Rủi ro về nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 34 - 45)

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, công ty lữ hành có vai trò là liên kết các sản phẩm riêng lẻ của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thành một sản phẩm hoàn chỉnh hay từng phần và bán cho khách du lịch nhằm phục vụ các nhu cầu du lịch. Trong vai trò này, ngoài hoạt động kinh doanh chính của mình là bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói, công ty lữ hành còn là một nhà trung gian bán và tiêu thụ các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua hệ thống kênh phân phối của mình, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch và đem lại sự thỏa mãn tối đa cho du khách. Vì vậy, việc kiểm soát tốt tất cả các nhà cung ứng là một thách thức lớn cho tất cả các doanh nghiệp lữ hành. Nếu không kiểm soát tốt các nhà cung ứng, tất yếu sẽ có một bộ sản phẩm kém chất lượng dẫn đến ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Đó là lý do tại sao việc đánh giá rủi ro nguồn cung là một phần quan trọng trong việc lựa chọn và quản lý nhà cung cấp. Những đánh giá nhà cung cấp này cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của nhà cung cấp khi hợp tác sau này.

Ví dụ về các nhà cung ứng: các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, các doanh nghiệp thương mại, điểm du lịch, các hãng vận chuyển hàng không, các công ty vận chuyển đường sắt, đường bộ, đường thủy, dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng...

2.2.2.1. Tăng giá, thiếu phòng khách sạn a) Thực trạng

Phòng khách sạn ở các điểm đến được ưa chuộng trong dịp nghỉ lễ, Tết lại “cháy”, có tình trạng đầu cơ.

Tình trạng tăng giá đã diễn ra từ nhiều năm qua, nhất là ở Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu. Hầu hết các dịch vụ lưu trú du lịch tại TP Đà Lạt và các khu vực lân cận như huyện Lạc Dương và Đức Trọng, TP Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng đã kín phòng.

Nhiều cơ sở lưu trú trên tuyến đường chính ở trung tâm như Nguyễn Chí Thanh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… hầu như chẳng còn phòng nào, giá tăng từ 25 - 100% so với bình thường. Giá phòng nghỉ bình dân trên 2 tuyến đường này, bình thường chỉ 300.000 - 400.000 đồng/ngày, giờ tăng gấp đôi. Tại Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né (các điểm đến được du khách chọn nhiều nhất), các khách sạn đều thông báo hết phòng.

Hình 2.9: Ảnh minh họa

Nguồn: Thanhnien.vn

Bà Trần Đặng Minh Uyên, Giám đốc lữ hành nội địa Công ty Win Way (TP.HCM), cho biết giá phòng ở Nha Trang trung bình tăng 50% nhưng vẫn không tìm được phòng cho khách, do khách sạn “ém” phòng bán cho khách lẻ với giá cao. Tại Vũng Tàu, các hãng lữ hành vất vả đến mấy cũng không thể đặt được phòng.

“Có khách sạn xa bãi biển, 2 sao thôi, ngày thường đặt với giá 300.000 đồng/phòng, ngày lễ tăng lên đến 850.000 đồng/phòng. Các khách sạn lớn chỉ dành 30% lượng phòng cho các công ty lữ hành, số còn lại để dành “chém” khách lẻ mà họ biết chắc chắn sẽ đổ về Vũng Tàu. Chúng tôi điện thoại hỏi khách sạn còn phòng hay không, họ trả lời hết. Nhưng khách điện thoại trực tiếp thì họ bảo còn, giá gấp đôi”, bà Uyên kể.

Các hãng lữ hành ở TP.HCM khẳng định khách sạn ở Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu đang bị đầu cơ. Bà Trần Đặng Minh Uyên cho biết một số công ty du lịch nhỏ tung người ra mua sỉ phòng các khách sạn, chủ yếu 2 sao trở xuống, ở Nha Trang, Đà Lạt. Họ trả tiền trước 100% cho khách sạn với giá cao hơn ngày thường khoảng 25% và sẽ bán lại cho khách lẻ, các công ty lữ hành với giá gấp đôi, gấp ba.

Tình trạng này khiến các công ty lữ hành làm ăn đàng hoàng luôn đau đầu vì không đặt được phòng. Không còn cách nào khác, họ phải mua lại phòng từ những người đầu cơ. Một doanh nghiệp du lịch cho biết trên thực tế, khách sạn và người đầu cơ đã bắt tay nhau trong việc mua bán sỉ phòng. Với kiểu "bán sỉ" này, họ nhận tiền “một cục” lại khỏi phải lo tìm mối bán lẻ. Các khách sạn cao cấp thường từ chối tham gia dịch vụ kiểu này nhưng lượng phòng từ 3 - 5 sao trở lên ở Nha Trang chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phòng, trong khi nhu cầu vào dịp lễ lại cao. Vì vậy, các công ty du lịch vẫn phải bấm bụng bỏ tiền “mua” từ nguồn của đầu nậu.

b) Phân tích Thành phần cơ bản

của rủi ro Nội dung phân tích

Mối đe dọa

Mối đe dọa chính và trực tiếp đến là sự quá tải của phòng khách sạn, đặc biệt là trong giai đoạn lễ tết, người dân đổ xô đi du lịch khá nhiều, không thể tránh khỏi tình trạng thiếu phòng, giá phòng tăng cao. Việc khách sạn tăng giá có thể đẩy giá tua du lịch lên theo. Nơi nghỉ ngơi là nhân tố quyết địnhbởi vì nếu không cóđược khách sạn/nhà nghỉ phù hợp, mọi dự định về tour du lịch có thể bị hủy bỏ.

Nguồn

Môi trường để rủi ro xảy ra là các tour du lịch trong nước, nhất là những tour du lịch hot đến các điểm đến du lịch nổi tiếng hoặc nơi có các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao thu hút nhiều du khách du lịch đến thăm quan, vui chơi.

Các nhân tố thay đổi

- Thái độ và đạo đức của khách sạn, nhà nghỉ về việc “bán sỉ”, ém phòng để đôn giá quá mức và những người có âm mưu đầu cơ.

- Cơ quan quản lý địa phương cần theo dõi sát sao và xử lý nghiêm minh hơn các trường hợp này.

Hậu quả - Tình trạng đầu cơ phòng trước hết khiến nhà nước chịu thiệt vì thất thu thuế. Ví dụ, các công ty đầu cơ mua giá phòng 200.000 đồng, bán ra giá 500.000 đồng, nhưng chỉ khai báo 200.000 đồng. Khách sạn không nên bắt tay với người đầu cơ, nếu không sẽ bị tẩy chay.

- Ông Trần Văn Long, Giám đốc Công ty Du lịch Việt, nói rằng trong khi ở các nước lân cận như Thái Lan đang tìm mọi cách khuyến mãi, giảm giá lôi kéo khách Việt thì du lịch nước ta cứ làm khó nhau bởi kiểu làm ăn chụp giật này thì việc thiếu phòng khách sạn và mức giá phòng tăng cao thời gian qua đang ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Bởi kéo theo đó là giá tour du lịch cũng tăng lên và khả năng dòng du khách quốc tế chuyển dịch sang các nước khác trong khu vực là hoàn toàn có thể xảy ra.Vấn đề thiếu phòng và tăng giá phòng khách sạn còn cho thấy một nghịch lý đang diễn ra hiện nay là, trong khi Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đang cố gắng đầu tư quảng bá cho hình ảnh du lịch Việt Nam đến các nước, thì việc du khách quốc tế buộc phải hủy tour du lịch đến nước ta với những lý do kiểu như thiếu phòng hoặc giá

phòng tăng sẽ gây nên những tác động ngược lại.

2.2.2.2. Rủi ro về đối tác cung cấp thông tin sai lệch a) Thực trạng

Thanh tra Sở Thông tin – Truyền thông TP HCM phạt công ty Lữ hành Saigontourist (Quận 1) 50 triệu đồng về hành vi phát hành ấn phẩm hình ảnh Trương Gia Giới sử dụng bản đồ có đường phân định (hình lưỡi bò) - thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia, vi phạm nội dung cấm trong hoạt động xuất bản.

"Sai phạm của công ty này là nghiêm trọng nên Thanh tra Sở đã quyết định phạt vượt khung tối đa để chấn chỉnh, răn đe. Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Du lịch tăng cường kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn các quy định về kiểm duyệt, để tránh tái diễn sự việc đáng tiếc này", ông Từ Lương (Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông) nói với VnExpress.

Hình 2.10: Ấn phẩm in hình "đường lưỡi bò" mà Công ty Trung Thế đưa cho Saigontourist, và Saigontourist sử dụng

Ảnh: Trung Hiếu Nguồn - Thanhnien.vn

Theo đó, Báo Thanh Niên có bài viết phản ánh ngày 17.10, ông T.Đ.H ở TP.HCM, cho biết chiều 15.10 ông cùng bạn đến Saigontourist (45 Lê Thánh Tôn, Q.1) để tìm hiểu đặt tour. Ban đầu, ông H. dự tính tìm hiểu tour đi Đài Loan. Tuy nhiên, khi nghe ông H. trình bày, nhân viên của Saigontourist giới thiệu tour đi Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn của Trung Quốc vì “cảnh vật ở đây đẹp lắm, rất nhiều du khách tham quan”.

Nói xong, nhân viên Saigontourist đưa cho ông H. một cuốn sách khá dày giới thiệu về cảnh vật, thiên nhiên ở Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn để ông tham khảo. “Khi tôi xem tới trang gần cuối thì phát hiện bản đồ Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò phi pháp”, ông H. nói. Sự việc sau đó đã bị Thanh tra Sở Du lịch phát hiện phối hợp với cơ quan chức năng lập biên bản xử lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý giải cho sự cố đáng tiếc trên, đại diện công ty Saigontourist cho biết, Saigontourist đã tiến hành kiểm tra, thu hồi các ấn phẩm có in "đường lưỡi bò" và nhận trách nhiệm sai sót trong khâu kiểm duyệt, để ấn phẩm lưu hành thời gian qua. Cụ thể, trong Hội chợ du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh (ITE HCMC 2019) diễn ra đầu tháng 9, công ty có tiếp một đối tác phía Trung Quốc là công ty Trung Thế. Đơn vị này đã gửi một số cẩm nang thông tin về danh thắng Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ trấn để khách du lịch tham khảo. Do nhân viên của công ty kiểm tra không kỹ, chỉ nghĩ đây là thông tin giới thiệu về tuyến điểm du lịch này nên đã để ở quầy hướng dẫn để du khách khi cần có thêm thông tin tìm hiểu.

b) Phân tích Thành phần cơ bản

của rủi ro Nội dung phân tích

Mối đe dọa

Trong sự cố của Saigontourist, đối tác là công ty Trung Thế (Trung Quốc) đã đưa ấn phẩm quảng bá du lịch có chứa hình ảnh trái pháp luật. Mối đe dọa đó được xem là một dã tâm bất tận của người Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Họ bất chấp không từ bỏ cơ hội nào để truyền bá yêu sách “đường lưỡi bò” không có cơ sở lịch sử và pháp lý, nội dung không phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Đây được xem là hành vi gây xuyên tạc, truyền bá tư tưởng lệch lạc và có thể làm ảnh hưởng tới tư tưởng của người Việt Nam nói riêng và khách du lịch nói chung về vấn đề chủ quyền.

Nguồn Môi trường để xảy ra rủi ro là thị trường tour du lịch quốc tế của Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist. Đây được coi là môi trường phát sinh nhiều rủi ro có thể khiến công ty gặp khó khăn nếu không quản lý chặt chẽ và không có chính sách phù hợp đối với các nhà cung ứng, đặc

biệt là nhà cung ứng cho những dịch vụ quốc tế.

Các nhân tố thay đổi

Thái độ làm việc, sự tập trung và ý thức trách nhiệm của những cá nhân nhân viên, phòng ban nhận ấn phẩm còn hời hợt, qua loa. Điều này dẫn đến sự lơ là cảnh giác, thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp, nhận ấn phẩm của đối tác đưa mà không qua khâu kiểm duyệt theo quy định của công ty. Hệ thống kiểm duyệt nội bộ, các chính sách, điều lệ của doanh nghiệp còn lỏng lẻo.

Hậu quả

Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM phạt hành chính Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist 50 triệu đồng vì hành vì sử dụng ấn phẩm du lịch có in bản đồ "đường lưỡi bò" thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia để giới thiệu khách, ấn phẩm xuất bản "hình ảnh Trương Gia Giới" thuộc diện nhập khẩu không kinh doanh. Quyết định được đưa ra căn cứ theo Điều 27 Nghị định 159/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Ngoài ra, phía Thanh tra Sở cũng tịch thu và tiêu hủy toàn bộ ấn phẩm xuất bản phẩm vi phạm. Sự cố này gây bất lợi cho vị thế của Saigontourist, khiến hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng trở nên tiêu cực hơn.

2.2.2.3. Rủi ro từ hãng hàng không a) Thực trạng

Việc chậm, hủy chuyến bay hoặc được “bay sớm” của các hãng hàng không khiến các hành khách mất thêm thời gian của mình và hãng lữ hành cũng mệt mỏi, rơi vào thế bị động. Việc đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịch.

Ông Trần Thế Dũng - Phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ - cho biết công ty đã đăng ký mua vé máy bay của hãng V cho đoàn du lịch hơn 25 người đi Bangkok, Thái

Lan trong 4 ngày (từ 24 đến 27-8). Tuy nhiên, ngày chuẩn bị từ Bangkok về TP.HCM, buổi tối lúc 19h55 công ty được hãng hàng không thông báo bay sớm hơn 6 tiếng. “Người ta phải rời khách sạn ở Bangkok từ sớm để tránh kẹt xe. Vô hình trung khách du lịch mất gần một ngày...” - ông Dũng nói. Khách phản ứng quá mạnh và có lý nên công ty du lịch buộc phải nhượng bộ. “Người ta đi có 4 ngày nhưng việc đổi giờ bay như vậy người ta mất gần một ngày nên chúng tôi phải lùi ngày về vào 28-8. Tốn rất nhiều chi phí” - ông Dũng chia sẻ.

Một số doanh nghiệp du lịch cho biết cũng tá hỏa vì tình trạng hoãn, hủy chuyến. Không ít tour khách “giận” lây cả công ty lữ hành vì họ phải vạ vật ở sân bay, hoặc vừa xuống sân bay phải lên xe đi tham quan ngay vì máy bay trễ chuyến. Trường hợp chậm, hủy chuyến bay hoặc được “bay sớm” của các hãng, theo ông Trần Thế Dũng, đang ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch, khiến công ty du lịch bị thiệt hại về uy tín và chất lượng tour. Ông Dũng đề nghị các hãng cần tính toán lịch bay cho nề nếp, tránh tình trạng liên tục chậm, hủy chuyến.

Bên cạnh đó, hàng không chưa muốn chia sẻ lợi nhuận. Trong bối cảnh nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đóng vai trò thiết yếu, việc điều chỉnh giá dịch vụ hàng không vừa được công bố đồng nghĩa giá vé máy bay sắp sửa tăng đang khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành. Lãnh đạo một công ty du lịch tại TP.HCM cho biết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam từ TP.HCM đi Đà Nẵng hoặc Hà Nội so với giá vé từ các điểm trên đi Bangkok có sự chênh lệch rất lớn. Thậm chí, giá vé 2 chiều từ TP.HCM đi Hà Nội gần bằng một tour trọn gói cho khách Việt đi chơi Thái Lan 5 ngày 4 đêm (gồm cả vé máy bay, khách sạn, ăn uống...). Trong khi các hãng hàng không Thái thường có chương trình liên kết rất tốt với doanh nghiệp lữ hành để có giá tour rất cạnh tranh thì tại Việt Nam lại chưa được như tiềm năng. Cho biết ông có cảm giác các hãng hàng không Việt Nam chưa thực sự muốn chia sẻ lợi nhuận lớn của mình, vị giám đốc một công ty du lịch TP.HCM cho biết điều này buộc các hãng lữ hành vào thế bị động trước khả năng tăng giá vé hàng không.

Hình 2.11: Khách du lịch miền Trung xếp hàng chờ làm thủ tục bay

Nguồn: Tuoitre.vn

c) Phân tích Thành phần cơ bản

của rủi ro Nội dung phân tích

Mối đe dọa

Mối đe dọa chính và trực tiếp đến các công ty du lịch là sự quá tải của hãng hàng không. Vào ngày cuối tuần hay các dịp lễ, nhiều người dân đổ xô đi du lịch khiến sân bay rơi vào tình trạng đông đúc, không thể tránh khỏi hiện tượng tắc nghẽn chuyến bay dẫn đến delay, hủy chuyến hoặc được bay sớm so với dự kiến. Trong phát triển du lịch liên tuyến, vé máy bay là phương tiện quyết định vì khi hãng bay trễ so với kế hoạch thì sẽ bị ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng làm cho toàn bộ các chương trình tour nối liền sau đó sẽ “phá sản”.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 34 - 45)