3. Kết cấu nội dung của luận án
4.1.1.3 co giãn của cung thuỷ sản theo giá
Thuỷ sản khai thác khơng giống với các mặt hàng thơng thường khác cĩ cung tăng lên khi giá của hàng hố tăng. Theo Delgado [51], cung KTTS bị hạn chế bởi trữ lượng và các quy định về đánh bắt nên khơng phản ứng tốt với sự thay đổi về giá, ít nhất là trong ngắn hạn (dưới 5 năm). Các nghiên cứu về thuỷ sản đánh bắt trên thế giới phổ biến cho thấy khơng cĩ sự co giãn của cung đối với giá [98]. Copes [47] cho rằng tiếp cận tự do dẫn đến KTTS quá mức, do đĩ sản lượng thuỷ sản cung cấp sẽ giảm mặc dù giá tăng lên, dẫn đến đường cung thuỷ sản cĩ dạng quay đầu (ban đầu khi giá tăng thì cung tăng, dẫn đến suy giảm trữ lượng, nên về sau giá tăng nhưng cung vẫn giảm). Tuy nhiên, theo Pascoe và Mardle [98] trong dài hạn, độ co giãn của cung thuỷ sản đánh bắt theo giá vẫn là một số dương. Khi giá thuỷ sản giảm trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi sẽ làm nỗ lực đánh bắt trong dài hạn giảm và điều này nhìn chung cĩ lợi cho trữ lượng thuỷ sản.
Mơ hình phân tích chính sách hàng hố nơng nghiệp và thương mại quốc tế IMPACT của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) cho biết độ co giãn của cung đối với giá thuỷ sản nằm trong khoảng 0,2 đến 0,4 [88]. Mơ hình này sử dụng hệ thống các độ co giãn của cung và của cầu đối với thuỷ sản và 22 hàng hố phi thuỷ sản khác cho 36 vùng và quốc gia trên thế giới (trong đĩ cĩ vùng Đơng Nam Á) để ước lượng các hàm cung và hàm cầu về thuỷ sản. Luận án
sử dụng kết quả của mơ hình IMPACT, lấy mức co giãn của cung đối với thuỷ sản là 0,2 (do lượng KTTS ở Việt Nam đã quá mức sản lượng khai thác tối đa bền vững). Tức là, khi giá thuỷ sản tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì cung thuỷ sản sẽ tăng 0,2% và ngược lại.