lực phải thƣờng xuyên lấy mục tiêu phát triển của tổ chức làm tiêu chí định hƣớng cho mọi hoạt động để có các biện pháp, chính sách phù hợp. Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực phải phục vụ mục tiêu tổ chức một cách tốt nhất, đạt hiệu quả hoạt động cao nhất, thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch mà đơn vị đã đặt ra ở hiện tại cũng nhƣ trong thời gian tới. Vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực không những phải đáp ứng về số lƣợng còn phải đảm bảo về mặt chất lƣợng phục vụ yêu cầu công việc trƣớc mắt cũng nhƣ những chiến lƣớc mang tính lâu dài

- Phát triển nguồn nhân lực với hiệu quả hoạt động của tổ chức có mối quan hệ tƣơng trợ, không thể tách rời. Không vì phát triển nguồn nhân lực mà

bỏ qua hiệu quả hoạt động và cũng không vì hiệu quả hoạt động trƣớc mắt mà không quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Cả hai phải đƣợc chú trọng và phát triển song song với nhau.

- Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm con ngƣời trong thời đại ngày nay, thấy đƣợc nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, trên cơ sở đó xây dựng thành công chiến lƣợc nhân sự. Xem việc đầu tƣ, bồi dƣỡng, đào tạo và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và là quan điểm cơ bản chỉ đạo trong quá trình điều hành hoạt động của tổ chức.

- Xây dựng, phát triển nhằm phát huy tốt nhất vai trò quyết định của nguồn nhân lực, đồng thời không ngừng làm tăng giá trị của nguồn nhân lực thông qua các chính sách quản lý, s dụng và xây dựng môi trƣờng tốt cho ngƣời lao động không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động. Gắn phát triển nguồn nhân lực với khai thác s dụng lao động hiệu quả trên cơ sở liên kết giữa đào tạo và s dụng.

- Phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều con đƣờng, biện pháp mang tính tổng hợp và đồng bộ. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực phải chú ý đến tính công bằng, hợp lý, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động không ngừng đƣợc nâng cao. Phải có chính sách tiền lƣơng, thƣởng hợp lý, tạo động lực cho ngƣời lao động phát huy hết khả năng, năng lực của mình đóng góp cho tổ chức.

- Phát triển nguồn nhân lực phải lấy hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội làm thƣớc đo. Hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét dƣới góc độ lợi nhuận mà hoạt đông đem lại so với chi phí đầu tƣ cho hoạt động. Hiệu quả xã hội là việc gia tăng sự gắn bó và thỏa mãn của ngƣời lao động với nghề, nâng cao hình ảnh, uy tín và danh tiếng của tổ chức. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực cũng chỉ nên tiến hành khi đem lại giá trị tăng thêm và góp phần vào việc

gia tăng lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

- Phát triển nguồn nhân lực cũng là công việc của tổ chức và chính bản thân ngƣời lao động. Tổ chức phải chú trọng tìm kiếm các cơ sở đào tạo có thể cung cấp hoặc đào tạo đƣợc nguồn nhân lực mà tổ chức đang cần. Tổ chức cần phải chủ động đƣợc nguồn cung ứng lao động, chủ động đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với những thay đổi và yêu cầu nhiệm vụ. Ngƣời lao động là ngƣời chủ động tiếp nhận các chƣơng trình đào tạo, nắm bắt các kiến thức, kỹ năng... phù hợp với công việc mà bản thân đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm kinh doanh VNPT đà nẵng (Trang 79 - 84)