AECA đƣợc phát hiện lần đầu tiên năm 1971 và có phản ứng với nhiều loại kháng nguyên trên bề mặt tế bào nội mạc mạch máu, bao gồm các protein có trọng lƣợng phân tử từ 25 - 200 kDa. Các kháng thể này đƣợc tìm thấy ở bệnh nhân LBĐHT và các bệnh lý viêm mạch nhƣ u hạt Wegener, mày đay viêm mạch giảm bổ thể… Tỷ lệ AECA ở các bệnh nhân LBĐHT đƣợc xác định phƣơng pháp ELISA có sự dao động khá lớn trong khoảng 19-84%, với phƣơng pháp miễn dịch thấm có độ nhạy cao hơn, tỷ lệ này là 72-88% [107].
1.3.9.1. Giá trị chẩn đoán
AECA có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao trong chẩn đoán LBĐHT, tuy nhiên, kháng thể này có mối liên quan chặt chẽ với tổn thƣơng thận lupus. Nồng độ cao nhất của AECA thƣờng đƣợc ghi nhận ở các bệnh nhân LBĐHT
có viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa (class IV) và hội chứng thận hƣ [73]. Ngoài ra, sự tăng đột biến nồng độ của AECA cũng giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán các trƣờng hợp nghi ngờ tổn thƣơng tâm thần kinh do lupus trên lâm sàng, vì nồng độ của các dấu ấn miễn dịch khác nhƣ bổ thể, kháng dsDNA rất ít biến đổi trong những trƣờng hợp này [108].
1.3.9.2. Liên quan với biểu hiện lâm sàng của LBĐHT
AECA thƣờng đƣợc phát hiện trong huyết thanh của các bệnh nhân LBĐHT có biểu hiện viêm mạch, hiện tƣợng Raynaud và viêm cầu thận [107]. Mối liên quan khá rõ rệt giữa AECA với tổn thƣơng thận lupus đã đƣợc khẳng định qua một số nghiên cứu, theo đó, tỷ lệ dƣơng tính của kháng thể này ở các bệnh nhân LBĐHT có viêm cầu thận đƣợc xác định qua sinh thiết thận cao gấp gần 2 lần so với những bệnh nhân không có tổn thƣơng thận. Nồng độ cao nhất của AECA thƣờng đƣợc ghi nhận ở các bệnh nhân LBĐHT có viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa (class IV) và hội chứng thận hƣ [73]. Ngoài tổn thƣơng thận, một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, AECA có mối liên quan khá rõ với biểu hiện tăng áp động mạch phổi trong LBĐHT, đặc biệt khi biểu hiện này xuất hiện đồng thời với viêm mạch đầu chi, mày đay viêm mạch, hiện tƣợng Raynaud và viêm thanh mạc. Điều này gợi ývai trò gây tổn thƣơng thành mạch của AECA dẫn đến các biểu hiện lâm sàng trên. Viêm khớp trong LBĐHT đƣợc chứng minh là không liên quan với sự xuất hiện của AECA [109].
1.3.9.3. Liên quan với mức độ hoạt động của bệnh
Một số nghiên cứu cho thấy mối tƣơng quan khá chặt chẽ giữa nồng độ IgG AECA với mức độ hoạt động của LBĐHT đƣợc đánh giá bằng điểm số SLEDAI, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tổn thƣơng thận [73]. Các nghiên cứu đánh giá tổn thƣơng thận lupus trên mô bệnh học cũng cho thấy mối liên quan giữa nồng độ cao của AECA với mức độ hoạt động của tổn thƣơng thận, nồng độ của kháng thể này cũng thƣờng biến đổi song song với mức độ hoạt động của tổn thƣơng thận lupus. Trái với các kháng thể kháng Sm và kháng
dsDNA ít bị ảnh hƣởng bởi điều trị, nồng độ của AECA thƣờng giảm dần, thậm chí có thể trở về âm tính, sau điều trị tổn thƣơng thận với các thuốc ức chế miễn dịch. Những kết quả này cho thấy AECA cũng có thể là một yếu tố miễn dịch có giá trị để đánh giá và theo dõi hoạt tính của LBĐHT [107].