Hàm ý quản trị rủi ro vi mô cho toàn ngành du lịch

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 78 - 80)

3.5.1. Né tránh rủi ro

Các doanh nghiệp trong ngành có thể xây dựng và thực hiện một số các đánh giá, chỉ tiêu để sàng lọc chọn lựa các nhà đối tác, nhà cung cấp các dịch vụ như giao thông vận tải, quảng cáo, ăn uống… Doanh nghiệp có thể tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính, sự uy tín, đối thủ cạnh tranh… của công ty đối tác, nhà cung cấp trước khi ký kết hợp đồng để đảm bảo sự cung ứng có chất lượng và hiệu quả lâu dài né tránh các rủi ro có thể xảy

ra. Nếu những nhà cung ứng đó không đạt tiêu chí hay điều kiện mình đưa ra thì có thể xem xét ngừng hợp đồng để tránh những rủi ro, tổn thất về sau.

Cần kiểm tra kỹ những thông tin về khách hàng đăng ký tour của doanh nghiệp. Có thể kể đến như là thông tin về giấy tờ tùy thân phòng trường hợp làm giả giấy tờ, giấy tiêm vắc xin ngừa COVID-19 hay là thẻ vùng xanh, hoặc là các trường hợp có bệnh nền nguy hiểm… để tránh các rủi ro từ khách hàng gây ra cho doanh nghiệp. Từ đó ta có thể tránh các rủi ro trực tiếp bằng cách không chấp nhận việc đăng ký tour của doanh nghiệp.

3.5.2. Ngăn ngừa tổn thất

Một sự ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp trong ngành du lịch là các công ty đối tác, nhà cũng ứng. Để ngăn ngừa tổn thất từ sự hợp tác này doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thông tin về dự án cũng như lịch sử hay tình hình các đối tác và các bên liên quan để có thể chọn lựa được sự cung ứng dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu các điều khoản, quyền hạn hợp đồng khi ký. Thêm nữa, cần theo dõi, quan sát tình hình hoạt động của công ty đối tác để có thể lường trước được những rủi ro khi có sự bất thường từ đối tác.

Đối với ngành du lịch thì sự cạnh tranh không thể tránh khỏi nó vô cùng gay gắt và khốc liệt. Doanh nghiệp cần có chiến lược và cái nhìn đúng về thị trường cũng như giá trị riêng của doanh nghiệp để đi những bước đi chắc chắn khó có đối thủ có thể xuyên tạc hay cạnh tranh được. Đa dạng hóa dịch vụ, luôn cập nhật, phối hợp nhiều phương tiện truyền thông đại chúng để quảng bá đúng lúc đúng chỗ tạo điều kiện để mở rộng thị trường cũng như nâng tầm thương hiệu đồng thời có thể tiếp thu các phản hồi từ khách hàng để không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ của mình. Để ngăn ngừa tổn thất từ đối thủ cạnh tranh thì bên cạnh cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần có chính sách hay chế độ quản lý để nhân viên không tiết lộ những bí mật với đối thủ.

Đối với các rủi ro xuất hiện khi các hướng dẫn viên dẫn khách hàng trong đoàn đi du lịch trong và ngoài nước thì cần đào tạo tốt các hướng dẫn viên đó. Nâng cao các kỹ

năng xử lí, nhận biết các dấu hiệu về khách hàng khi các tình huống xấu xảy ra. Theo dõi đánh giá thường xuyên, sát hạch tiêu chuẩn nghề nghiệp để duy trì thái độ chuyên nghiệp với công việc. Ngăn ngừa được những sự phục vụ bất cẩn, thái độ không tốt, thiếu kiến thức,… dẫn đến bóc phốt, kiện cáo,… gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

Khách du lịch luôn muốn thấy cái đẹp, cái hay, cái lạ vì thế cần có những quy định ràng buộc cần phải tuân thủ khi du lịch (quy định về nơi bỏ rác, không ngắt cành bẻ hoa, không làm mất mỹ quan chung…). Nên có một bản cam kết trước khi kí hợp đồng tour để đảm bảo được sự văn minh cũng như sẽ ngăn ngừa những đối tượng gây hình ảnh xấu cho công ty.

Với tình hình dịch bệnh hiện nay thì các công ty du lịch cần thích nghi với hiện trạng. Muốn hoạt động trở lại cần tuân thủ các biện pháp 5K cũng như đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh. Điều đó làm cho công ty phải thay đổi hình thức, cơ cấu và cách thức để có thể hoạt động như bình thường ngăn ngừa có bệnh dịch gây tạm dừng hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 78 - 80)