Hình 2.: Cấu trúc thành mạch máu và hiệu ứng EPR ảnh hưởng đến sự tập trung

Một phần của tài liệu Tổng hợp và đánh giá khả năng nang hóa oxaliplatin của hệ nano liposome (Trang 29 - 31)

nano liposome mang thuốc ở mô tế bào khối u

Các thuốc được bào chế dưới dạng liposome có khả năng đi vào sâu trong mô tế bào ung thư qua các lỗ rị có kích thước lớn hơn 400 nm trên thành mạch máu của khối u mà khơng thể đi qua các khe hở có đường kính nhỏ hơn 10 nm trên thành mạch máu bình thường, nhờ đó hạn chế sự đào thải thuốc qua gan và thận, tăng thời gian lưu thơng của thuốc trong tuần hồn. Khi đi vào cơ thể, theo hệ thống tuần hoàn, liposome di chuyển và tập trung ở mô tế bào ung thư nhờ hiệu ứng tăng cường tính thấm và lưu giữ (Enhanced Permeability and Retention effect – EPR) (Hình 2.12) [21].

Khả năng nhắm mục tiêu thụ động của các liposome PEG hóa có thể dẫn đến sự tích lũy ưu tiên của chúng trong các mơ khối u. Các liposome tàng hình này có thể len lỏi vào trong khoảng gian bào giữa các tế bào khối u. Và để cung cấp dạng hoạt động

của một chất chống ung thư, thuốc phải được phóng thích từ liposome vào dịch ngoại bào rồi khuếch tán vào bên trong tế bào. Do đó, khả năng liposome mang thuốc đến và giải phóng nó vào dịch ngoại bào của khối u là những yếu tố quan trọng trong việc xác định khả năng điều trị ung thư của vật liệu nano liposome nang hóa thuốc [17], [15].

Một số dược phẩm là vật liệu nano liposome mang thuốc như Doxil, Lipodox, Myocet,,…đã được FDA phê duyệt cho ứng dụng lâm sàng trong phòng chống ung thư, giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc, tăng hiệu quả điều trị và giảm liều lượng sử dụng, mở ra nhiều cơ hội mới và giảm gánh nặng cho bệnh nhân ung thư [27].

2.5. Phương pháp tổng hợp liposome

Thơng thường có ba chiến lược khác nhau trong tổng hợp liposome có, bao gồm:

− Phương pháp cơ học.

− Phương pháp loại bỏ dung mơi hữu cơ.

− Phương pháp biến đổi kích thước của các liposome đã tổng hợp.

2.5.1. Phương pháp Hydrat hóa màng mỏng (phương pháp Bangham)

Phương pháp Hydrat hố màng mỏng được Alec Douglas Bangham trình bày vào năm 1965 và là một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay dùng để tổng hợp nano liposome [41], [6], [31].

Nguyên tắc: Cơ chế hình thành liposome theo phương pháp Bangham là tạo lớp màng

phospholipid mỏng bằng phương pháp cô quay chân không và bao bọc lấy dược chất trong quá trình hydrat hóa. Dược chất ưa nước thì hịa vào dung mơi nước, dược chất kỵ nước thì cho vào dung mơi hữu cơ [5], [41], [6].

Phương pháp: Quy trình gồm 3 bước chính (Hình 2.13)

− Tạo màng mỏng: Hồ tan hỗn hợp phospholipid và cholesterol trong dung mơi thích hợp, làm bốc hơi dung môi bằng thiết bị cô quay chân khơng (có thể thu hồi dung mơi) để tạo thành lớp màng lipid mỏng bám trên thành bình chứa mẫu [31].

− Hydrat hoá: hydrat hoá lớp màng lipid bằng dung dịch đệm với nhiệt độ và thời gian thích hợp kết hợp khuấy từ để tạo thành hỗn dịch liposome [31].

− Giảm và đồng nhất kích thước hạt:

+ Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm trực tiếp (đầu dị siêu âm) hoặc gián tiếp (bể siêu âm) để tái tạo lớp màng phospholipid, giảm kích thước hạt [41].

+ Đồng hóa: Sử dụng các phương pháp cơ học như nghiền bi hoặc ép đùn qua màng lọc kích thước giảm dần để đồng nhất kích thước các hạt liposome, rất cần thiết để tạo được các hạt nano liposome SUV [41].

Một phần của tài liệu Tổng hợp và đánh giá khả năng nang hóa oxaliplatin của hệ nano liposome (Trang 29 - 31)