Màu tương đồn g màu tương phản

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 27)

3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC

3.5. Màu tương đồn g màu tương phản

3.5.1. Màu tương đồng

Màu tương đồng là những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu và chúng có liên hệ họ hàng về sắc. Chính sự giống nhau đó tạo nên tính thống nhất, hài hòa của một tổng thể.

Ví dụ: Họ tím xanh; họ màu xanh lam; họ màu xanh lá; họ màu cam; họ màu tím đỏ. Tương đồng Tươn g đ ồng T ư ơ n g đ ồn g họ tím đỏ; họ tím xanh; họ xanh lá Tương đồng Tương đồ ng họ cam vàng; họ tím H 1.27. Các màu tương đồng

Cách phối màu tương đồng

Tạo nên màu tương đồng, chọn một màu làm chủ đạo. Từ đó kết

3.5.2. Màu tương phản

Màu tương phản là những màu đứng xa nhau trên vòng tròn màu, mối quan hệ họ hàng cũng như tính tương đồng về sắc sẽ giảm dần và sự khác nhau về sắc ngày một tăng dần. Đến một mức độ nhất định, sắc màu đó khác nhau hoàn toàn trở thành hai màu đối lập nhau gọi màu tương phản.

H 1.28. Màu tương phản

Các loại tương phản màu

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tương phản nhau: - Tương phản về sắc thái nóng - lạnh.

H 1.29. Tương phản nóng – lạnh [26]

- Tương phản về sắc độ sáng - tối. Ví dụ: đen - trắng là cặp màu tương phản và cũng là cơ sở để tạo nên các cặp màu tương phản sắc độ sáng - tối.

- Tương phản về sắc rực - sắc trầm.

- Tương phản về màu tươi, màu chói với màu xỉn, màu chết.

H 1.31. Tương phản sắc rực – sắc trầm [31]

H 1.32. Tương phản màu tươi, chói – màu xỉn, chết [28]

- Tương phản giữa màu hữu sắc với màu vô sắc.

- Tương phản các cặp màu tươi, chói với nhau. Ví dụ: đỏ – vàng; xanh đậm – vàng; …

H 1.34. Tương phản màu tươi, chói với nhau [30]

Tác dụng của màu tương phản

Trong thời trang sử dụng màu tương phản khi đứng cạnh nhau sẽ tạo nên sự nổi bật, thu hút sự chú ý của người xem. Do đó, người thể hiện trang phục dùng màu tương phản làm điểm nhấn như các đường viền ơ cổ, tay áo,… Các cặp màu tương phản còn được dùng nhiều trong quảng cáo, tuyên truyền, cổ động. Cho nên màu tương phản sử dụng trong trang phục cũng nhằm mục đích đó, để quảng cáo cho một sự kiện, một công ty thông qua hình thức trang phục đồng phục.

3.6. Màu bổ túc

Màu bổ túc là những cặp màu khi đứng cạnh nhau có sự tương tác với nhau về sắc và sẽ hỗ trợ cho nhau, tôn nhau lên thêm rực rỡ.

Lam – cam Vàng – tím Đỏ - lục

Tác dụng của màu bổ túc

Màu bổ túc được sử dụng trong trang phục tạo cảm giác trẻ trung, năng động, người mặc thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh vì họ tạo nên bầu không khí sinh động. Mặt khác, người mặc còn thể hiện cá tính mạnh mẽ, hồn nhiên, yêu đời.

Trong hội họa màu bổ túc dùng cho các bảng hiệu, cửa tiệm, bìa sách,... nhằm đánh vào thị giác của khách hàng, quảng cáo cho một thương hiệu, quyển sách muốn giới thiệu.

H 1.36. Màu bổ túc trong thiết kế bìa sách

H 1.37. Màu bổ túc trong trang phục [29] 3.7. Sắc độ

Sắc độ là thuật ngữ dùng để chỉ độ đậm nhạt hay sáng tối của từng màu. Chúng được biểu hiện là hàm lượng sắc tố trên một đơn vị diện tích. Nếu số lượng sắc tố lớn ta có sắc độ đậm và ngược lại hàm lượng sắc tố nhỏ thì có sắc độ nhạt.

Các cách thay đổi sắc độ của một màu

Để điều chỉnh sắc độ của một màu ta có thể cộng màu đó với màu đen hoặc trắng. Muốn tăng sắc độ đậm, ta lấy màu đó kết hợp với màu đen, tùy lượng màu đen nhiều hay ít sẽ tạo nên độ đậm nhạt khác nhau. Ngoài màu đen ra, người vẽ cũng có thể kết hợp với gam màu ngược với gam màu hiện tại (ví dụ: muốn tăng độ đậm của màu đỏ, nên kết hợp với màu xanh) cũng làm gia tăng sắc độ đậm của màu. Còn muốn giảm sắc độ của một màu, người vẽ nên cộng với màu trắng hoặc màu vàng thì sắc độ sẽ giảm xuống

H 1.38. Đen chuyển trắng

H 1.39. Chuyển tối xanh Đỏ chuyển sáng vàng

3.8. Sắc điệu

Sắc điệu là thuật ngữ để chỉ sự biến thiên của màu hữu sắc trong vòng tròn màu. Các màu đều có sự chuyển biến sắc từ ít đến nhiều, từ việc dễ đến khó cho việc phân biệt màu bên cạnh.

Ví dụ: màu vàng, ta dễ nhận ra màu vàng cơ bản, nhưng từ màu vàng sẽ chuyển sang vàng mỡ gà, vàng đất, vàng cam,... nhưng cũng có thể vàng của lá mạ non, hay xanh lục, xanh lá cây đậm cũng được xuất phát từ một phần của màu vàng,... Sắ c đ iệu m à u và n g H 1.40. Sắc điệu

3.9. Độ thuần màu

Thuần có thể hiểu như thuần túy, có nghĩa chỉ có duy nhất một cái gì đó. Độ thuần màu (một màu duy nhất) là lượng sắc tố hàm chứa trên một đơn vị diện tích hay dung tích màu.

H 1. 41. Độ thuần cao nhất (đạt độ bão hòa) H 1.42. Độ thuần giảm vì màu đỏ + màu trắng H 1.43. Độ thuần giảm thấp hơn H1.42, vì lượng màu trắng tăng.

Độ thuần màu giúp người đối diện nhìn rõ hơn một sự vật nào đó trước một không gian rộng, nên độ thuần màu được thể hiện trong quảng cáo, kẻ chữ, để tuyên truyền, cổ động cho một sự kiện đặc biệt. Còn trong trang phục sẽ giúp bộ trang phục thêm quý hơn, đẹp hơn vì có điểm nhấn, điểm nhìn chính. Ví dụ: Đối với một bộ trang phục với váy hoa sặc sỡ gam màu nóng, bên trong nhiều họa tiết hoa đỏ, cam lớn nhỏ thì điều cần nhất của chiếc váy này là phải phối cùng một chiếc áo có độ thuần màu (đỏ; cam; hay cam vàng) để tạo nên bộ trang phục đẹp. Nhưng nếu ngược lại, chiếc áo không sử dụng độ thuần màu sẽ làm người mặc rối mắt, không điểm nhìn, không điểm nhấn và không đẹp.

3.10. Độ sáng, độ tối

Độ sáng, độ tối là để chỉ sự thay đổi sắc độ của một màu hay một gam màu. Độ sáng, độ tối kết hợp lại tạo nên sắc độ sáng tối của một tác phẩm hội họa hay một bộ trang phục.

Đối với bộ trang phục luôn có sự cân nhắc về độ sáng, độ tối. Giả sử khi mặc chiếc áo sẫm màu thì nên chọn quần màu sáng và ngược lại. Màu nút, ren hay phụ kiện trang trí trên bộ trang phục cũng tạo nên sắc độ. Thông thường bộ trang phục đẹp, có điểm nhấn với người nhìn đều có tối thiểu ba sắc độ: đậm, sáng và trung gian.

Ví dụ trên vòng tròn màu, màu vàng sắc độ sáng nhất, màu cam sắc độ sáng hơn màu đỏ nhưng lại đậm hơn sắc độ của màu vàng,...

42

43 41

H 1.44. Nhiều màu sáng

H 1.45. Độ sáng tối phù hợp H 1.46.Thiếu độ chuyển màu

Tác dụng của độ sáng, độ tối

Độ sáng, độ tối giúp cho bài vẽ, bộ trang phục có cái nhìn hợp lý có chính, có phụ rõ trọng tâm; độ đậm nhất và sáng nhất luôn đi kề nhau, để làm nổi bật ý đồ chính. Tuy nhiên, để có một bài vẽ đẹp, bộ trang phục đẹp thì sắc độ sáng tối nên phân bố đúng vị trí và có sự chuyển sắc độ màu tinh tế.

Muốn thay đổi sắc độ sáng, tối của một màu ta kết hợp màu đó với màu đen, trắng hoặc giữa các màu đối đỉnh với nhau.

3.11. Độ rực (độ tươi, độ chói)

Độ rực là để chỉ sự kích thích của màu đối với mắt. Trong vòng tròn màu, độ rực của mỗi màu sẽ khác nhau nên chúng được phân chia như sau: màu có độ chói là đỏ, vàng. Màu có độ tươi là màu cam, lục. Màu có độ trầm là chàm, tím.

Khi muốn cho một màu tươi hơn ta pha thêm vàng, đỏ; Màu sáng hơn ta pha thêm trắng; Màu trầm hơn ta pha thêm đen, hoặc màu nghịch tông màu của nó.

H 1.47. Độ rực H 1.48. Độ tươi H 1.49. Độ trầm

Tác dụng của độ rực

Màu có độ rực thường bắt mắt người xem, nên trên các bộ trang phục người thiết kế chọn màu có độ rực làm điểm nhấn: các loại viền cổ, tay,... nhưng với diện tích nhỏ điểm nhấn càng ấn tượng, duyên dáng, gây được sự chú ý nhiều hơn.

3.12. Điểm khác nhau giữa màu sắc trong trang trí và màu sắc trong tranh tranh

Màu sắc trong trang trí và màu sắc trong tranh (hội họa) đều được thể hiện bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội họa là: đường nét, màu sắc, ánh sáng. Nhưng màu sắc trong tranh là diễn tả hình ảnh, sự việc bằng không gian ba chiều trên một mặt phẳng, nên hình ảnh được thể hiện thông qua những hình khối ba chiều, được vờn khối, tạo khối. Còn màu sắc trang trí vẫn sử dụng ngôn ngữ chung đó, nhưng các hình ảnh, sự vật trong trang trí là không gian hai chiều trên một mặt phẳng. Cụ thể hơn, màu sắc trong trang trí chủ yếu là đường nét và mảng hình, không vờn khối,… các hình vẽ được thể hiện trong mảng hình dứt khoát, thường vẽ đường nét trước và tô đều màu cho từng mảng hình.

H 1.50. Màu sắc trong tranh -HS Lương Xuân Nhị

H 1.51. Bài vẽ của sinh viên ngành TKTT

Đối với môn học mỹ thuật trang phục, chúng ta sử dụng màu sắc thể hiện dưới dạng màu trang trí. Có nghĩa người học cần chú ý thể hiện bằng đường nét và mảng hình, không vờn khối như vẽ tranh. Cụ thể như các bài vẽ trang trí hình vuông, hình tròn được vẽ trên giấy hay vẽ trang trí trên trang phục đều thể hiện dưới dạng mảng hình, đường nét.

H 1.52. Hình vẽ dạng trang trí trên trang phục 3.13. Kết luận

Màu sắc trong cuộc sống nói chung và hội họa nói riêng rất phong phú và đa dạng. Mỗi màu sẽ có tên gọi, chức năng, ý nghĩa khác nhau để tạo vẻ đẹp vốn có của nó. Nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau cần có sự nhận định, đánh giá, điều chỉnh chúng trong một môi trường tương tác lẫn nhau để tạo nên những gam màu, ý nghĩa đặc trưng mà nó mang lại. Vì vậy, quá trình học có thể giúp người học phân biệt được thể loại, khái niệm từng màu riêng biệt nhưng khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì phải biết hòa trộn, liên kết các màu và ứng dụng vào đối tượng phù hợp. Khi đánh giá vẻ đẹp của màu sắc, chúng ta cần phải nhìn nhận một cách tổng thể, không nên tách biệt từng màu riêng lẻ. Vì bản thân từng màu đã đẹp, nhưng khi kết hợp chúng lại phải tạo nên một tổng thể hài hòa về màu sắc.

Lưu ý: Khi đánh giá về màu sắc bài vẽ của người khác, không được đánh giá màu vẽ đúng, sai. Chúng ta chỉ nhận xét màu vẽ có đẹp, hài hòa trong tổng thể bài vẽ đó.

4. HÒA SẮC

4.1. Định nghĩa

Hòa sắc là sự sắp xếp tương quan các màu trong không gian nhất định nhằm tạo được mối quan hệ hài hòa màu sắc.

Sự tương quan hòa sắc cũng phụ thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của từng người, từng vùng miền cũng như mỗi dân tộc khác nhau do điều

kiện địa lý hoặc nền văn hóa riêng. Tuy có sự khác nhau đó, nhưng nguyên lý cơ bản về hòa sắc vẫn có thể định hình trên cơ sở đặc trưng và tính chất của màu. Để có một hòa sắc đẹp, người vẽ phải dựa vào đặc trưng, tính chất của màu để điều chỉnh cho phù hợp. Giả sử bài vẽ chưa đẹp vì màu quá tươi, quá sáng, không trọng tâm thì người vẽ nên dựa vào sự hiểu biết về sắc độ để gia giảm độ đậm nhạt cho phù hợp rõ trọng tâm. Một bài vẽ hay một bức tranh, một bộ trang phục được cho là hòa sắc đẹp tức là ta biết đặt vị trí, sắc độ của màu đúng nơi, đúng chỗ tạo nên sự hòa hợp lẫn nhau.

4.2. Các dạng hòa sắc

4.2.1. Hòa sắc tương đồng

Là sự sắp xếp, phối hợp các màu tương đồng lại với nhau. Các màu có cùng tông, cùng họ, cùng nhóm màu nóng hoặc lạnh, khi chúng đứng cạnh bên nhau tạo nên mối quan hệ hài hòa về màu trong cùng một sắc. Còn gọi là phối hợp các màu tương sinh cùng họ.

Ví dụ: Hòa sắc nâu là kết hợp các màu nâu đậm đến nâu nhạt, nâu chuyển sang vàng, nâu chuyển xanh,... Hay hòa sắc xanh bao gồm các màu từ xanh đậm đến xanh nhạt, xanh ngả vàng, xanh ngả lam,...

Tác dụng của hòa sắc tương đồng

Hòa sắc tương đồng của các màu hữu sắc đứng cạnh nhau cho cảm giác êm ái, nhẹ nhàng.

Hòa sắc tương đồng của các màu vô sắc (phác thảo đen trắng) cho cảm giác thuần khiết, giản dị.

4.2.2. Hòa sắc tương phản

Định nghĩa

Hòa sắc tương phản là sự sắp xếp bố trí các màu tương phản lại với nhau, có tính đối lập nhau: nóng - lạnh; sáng - tối; đậm - nhạt; tươi - rực; dịu - trầm; mảng lớn - mảng nhỏ; màu hữu sắc - màu vô sắc;... đứng cạnh nhau tạo nên tương quan hài hòa về màu sắc.

Tác dụng của hòa sắc tương phản

Thông thường các hòa sắc tương phản gây sự kích thích thị giác mạnh, tập trung sự chú ý người xem. Hòa sắc tương phản được sử dụng trong các trường hợp người mặc trang phục muốn thể hiện mình, làm nổi bật mình giữa đám đông, hay là một người mẫu quảng cáo cho một thương hiệu nào đó. Ngoài ra, trang phục ấn tượng có thể sử dụng hòa sắc tương phản để tăng thêm sự chú ý, gây ấn tượng mạnh hơn, tạo hiệu quả cao hơn cho thể loại trang phục.

Trên thực tế hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng chỉ mang tính tương đối và không có sự tách biệt một cách rõ ràng. Vì một hòa sắc đẹp, sinh động thì ngoài lượng màu nhất định tương phản hoặc tương đồng còn phải kết hợp thêm các cặp màu tương đồng, hoặc một vài cặp màu tương phản khác và ngược lại.

4.3. Hiệu quả hòa sắc

Màu sắc là công cụ của người họa sĩ, người sáng tác. Việc dùng màu sao cho đẹp đòi hỏi các màu sử dụng phải hài hòa, đẹp mắt phù hợp với điều muốn thể hiện và cả người sử dụng nó. Vì vậy, hoà sắc đẹp được thường có ba hiệu quả sau:

4.3.1. Hiệu quả rực

Hòa sắc rực là sự kết hợp các màu có độ rực cao lại với nhau, các màu đối chọi về sắc: Màu nóng và lạnh; Sắc độ sáng - tối; Màu hữu sắc với màu vô sắc; Kết hợp các màu có độ đậm nhạt cao thấp khác nhau, tạo nên sự kích thích mạnh về mắt. Cũng có thể sử dụng một màu nguyên với màu có độ thuần thấp.

H 1.54. Trang phục có hòa sắc rực [11]

Đối tượng ứng dụng

Hiệu quả rực tạo cảm giác vui mắt, sinh động và nổi bật. Đối tượng sử dụng trang phục này là trẻ con, thích sự tươi sáng, trẻ trung. Người lớn cũng thường sử dụng trang phục có hiệu quả rực, thường là những người sôi nổi, cá tính năng động, hoạt bát,… những người chủ động, tự tin, trong nhóm, tập thể. Hòa sắc rực rất kén với người da sậm vì khi mặc vào càng lộ rõ nhược điểm của làn da. Riêng những người da sáng thì là một lợi thế, không chỉ thể hiện làn da đẹp mà người càng tươi tắn đẹp hẳn lên. Hiệu quả rực còn làm thay đổi tâm trạng không tốt của người mặc, giúp người mặc che bớt nỗi buồn, ảm đảm bên trong. Thông thường hiệu quả rực có gam màu nóng, nên nó có tác dụng tạo cảm giác ấm áp trong mùa đông giá rét.

4.3.2. Hiệu quả trầm

Hòa sắc trầm là sự kết hợp các màu trầm đục, đen, xám,… lại với

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 27)