Các bước tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGUYENHUUTRUONG-Dalieu32 (Trang 62 - 65)

2.2.5.1. Nhóm bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống

Các bƣớc tiến hành nghiên cứu đƣợc trình bày trong sơ đồ 2.1.

a. Lựa chọn BN vào danh sách nghiên cứu: thu thập các thông số hành chính:  Họ tên

 Tuổi  Giới  Địa chỉ  Số điện thoại

 Ngƣời liên lạc (nếu có)  Nghề nghiệp

 Gắn mã bệnh án nghiên cứu

b. Khám lần 01

 Khai thác tiền sử:

 Thời gian mắc bệnh (năm)  Tuổi khởi phát bệnh

 Tiền sử mắc LBĐHT của các thành viên trong gia đình  Diễn biến bệnh trong 1 tháng gần đây

 Các thuốc điều trị trong 1 tháng gần đây

 Thăm khám lâm sàng toàn diện để tìm kiếm và phát hiện các triệu chứng lâm sàng của LBĐHT, các bệnh lý mắc kèm và các biến chứng do thuốc điều trị (nếu có).

 Sinh hóa máu: định lƣợng urê, creatinin, glucose, AST, ALT, albumin, cholesterol, triglyceride, C3 và C4 bổ thể trong huyết thanh.

 Tế bào niệu, trụ niệu

 Định lƣợng protein niệu 24 giờ.  XQ tim phổi.

 Các xét nghiệm khác: đƣợc chỉ định tùy theo tình trạng lâm sàng của ngƣời bệnh: siêu âm tim, điện tâm đồ nếu có các biểu hiện nghi ngờ tràn dịch màng tim, viêm cơ tim…

Bƣớc 3: Xét nghiệm định lƣợng tự kháng thể bằng kỹ thuật ELISA  Kháng thể kháng nhân (KTKN)

 Kháng thể kháng dsDNA  Kháng thể kháng nucleosome  Kháng thể kháng C1q.

Bƣớc 4: Phân tích các nhóm triệu chứng lâm sàng của bệnh

 Dựa theo 11 tiêu chuẩn phân loại bệnh về lâm sàng của SLICC 2012.

Bƣớc 5: Đánh giá điểm SELENA-SLEDAI (phụ lục 2).

Bƣớc 6: Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh dựa vào số điểm SLEDAI:  Ổn định

 Hoạt động nhẹ

 Hoạt động trung bình  Hoạt động mạnh.

Bƣớc 7: Đánh giá sự xuất hiện đợt cấp của bệnh theo tiêu chuẩn đƣợc áp dụng trong nghiên cứu SELENA.

Bƣớc 8: Đánh giá mức độ hoạt động của tổn thƣơng thận lupus dựa vào Chỉ số đánh giá Hoạt tính Thận của SLICC 2008 (Systemic Lupus International Collaborating Clinics Renal Activity Index 2008).

Bƣớc 9: Đánh giá đợt cấp của tổn thƣơng thận lupus dựa theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Phòng chống bệnh Khớp Châu Âu (EULAR) 2009.

Bƣớc 10: Điền các thông tin vào bệnh án nghiên cứu (theo mẫu trong phụ lục 1).

Bƣớc 11: Hẹn lịch khám lại.

c. Theo dõi định kỳ: các bệnh nhân đƣợc thăm khám định kỳ hàng tháng hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thƣờng của bệnh nhƣ sốt, đau khớp, nổi ban đỏ… Quá trình nghiên cứu kết thúc khi bệnh nhân đƣợc theo dõi đủ 12 tháng hoặc khi đƣợc phát hiện có thai hoặc bị mất theo dõi. 128 bệnh nhân LBĐHT đã đƣợc theo dõi trong thời gian trung bình là 11,59 ± 1,97 tháng, với tổng số 1300 lƣợt thăm khám (trung bình 10,16 ± 2,26 lƣợt khám/ bệnh nhân). Các bƣớc mỗi lần thăm khám nhƣ sau:

Bƣớc 1: Khám lâm sàng

Bƣớc 2: Xét nghiệm cận lâm sàng thông thƣờng: tƣơng tự lần khám 01

Bƣớc 3: Phân tích các nhóm triệu chứng của bệnh theo SLICC 2012

Bƣớc 4: Đánh giá đợt cấp của LBĐHT dựa và sự xuất hiện của các triệu chứng mới theo định nghĩa dùng trong nghiên cứu SELENA.

Bƣớc 5: Đánh giá điểm hoạt động thận của SLICC 2008.

Bƣớc 6: Đánh giá sự xuất hiện của đợt cấp tổn thƣơng thận lupus.

Bƣớc 7: Định lƣợng các kháng thể kháng nhân, kháng dsDNA, kháng nucleosome và kháng C1q trong các lần khám nhƣ sau:

 Các lần khám có ghi nhận đợt cấp mới xuất hiện của bệnh.

 Các lần khám đƣợc thực hiện trong vòng 2 tháng sau khi ngƣời bệnh ra đã khỏi đợt cấp.

 Lần khám cuối cùng ở những bệnh nhân đƣợc theo dõi đủ 12 tháng.

Bƣớc 8: Đánh giá điểm SLEDAI ở các lần khám có XN tự kháng thể.

Bƣớc 9: Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh dựa vào số điểm SLEDAI

Bƣớc 10: Nhập số liệu vào mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1).

Bƣớc 11: Hẹn lịch khám lại.

2.2.5.2. Nhóm chứng

Các đối tƣợng trong 2 nhóm chứng đƣợc tiến hành xét nghiệm 4 loại tự kháng thể tƣơng tự nhóm bệnh nhân LBĐHT ở lần khám 01.

Một phần của tài liệu NGUYENHUUTRUONG-Dalieu32 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w