Hình 2.: Sơ đồ tổng hợp liposome bằng phương pháp Bốc hơi pha đảo Ưu điểm:

Một phần của tài liệu Tổng hợp và đánh giá khả năng nang hóa oxaliplatin của hệ nano liposome (Trang 32 - 37)

− Hiệu suất nang hóa cao [31].

− Thích hợp để bào chế các liposome mang dược chất có kích thước phân tử lớn hoặc cấu trúc phức tạp [31].

Nhược điểm:

− Tạo các liposome có kích thước lớn, khơng đồng nhất [31].

− Yêu cầu sử dụng lượng lớn dung môi hữu cơ độc hại [31].

2.6. Phương pháp đánh giá vật liệu nano2.6.1. Kỹ thuật đo tán xạ ánh sáng động 2.6.1. Kỹ thuật đo tán xạ ánh sáng động

Định nghĩa: Kỹ thuật tán xạ ánh sáng động (Dynamic Light Scattering – DLS) còn

được gọi là phổ tương quan photon (photon correlation spectroscopy), hoặc bán đàn hồi tán xạ ánh sáng (quasi-elastic light scattering). Đây này là một trong những phương pháp phổ biến nhất được dùng để xác định kích thước của các hạt nhỏ [1], [28].

Nguyên tắc: Khi chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc (tia laser) lên một dung dịch chứa

các hạt nhỏ, kích thước của hạt sẽ được xác định thơng qua sự thay đổi cường độ ánh sáng tán xạ lại theo thời gian do chuyển động Brown (chuyển động của các hạt do sự va chạm ngẫu nhiên với các phân tử chất lỏng trong mơi trường xung quanh) gây ra. Kích thước của các hạt tỉ lệ nghịch với tốc độ di chuyển và sự dao động cường độ ánh sáng tán xạ [1], [28].

Ưu điểm:

− Đo lường nhanh chóng và chính xác [25].

− Độ nhạy cao và độ lặp lại tốt [25].

− Áp dụng cho bất kỳ môi trường lỏng hoặc dung môi nào được sử dụng [25].

Nhược điểm

− Các điều kiện bắt buộc hạt cần đo phải ở trạng thái huyền phù và chuyển động Brown [25].

− Kích thước hạt trung bình bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu do số lượng nhỏ các hạt có kích thước lớn [25].

− Độ phân giải kích thước giới hạn [25].

2.6.2. Kỹ thuật đo tán xạ ánh sáng điện di

Định nghĩa: Tán xạ ánh sáng điện di (Electrophoretic Light Scattering – ELS) là một

kỹ thuật được sử dụng để do độ linh động điện di của các hạt đang ở trạng thái phân tán. Đây là phương pháp phổ biến nhất để xác định điện thế zeta của các hạt nano [20], [25].

Nguyên tắc: Khi đặt các hạt tích điện ở trạng thái phân tán vào trong một điện trường,

các hạt sẽ di chuyển về phía điện cực tích điện trái dấu với một vận tốc được gọi là độ linh động điện di (electrophoretic mobility). Độ linh động điện di được xác định thông qua tán xạ ánh sáng laser với nguyên lý tương tự như kỹ thuật DLS, nhờ đó giá trị điện thế zeta của hạt được xác định. Độ linh động điện di càng cao thì giá trị của điện thế zeta càng cao [20], [25].

Ưu điểm:

− Đo lường nhanh chóng và chính xác [25].

− Yêu cầu lượng mẫu rất ít (khoảng 0,1 mL) [25].

Nhược điểm

− Giá trị của điện thế zeta phụ thuộc vào nồng độ ion và pH của môi trường phân tán [25].

2.6.3. Phương pháp Quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần ghép khối phổ(ICP-MS) (ICP-MS)

Định nghĩa: Quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần ghép khối phổ (Inductively

Coupled Plasma Mass Spectrometry) là một phương pháp phân tích định tính và định lượng theo thành phần nguyên tố đặc trưng, thường là các kim loại [25]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc: Phương pháp dựa trên sự ion hóa mẫu cần phân tích bởi plasma nhiệt độ

cao để tạo thành các ion tích điện dương, sau đó được phân tách và phát hiện bởi khối phổ. Hệ thống ICP-MS bao gồm một nguồn ICP (nguồn cảm ứng cao tần plasma) nhiệt độ cao, giao diện lấy mẫu (interface), thấu kính tĩnh điện (ion lens) và mơt khối phổ kế (mass spectrometry) với đầu dò (detector). Nguồn ICP chuyển các nguyên tử của các nguyên tố trong mẫu thành các ion. Sau đó, những ion này được phân tách, sắp xếp và phát hiện bằng thiết bị khối phổ [25].

Ưu điểm:

− Khả năng phân tích tự động hóa cao và nhanh chóng [25].

− Tính đặc hiệu cao, đáng tin cậy [20], [25].

− Độ nhạy cao, giới hạn phát hiện thấp [20], [25].

− Khả năng thu được thông tin các đồng vị [20], [25].

Nhược điểm:

− Chi phí cao, bảo trì phức tạp [25].

− Hạn chế áp dụng cho các nguyên tố tạo ra ion âm như Cl, I, F,…[25].

− Sự nhiễu phổ do sự giao thoa của các phân tử khơng thể phân tách hoặc do đồng vị có cùng nguyên tử khối với nguyên tố cần phân tích, đặc biệt là với các nguyên tố có nguyên tử khối thấp như S, Se, P, K và Ca [25].

2.7. Tình hình nghiên cứu vật liệu nano liposome mang thuốc Oxalipatin2.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 2017, Nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Đại Hải tại Phòng Nghiên cứu Vật liệu Y Sinh của Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô Liposome Paclitaxel từ nguồn Lecithin đậu nành”, Kết quả đã xây dựng được quy trình bào chế vật liệu nano liposome nang hóa Paclitaxel từ nguồn Lecithin đậu nành bằng phương pháp Hydrat hóa màng mỏng kết hợp với siêu âm giảm kích thước và đồng hóa áp suất cao với đầy đủ các thơng số kỹ thuật. Sản phẩm có độ ổn định lên đến 12 tháng khi bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 2 – 8 ºC. Độ an toàn và tác dụng điều trị ung thư đã được đánh giá trên mơ hình thử nghiệm in vitro và

in vivo, bước đầu cho thấy tác dụng trên khối u chuột mang tế bào ung thư MCF-7

[26].

Cùng năm đó, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế Liposome làm chất mang thuốc”. Nano liposome được tổng hợp bằng phương pháp Hydrat hóa màng mỏng và sử dụng thiết bị nén áp suất cao để giảm và đồng nhất kích thước. Sản phẩm sau đó được thẩm tách bằng màng lọc để thay đổi môi trường bảo quản. Kết quả cho thấy mẫu có mơi trường bên trong và bên ngồi cùng là nước cất sẽ có độ ổn định tốt trong thời gian bảo quản 1 tháng [2].

2.7.2. Tình hình nghiên cứu quốc tế

Năm 2011, Yang Chuang và các cộng sự đã tổng hợp thành công nano liposome tuần hồn dài nang hóa Oxaliplatin với cơng thức bao gồm Lecithin, Cholesterol và DSPE-PEG2000 với tỷ lệ mol là 2,0:1,0:0,2 bằng phương pháp bay hơi pha đảo và ép đùn qua màng polycarbonate (φ = 100 nm). Kết quả thu được nano liposome có KTTP là 151,56 ± 15,57 nm, điện thế zeta là -23,68 ± 2,35 mV và hiệu suất nang hóa đạt 42,96 ± 6,45% [38].

Năm 2012, Sara Zalba và các cộng sự đã bào chế thành cơng nano liposome nang hóa Oxaliplatin định hướng điều trị ung thư đại tràng bằng phương pháp Hydrat hóa

màng mỏng kết hợp siêu âm trong bể và ép đùn qua màng polycarbonate (φ = 100 nm). Các hạt tạo thành có KTTP là 115,6 ± 2,0 nm, điện thế zeta là -18,4 ± 3,9 mV và hiệu suất nang hóa thuốc đạt 34,23 ± 2,9% [39].

Năm 2016, Zeng Chunying và các cộng sự của mình đã tổng hợp thành cơng nano liposome nang hóa Oxaliplatin theo công thức bao gồm: HSPC, Cholesterol và DSPE- PEG2000 với tỷ lệ %mol là 85:10:5, bằng phương pháp Hydrat hóa màng mỏng kết hợp ép đùn qua màng polycarbonate (φ = 200 nm) và loại bỏ thuốc dư bằng phương pháp thẩm tách. Kết quả thu được nano liposome có KTTP là 132,6 ± 0,9 nm, điện thế zeta là -5,8 ± 0,3 mV và hiệu suất nang hóa đạt 90,5% [40].

Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất vật liệu liposome nang hóa Oxaliplatin mã hóa MBP-426 được phát triển bởi MebioPharm (Nhật Bản) đã tiến tới thử nghiệm lâm sàng; vượt qua giai đoạn I trong điều trị ung thư đại trực tràng, tuyến tụy và đang trong giai đoạn II đối điều trị ung thư biểu mô dạ dày. Vật liệu được tổng hợp từ các nguyên liệu bao gồm N-glutaryl phosphatidylethanolamine, Cholesterol và phối tử Transferrin, có kích thước phân bố trong khoảng từ 50 – 200 nm [32], [34].

Một phần của tài liệu Tổng hợp và đánh giá khả năng nang hóa oxaliplatin của hệ nano liposome (Trang 32 - 37)