Phân tích và đánh giá các loại rủi ro của ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 25)

2.2.1. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh

2.2.1.1. Thực trạng

Ngày nay, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước này đang là điểm đến nổi tiếng của thế giới. Với trên 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp du lịch nội địa, hàng năm lại tăng thêm khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch… tất cả những thống kê ấy đã cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch. Du lịch ngày càng phát triển kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty du lịch với nhau và đây có thể coi là yếu tố môi trường cạnh tranh tác động lớn đến các công ty. Thị trường du lịch có rất nhiều công ty lớn và uy tín, tuy nhiên vẫn có sự phân ngôi khá rõ ràng trong ưu thế dẫn đầu của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành, và một trong số những đối thủ chính của công ty du lịch lớn nhất và lâu đời nhất - Saigontourist là công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel.

Trong giai đoạn “nhà nhà, người người làm du lịch”, môi trường kinh doanh lĩnh vực dịch vụ du lịch luôn tăng tốc, thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt theo sự “bùng nổ” của lượng khách du lịch toàn cầu. “Thời ăn nên làm ra” của các công ty du lịch đã không còn dễ dàng như xưa nữa bởi tính cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực tổ chức tour du lịch (lữ hành). Sự phát triển của một công ty trên thị trường là mối đe dọa cho những công ty còn lại về thị phần, doanh thu… Để thấy rõ được các rủi ro về đối thủ cạnh tranh trong ngành du lịch, Saigontourist sẽ được lấy làm ví dụ để ta thấy rõ được sự đe dọa đến từ các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất và cũng là mối đe dọa hàng đầu của Saigontourist về mảng du lịch lữ hành trong và ngoài nước tính đến thời điểm hiện tại là công ty du lịch Vietravel.

Hình 2.2: Top 10 Công ty Du lịch uy tín năm 2020, tháng 12/2020

Nguồn: Vietnam Report

Top 10 Công ty Du lịch và Top 5 Công ty Vận tải hành khách uy tín năm 2020 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên ba tiêu chí chính:

(1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất.

(2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng.

(3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 11-12/2020 từ Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (VietNam Report) phối hợp với báo VietNamNet, Vietravel đã vươn lên vị trí đầu bảng với và được đánh giá là công ty du lịch uy tín nhất năm trong nước và ngoài nước. Theo sau đó là công ty du lịch Saigontourist nằm ở vị trí thứ hai.

Hình 2.3: Kết quả kinh doanh của Vietravel và Saigontourist 2014 - Quý II/2020

Nguồn: Cafebiz.vn

Từ đó ta có thể thấy được rủi ro về đối thủ cạnh tranh là rất lớn có thể tạo ra những khó khăn cho Saigontourist trong việc duy trì thị phần của công ty trong ngành du lịch. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Saigontourist không ai khác chính là Vietravel. Công ty đối thủ - Vietravel có xu hướng sẽ dành ưu thế về thị phần của thị trường du lịch so với công ty du lịch Saigontourist. Theo thống kê từ 2014 đến 2018, doanh thu Vietravel đều đặn tăng trưởng khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm trong khi doanh thu của Saigontourist lại tăng không mạnh từ năm 2014-2018. Tuy nhiên, trong 2 năm 2019 và 2020, dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịch, cũng như 2 công ty Vietravel và Saigontourist. Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Saigontourist đạt 1.223 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, Saigontourist lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh chính tới 185 tỷ đồng và qua đó chịu lỗ trước thuế 180 tỷ đồng.

Cùng thời điểm này, Vietravel đạt gần 1.000 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 72% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế gần 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm sáng có thể thấy trong báo cáo tài chính của Vietravel năm 2020 là doanh thu tài chính tăng gấp 20 lần, lên 16 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản lãi tiền gửi. Được đánh giá cao về quy mô hoạt động, nhân lực cũng như là tốc độ tăng trưởng trong năm 2020, Vietravel - Công ty được đánh giá nằm trong top 500 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đã vươn lên vị trí đầu.

Không những gặp rủi ro về thị phần ngành, công ty Saigontourist còn đang phải đối mặt với rủi ro giá cả, các chính sách khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh. Trong khi công ty Saigontourist đưa ra một mức giá cao đánh vào thị trường mục tiêu có mức chi trả khá và cao cho sản phẩm thì công ty du lịch Vietravel luôn có những chiến lược giá phù hợp cho từng thời điểm trong và ngoài mùa du dịch để thu hút khách hàng cao nhất. Tháng 10/2021 vừa qua, công ty đã cho ra các gói ưu đãi khi mua tour theo nhóm; miễn phí vé trẻ em cùng nhiều quà tặng nằm trong chương trình "Sôi động và an toàn - Hành trình xanh, an tâm trải nghiệm" nhằm gia tăng giá trị, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi tham gia tour, xua tan những căng thẳng, tái tạo nguồn năng lượng sống tích cực sau thời gian giãn cách. Trong khi Saigontourist đánh vào thị phần người có thu nhâ ¥p cao hơn nên ít có các gói khuyến mãi và điều này dễ làm mất đi một lượng lớn khách hàng đến từ tầng lớp trung lưu.

Hình 2.4: "Sôi động và an toàn - Hành trình xanh, an tâm trải nghiệm "

Chiến lược kinh doanh là chìa khóa quyết định thành công của doanh nghiệp, và khi thị trường càng trở nên gay gắt thì chiến lược kinh doanh lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi Saigontourist tập trung ở phân khúc trong nước thì Vietravel đã chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh khá tốt, họ tập trung nguồn lực cho phân khúc khách lẻ trong nước đi tour nước ngoài để từ đó tạo một trải nghiệm thương hiệu tốt hơn Saigontourist bởi thương hiệu nhắm đến khách hàng cá nhân, chính sự trải nghiệm ấy đã mang về doanh thu và lợi nhuận rất lớn từ phân khúc này. Nhờ đánh giá thị trường một cách chính xác, trong năm 2018, Vietravel đã xây dựng được rất nhiều sản phẩm mới đánh trúng nhu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm chỉ riêng Vietravel làm được như hệ thống các chuyến bay thẳng thuê bao nguyên chuyến (charter), chương trình giới thiệu điểm đến Trương Gia Giới (Trung Quốc), sản phẩm đi CHDCND Triều Tiên, Bhutan,… Cũng vào năm 2018, Vietravel là cái tên Việt Nam duy nhất có mặt trong danh sách 50 doanh nghiệp du lịch lớn nhất châu Á, liên tiếp “giật” nhiều giải thưởng du lịch thế giới.

Hình 2.5: Vietravel nhận giải Nhà điều hành tour du lịch trọn gói hàng đầu thế giới

Nguồn: thanhnien.vn

Trong chiến lược trung và dài hạn, Vietravel sẽ gia tăng độ phủ bằng cách mở thêm nhiều văn phòng/chi nhánh trong và ngoài nước, từ 63 văn phòng/chi nhánh hiện tại. Vietravel dự tính mở rộng thị trường sang Anh (London), Dubai... bên cạnh các thị trường như Mỹ, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Úc, Pháp, Hàn Quốc và Nhật…

Ẩn số hàng không

Đình đám hơn cả, Vietravel đã quyết định nhảy vào lĩnh vực hàng không, với việc thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines. Trong năm 2019 vừa qua, Vietravel đã hoàn tất việc gọi vốn 700 tỉ đồng thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ, để bơm vốn cho hãng bay mới mẻ này. Chiến lược này sẽ làm tăng vị thế của công ty Vietravel không những trong mảng cung cấp các dịch vụ du lịch - lữ hành mà còn trong cả mảng giao thông vận tải trong dài hạn.

Hình 2.6 và 2.7: Minh họa về ẩn số hàng không

Với mong muốn mang đến một giải pháp dịch vụ du lịch toàn diện cho người Việt, Vietravel luôn nắm bắt được xu hướng, trở thành đơn vị luôn tiên phong trong đổi mới công nghệ để mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành. Ngày 26/11/2019 – TripU, siêu ứng dụng du lịch đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư và cố vấn bởi Vietravel vừa chính thức tham gia vào thị trường du lịch trực tuyến đầy sôi động. Sự ra đời của TripU một lần nữa khẳng định sự tiên phong chuyển dịch xu hướng du lịch của Vietravel, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Hình 2.8: Ảnh minh họa

Nguồn: Thanhnien.vn

Thích ứng với thực tiễn, công ty du lịch Vietravel đã thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour; giao dịch với khách hàng chủ yếu bằng hình thức trực tuyến.

2.2.1.2. Phân tích Thành phần cơ bản

của rủi ro

Mối đe doạ

Tuy gia nhập thị trường sau nhưng thị phần của công ty đối thủ - Vietravel tăng trưởng nhanh chóng và vượt mặt Saigontourist đứng vững ở vị trí top1 công ty du lịch uy tín nhiều năm liền. Điều này nhờ Vietravel luôn đưa ra nhiều gói khuyến mãi cho khách hàng nên gây ra không ít rủi ro cho Saigontourist trong việc giữ chân khách hàng và tìm kiếm nguồn khách hàng. Bên cạnh đó, Vietravel nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường tập trung vào một số phân khúc thị trường chủ yếu, chiến lược phân phối rộng rãi, cải tiến phát triển sản phẩm dịch vụ của đối thủ sẽ gây ra ra trở ngại lớn với Saigontourist trong việc chạy đua thị phần.

Nguồn

Môi trường ngành công nghiệp không khói: ngành du lịch lữ hành hiện nay khá hấp dẫn nên dòng gia nhập ngành cao. Các chiến lược kinh doanh của các công ty gia nhập sau như chi phí giá thấp, đa dạng hóa sản phẩm... tạo ra nhiều rủi ro cho Saigontourist nếu công ty không đề ra những chính sách phù hợp.

Các nhân tố thay đổi

- Yếu tố bất định đến từ các đánh giá của khách hàng và của các chuyên gia trong và ngoài nước là một trong số những nhân tố thay đổi có thể tạo ra những tác động, rủi ro cho Saigontourist, đặc biệt là trong mảng dịch vụ này.

- Công ty thiếu sự chuẩn bị về chính sách, mục tiêu, chiến lược về giá cả, chương trình khuyến mãi, phân phối sản phẩm, cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch... để giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường khi có các công ty khác gia nhập ngành.

Du lịch, lữ hành uy tín mấy năm liền. Lợi nhuận từ việc kinh doanh du lịch của Saigontourist có dấu hiệu giảm, công ty phải chia thị phần cho công ty đối thủ - Vietravel. Khách hàng không còn coi Saigontourist là lựa chọn hàng đầu khi du lịch nữa mà sẽ có sự cân nhắc lựa chọn các đối thủ cạnh tranh.

2.2.1.3. Đánh giá rủi ro

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, kinh doanh lữ hành không thể tránh được rủi ro từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Chìa khoá thành công trong kinh doanh là cách thức doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh và giành lợi thế trên thị trường. Lữ hành Saigontourist là một trong số ít ỏi các công ty nhà nước làm ăn hiệu quả, tuy nhiên chính sự ổn định về lợi nhuận và doanh thu của Saigontourist sẽ dễ gây nên tình trạng "ngủ trên chiến thắng", nếu không luôn cập nhật, đánh giá rủi ro từ đối thủ cạnh tranh thì sẽ dễ bị các đối thủ vượt mặt. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Saigontourist vào thời điểm hiện tại là Vietravel. Yếu tố chính tạo ra rủi ro về đối thủ cạnh tranh trực tiếp là thị phần của công ty.

Thị phần là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến việc tăng quy mô cho hoạt động của doanh nghiệp và cải thiện lợi nhuận. Dù doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần phải biết được vị trí của mình đang ở đâu, có những điểm yếu gì, điểm mạnh gì so với các đối thủ, thị trường mang đến những cơ hội và thách thức gì để từ đó doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Thị phần là một dấu hiệu của khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Việc xác định thị phần giúp các chủ doanh nghiệp có thể nhìn ra tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong từng phân khúc của thị trường để từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bên cạnh đó, thị phần còn là cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp có thể bổ sung nguồn lực và tăng động lực phát triển lên nhiều lần, thị phần tăng

có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện khả năng sinh lời.

Rủi ro về thị phần này vừa là động lực, vừa là thách thức với công ty. Nếu công ty có thể vận dụng quản trị rủi ro, phân tích, đánh giá được rủi ro và đưa ra giải pháp, biện pháp phòng ngừa rủi ro thì công ty có thể đứng vững trong lĩnh vực du lịch lữ hành này.

2.2.2. Rủi ro về nhà cung cấp

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, công ty lữ hành có vai trò là liên kết các sản phẩm riêng lẻ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thành một sản phẩm hoàn chỉnh hay từng phần và bán cho khách du lịch nhằm phục vụ các nhu cầu du lịch. Trong vai trò này, ngoài hoạt động kinh doanh chính của mình là bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói, công ty lữ hành còn là một nhà trung gian bán và tiêu thụ các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua hệ thống kênh phân phối của mình, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch và đem lại sự thỏa mãn tối đa cho du khách. Vì vậy, việc kiểm soát tốt tất cả các nhà cung ứng là một thách thức lớn cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành. Nếu không kiểm soát tốt các nhà cung ứng, tất yếu sẽ có một bộ sản phẩm kém chất lượng dẫn đến ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Đó là lý do tại sao việc đánh giá rủi ro nguồn cung là một phần quan trọng trong việc lựa chọn và quản lý nhà cung cấp. Những đánh giá nhà cung cấp này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của nhà cung cấp khi hợp tác sau này.

Ví dụ về các nhà cung ứng: các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, các doanh nghiệp thương mại, điểm du lịch, các hãng vận chuyển hàng không, các công ty vận chuyển đường sắt, đường bộ, đường thủy, dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng...

2.2.2.1. Tăng giá, thiếu phòng khách sạn a) Thực trạng

Phòng khách sạn ở các điểm đến được ưa chuộng trong dịp nghỉ lễ, Tết lại “cháy”, có tình trạng đầu cơ.

Tình trạng tăng giá đã diễn ra từ nhiều năm qua, nhất là ở Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu. Hầu hết các dịch vụ lưu trú du lịch tại TP Đà Lạt và các khu vực lân cận như huyện Lạc Dương và Đức Trọng, TP Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng đã kín phòng.

Nhiều cơ sở lưu trú trên tuyến đường chính ở trung tâm như Nguyễn Chí Thanh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… hầu như chẳng còn phòng nào, giá tăng từ 25 - 100% so với bình thường. Giá phòng nghỉ bình dân trên 2 tuyến đường này, bình thường chỉ 300.000 - 400.000 đồng/ngày, giờ tăng gấp đôi. Tại Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né (các điểm đến

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 25)