3. Kết cấu nội dung của luận án
4.1.4.1 So sánh thiệt hại của người KTTS và thiệt hại của người tiêu dùng
phân tích độ nhạy theo mức giảm đường cung và mức tăng đường cầu Nếu đường cầu khơng thay đổi, kết quả phân tích độ nhạy theo biến động cung thuỷ sản cho thấy lợi ích của người KTTS và lợi ích của người tiêu dùng cùng giảm dần khi sản lượng giảm dần do tác động của BĐKH, trong đĩ mức giảm lợi ích của người KTTS chiếm một tỷ lệ bé hơn nhiều so với lợi ích của người tiêu dùng. Với mỗi 1% lượng cung giảm, thặng dư tiêu dùng giảm khoảng 3000 tỷ, thặng dư sản xuất giảm từ 100 đến 500 tỷ đồng (chưa chiết khấu), bằng 5% đến 15% so với thặng dư tiêu dùng, tùy thuộc thời gian và kịch bản BĐKH.
Do sự phát triển của ngành nuơi trồng thuỷ sản nên cầu thuỷ sản khai thác trong tương lai cĩ khả năng sẽ tăng chậm hơn mức tăng dân số. Do đĩ, giá thuỷ sản khai thác cĩ thể tăng nhưng với mức thấp hơn, thặng dư người tiêu dùng bị tổn thất ở mức thấp hơn, ngư dân cĩ thể bị thiệt hoặc được lợi từ việc giá tăng cho dù sản lượng sản xuất giảm và tổng thặng dư xã hội cĩ thể tăng hoặc giảm.
Nếu đường cung khơng đổi, phân tích độ nhạy theo biến động cầu thuỷ sản cho thấy lợi nhuận của ngư dân tăng dần khi cầu tăng dần và tốc độ tăng lợi nhuận khá lớn (khoảng 3000 tỷ cho mỗi 1% cầu tăng thêm), trong khi thặng dư tiêu dùng tăng lên với mức thấp (khoảng 3 đến 7 tỷ đồng cho mỗi 1% lượng cầu tăng thêm).
Kết hợp đồng thời thay đổi cầu và cung, kết quả phân tích độ nhạy cho thấy khi cung giảm và cầu tăng cùng một tỷ lệ % thì thặng dư tiêu dùng giảm dần (khoảng 3000 tỷ đồng cho mỗi 1% thay đổi), thặng dư sản xuất tăng dần (khoảng 3000 tỷ đồng cho mỗi 1% thay đổi) và mức tăng thặng dư sản xuất cao hơn mức giảm của thặng dư tiêu dùng, dẫn đến sự tăng dần của tổng thặng dư xã hội.
Xét trong dài hạn, dân số Việt Nam sẽ tăng dần, đạt đỉnh vào khoảng giữa thế kỉ (năm 2057, tăng khoảng 22% so với dân số năm 2014) và sau đĩ giảm dần.
Xu hướng phát triển của ngành nuơi trồng thuỷ sản sẽ làm giảm nhu cầu sản phẩm thuỷ sản khai thác. Do đĩ mức tăng tổng cầu dự kiến sẽ chỉ đạt đến một mức độ nhất định (khơng quá 22%) và sau đĩ giảm xuống. Trong khi đĩ, BĐKH, bên cạnh các tác động khác như khai thác quá mức, ơ nhiễm mơi trường, sẽ làm giảm cung thuỷ sản khai thác theo tốc độ ngày càng lớn. Vì vậy, thiệt hại thặng dư tiêu dùng sẽ ngày càng cao. Khi lượng cung giảm ít, lợi nhuận ngư dân cĩ thể tăng do cầu tăng, nhưng nếu lượng cung giảm mạnh (40% trở lên) thì lợi nhuận của ngư dân sẽ giảm kể cả khi cầu tăng. Tổng thiệt hại cho xã hội ngày càng cao.
Điểm thú vị trong kết quả nghiên cứu của luận án là sự phát hiện tổn thất thặng dư của người tiêu dùng lớn hơn nhiều so với tổn thất thặng dư của nhà sản xuất, trong trường hợp đường cầu khơng cĩ sự thay đổi. Tổng mức tổn thất thặng dư xã hội là đáng kể so với giá trị sản xuất hoạt động KTTS ở Việt Nam. Tổn thất xã hội năm 2025 bằng 25% giá trị sản xuất KTTS năm 2014 theo RCP4.5, 27% theo RCP8.5; tổn thất năm 2055 bằng 33% theo RCP4.5 và 38% theo RCP8.5 nếu đường cầu khơng đổi. Trong trường hợp cầu tăng, thì ngư dân là người được lợi do giá cả tăng và người tiêu dùng thì luơn chịu thiệt.
Phân tích độ nhạy theo độ co giãn của cầu theo giá cho thấy nếu đường cầu và/hoặc đường cung càng dốc thì thiệt hại đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất càng lớn trong cả hai trường hợp đường cầu khơng đổi và quay sang phải.