Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với doanh nghiệp Saigontourist

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 69 - 71)

3.2.1. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh

3.2.1.1. Ngăn ngừa tổn thất

Trong môi trường ngành du lịch cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, thì việc xây dựng và áp dụng các chính sách, kế hoạch hợp lý để ngăn ngừa tổn thất về phía công ty là rất cần thiết. Saigontourist nên đẩy mạnh và hoạt động hiệu quả về quản trị rủi ro trong mảng đối thủ cạnh tranh để có thể ước tính, đo lường các tổn thất mà công ty có thể phải gặp phải. Đồng thời có thể đưa ra các phương pháp, chiến lược để có thể cạnh tranh với đối thủ và có cách thức quản trị hiệu quả nhất. Không dừng lại ở đó, việc hoạt động bộ phận quản trị rủi ro hiệu quả có thể giúp công ty nhận ra được các dấu hiệu có thể sẽ đem lại sự bất lợi đối với công ty từ đó có thể phòng ngừa, ngăn chặn các tình huống xấu có thể xảy ra.

Doanh nghiệp nên thường xuyên nghiên cứu thị trường để đưa ra các phương pháp, chiến lược phù hợp với nhu cầu của khách hàng và có thể cạnh tranh với các công ty đối thủ.

Trong định hướng phát triển, để nâng cao năng lực cạnh tranh, Saigontourist cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Du lịch; khuyến khích đầu tư nâng cấp và phát triển mạnh mẽ hơn nữa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Du lịch. Doanh nghiệp cần xây dựng nhiều chương trình, chính sách ưu đãi nhằm thu hút thêm tầng lớp trung lưu để tránh đánh mất thị phần vào tay các công ty đối thủ (đặc biệt là Vietravel).

Đi đôi với việc tăng cường phối hợp, ứng dụng các công nghệ mới để tránh lạc hậu, doanh nghiệp còn cần đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa tổn thất như: Tham gia có chọn lọc các hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế, tăng cường hợp tác các với các cơ quan

truyền thông, các hãng hàng không, các tập đoàn, công ty du lịch nước ngoài nhằm mở rộnghơn nữa việc quảng bá thương hiệu Saigontourist và các đơn vị thành viên đến với khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời quan tâm, xúc tiến quảng bá, tiếp thị sản phẩm mới cũng như các dịch vụ du lịch trong các dịp hè, lễ, Tết dương lịch và Tết truyền thống dân tộc.

Thường xuyên quan tâm, thăm dò ý kiến của khách hàng để nâng cao sự hài lòng và niềm tìn về thương hiệu của khách hàng đồng thời nắm bắt được nhanh chóng nhu cầu của khách hàng và có chính sách phục vụ thích hợp.

3.2.1.2. Giảm thiểu rủi ro

Doanh nghiệp Saigontourist cần có nhiều biện pháp để có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tăng cường xây dựng những chính sách khuyến mãi và chiến dịch giảm giá ngay sau khi dịch bệnh qua đi nhằm thu hút thêm một lượng khách hàng mới và giữ vững số lượng khách hàng trung thành cũ.

Một trong những cách thức để giảm thiểu rủi ro là mở rộng các danh mục sản phẩm tiềm năng và dừng các dịch vụ không mang lại lợi ích hoặc không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Có thể triển khai những tour du lịch mới, làm mới các điểm đến cũ, bổ sung những trải nghiệm mới cho du khách, không chỉ dừng lại ở cơ sở lưu trú, và “phân bố lại” đầu tư cho du lịch hướng tới những điểm đến đa dạng, phi truyền thống. Công ty càng cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, công ty càng ít bị phụ thuộc vào hiệu suất bán hàng của một số ít các sản phẩm cụ thể trong cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó năng lực tài chính của công ty sẽ có tiềm năng phát triển mạnh để cạnh tranh với các đối thủ.

Chiến lược mở rộng chuỗi cung ứng sau khi đại dịch COVID đi qua sẽ là một trong những chiến lược quan trọng. Công ty nên có cho mình một chuỗi cung ứng đa dạng, vận hành tốt để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

Việc mở rộng xâm nhập vào một thị trường mới, nhất là một quốc gia khác, cũng sẽ làm cho thị phần của công ty tăng lên và giảm thiểu rủi ro từ các đối thủ cạnh tranh nhưng phải lựa chọn thị trường tiềm năng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro môi trường vi mô đối với ngành du lịch (Trang 69 - 71)