Các loại hình dáng cơ thể và cách lựa chọn trang phục cho

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 62)

2. THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO

2.2. Các loại hình dáng cơ thể và cách lựa chọn trang phục cho

Dáng người: chỉ hình dáng tổng quát của cơ thể, là hình bóng cắt của toàn bộ cơ thể. Nghĩa là phần thân trên, phần giữa và phần dưới cơ thể tỷ lệ với nhau tạo ra hình tổng thể chung. Các bộ phận như chân ngắn, hay vai mềm thường không được chú ý khi xét hình dáng cơ thể.

Dáng người được gọi là đẹp khi số đo ba vòng cân đối với chiều cao cơ thể. Thông thường để xác định số đo ba vòng chuẩn, phù hợp với chiều cao theo công thức sau:

Vòng 1= ½ chiều cao + 2 (cm) Vòng 2 = ½ chiều cao – 22 (cm)

Tương đương các thông số của vòng 1 với chiều cao tương ứng: 76cm (cao 1m50)

78cm (cao 1m55) 83cm (cao 1m60) 91cm (cao 1m70)

Tuy nhiên, có nhiều dáng người không đạt được số đo của ba vòng chuẩn, do chế độ ăn uống hoặc quá trình sinh con nên hình dáng có nhiều thay đổi. Để lựa chọn trang phục phù hợp và che đi những khuyết điểm cơ thể thì mỗi người cần nhận biết hình dáng của cơ thể mình thuộc loại hình dáng nào, từ đó chọn cho mình những bộ cánh ưng ý, đẹp mắt hơn. Có nhiều cách xác định hình dáng cơ thể:

Cách 1: Xác định hình dáng cơ thể bằng tấm gương

Dùng tấm gương lớn và ngắm nhìn cơ thể trong gương. Thông thường những lúc thế này không nên mặc trang phục, ngay cả trang phục lót vì sẽ che dấu dáng người thật. Sau đó tập trung quan sát hình dáng cơ thể từ vai đến mông. Chú ý phần nhỏ nhất (vùng eo) cho đến phần lớn nhất (vùng mông) để biết khung hình chung từ vai đến mông ra hình tổng thể hình gì thì đó là hình dáng chung của cơ thể.

Cách 2: Xác định hình dáng cơ thể theo tỷ lệ vòng eo trên vòng

mông (WHR).

WHR = Waist to Hip Ratio Cách tính chỉ số WHR:

Vòng eo WHR =

Vòng mông Vòng eo: số đo ngang rốn, tính bằng cm

Vòng mông: số đo ngang qua điểm phình to nhất ở mông.

Trong cuộc sống, mỗi người sở hữu những nét riêng về hình dáng tạo nên vẻ riêng biệt và nhận diện từng dáng người với nhau. Các chuyên gia thời trang đã chia cơ thể người thành 5 loại dáng cơ bản: dáng người hình chữ nhật, dáng người hình quả lê, dáng người hình đồng hồ cát, dáng người hình quả táo, dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược). Mỗi loại hình dáng sẽ có những bộ trang phục riêng, nhằm tôn lên những ưu điểm và che đi nhược điểm giúp người mặc tự tin và đẹp hơn.

H 2.32. Năm loại dáng cơ thể người [19] 2.2.1. Dáng người hình chữ nhật

Người có dáng hình chữ nhật thường có số đo ngang vai tương đương chiều ngang của ngực và mông. Những người có dáng hình chữ nhật thường có vẻ người thấp, cơ thể hơi nặng nề, vòng eo không rõ lắm hoặc hoàn toàn không thấy eo.

H 2.33. Dáng người hình chữ nhật [21]

Đối với phụ nữ, bộ trang phục đẹp phải tôn lên vóc dáng người mặc bằng ba vòng 1, 2, 3. Do đó, dáng người hình chữ nhật cần tạo ảo giác cho người xem để thấy được ba vòng rõ hơn, bằng cách:

Cách 1: Tìm những bộ trang phục có phần cổ áo khoét sâu, hình tròn hoặc hình tim, nhằm tạo cảm giác thân người như dài hơn. Kết hợp

với kiểu váy xòe bên dưới sẽ giúp người mặc tự tin với vòng 1, vòng 3 đầy đặn và đánh lừa ảo giác bằng vòng 2 nhỏ gọn.

H 2.34. Trang phục che khuyết điểm dáng người hình chữ nhật [38]

Cách 2: Chọn bộ trang phục bằng chất liệu có độ dún, mềm và xếp li nhiều lớp ở phần ngực tạo cảm giác ấn tượng về hình khối đẹp mắt. Kết hợp với eo thắt lưng sẽ tạo điểm nhấn cho vòng 1, vòng 2 rõ nét.

Ngoài ra, người mặc cũng nên chọn váy được thiết kế dạng váy phồng, váy chữ A hay loại váy được may nhiều lớp tạo nên những đường cong mềm mại, uyển chuyển.

H 2.35. Trang phục tạo ảo giác vòng 3, che khuyết điểm dáng người hình chữ nhật [47]

2.2.2. Dáng người hình quả lê

H 2.36. Dáng người hình quả lê [48]

H 2.37. Dáng người hình quả lê [21]

Những người có thân hình quả lê thường có bộ ngực nhỏ, xương

chậu lớn, đùi và mông to đầy đặn, phần mông lớn hơn phần vai. Ưu điểm

của những người có thân hình quả lê là phần vai nhỏ gọn với vòng ba

tròn trịa và thắt lưng trở thành ranh giới giữa hai phần cơ thể.

Nếu xác định dáng người hình quả lê bằng chỉ số WHR, thì tỷ lệ vòng eo trên vòng mông sẽ nhỏ hơn 1. Tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông, và các vùng xung quanh hai bắp chân, đùi, nhỏ dần xuống bàn chân.

Với dáng người hình quả lê, người mặc sẽ khó tìm ra những bộ trang phục có sẵn. Cho nên người mặc tự thiết kế bộ trang phục cho riêng mình.

Cách 1: Chọn trang phục có vòng 3 vừa vặn, không quá rộng cũng như không ôm sát vào cơ thể.

Cách 2: Hướng sự tập trung chú ý lên phía trên bộ trang phục. Có thể phối áo và váy (quần) hai màu khác nhau. Phần áo thường có màu sáng, có những điểm nhấn ở mặt, cổ và ngực nhưng quần (váy) có màu tối, sẫm, nhằm tạo vòng 3 thon gọn hơn. Ngoài ra, nên chọn những áo có phom dài, chất liệu mỏng, nhẹ nhàng vừa có cảm giác giảm tải trọng lượng cơ thể và cơ thể như dài ra, lại che được vòng 3 quá cỡ.

H 2.38. Áo màu sáng, váy (quần) màu tối - nhấn cổ, ngực[49]

2.2.3. Dáng người hình đồng hồ cát

H 2.40. Dáng người hình đồng hồ cát [35]

H 2.41. Dáng người hình đồng hồ cát [21]

Dáng người hình đồng hồ cát là dạng thân hình lý tưởng, vai và mông rộng tương đương nhau. Điều đặc biệt là vòng 2 rất được ưa chuộng, với số đo thường nhỏ hơn vòng 1 và vòng 3 từ 17 cm đến 25 cm. Đối với người có dáng đồng hồ cát, thường không kén trang phục, vì họ có thân hình chuẩn nên mặc trang phục nào cũng thấy đẹp. Tuy nhiên, trên cơ thể người phụ nữ vẻ đẹp thường được tập trung nhất ở

phần cổ và eo. Cho nên người mặc cần chọn trang phục khoe được vẻ đẹp chiếc cổ và vòng eo thon gọn, bằng các kiểu áo khoét sâu vừa phải như cổ chữ V tạo thân hình như kéo dài ra vừa khoe được chiếc cổ cao và vòng 1 mà không quá lộ liễu. Đôi khi, người mặc nên sử dụng váy ôm dạng ống, lệch vai,.. nhằm khoe được phần vai và cổ. Riêng phần eo nên tạo điểm nhấn bằng chiếc thắt lưng xinh xinh hoặc trang phục ôm sát người vừa phải, váy xòe để thể hiện vòng eo đáng ghen tị.

H 2.42. Áo thắt eo, cổ chữ V Váy xòe chiết eo hoặc váy ôm [51]

Mặc khác, đối tượng này nên mặc các loại quần jean, quần skinny sẽ làm nổi bật vòng mông và eo; Đối với trang phục cắt may, nên có đường cắt đơn giản, tránh chi tiết rườm rà làm người mặc nặng nề, đồ sộ mà không tăng vẻ đẹp.

2.2.4. Dáng người hình quả táo

H 2.44. Dáng người hình quả táo [21]

Người có dáng hình quả táo thì trọng lượng cơ thể tập trung ở phần trên. Phần vai, lưng rộng và nhỏ dần về phần mông. Đối với dáng người này, vòng ngực và vòng eo gần bằng nhau nhưng xương chậu nhỏ hơn vòng eo và vai. Người nữ có dáng hình quả táo thường do quá trình tăng cân hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nếu dùng chỉ số WHR để tính thì dáng

hình quả táo có chỉ số lớn hơn 1. WHR = 𝑉ò𝑛𝑔 𝑒𝑜

𝑉ò𝑛𝑔 𝑚ô𝑛𝑔 >1

Dáng người hình quả táo rất khó chọn trang phục thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ. Khi nói đến cơ thể phụ nữ đẹp người ta nghĩ đến vòng ba nở nang,nên để che khuyết điểm, người dáng quả táo. Người mặc trang phục chọn váy xòe, tạo eo giả với điểm nhấn của thắt lưng. Màu sắc nên tạo phần áo hoặc thân trên có màu tối, phần váy màu sáng tạo vòng 3 trông rộng hơn và cân đối với phần vai. Hoặc các kiểu áo ngắn tới eo, có thiết kế đơn giản và màu đậm để tạo ảo giác giảm độ rộng của vai và tạo ra một đường eo giả ở chính giữa cơ thể bạn nhưng không để lộ da thịt vòng eo không đẹp này.

H 2.45.Trang phục che khuyết điểm của dáng người hình quả táo [54]

Với trang phục một màu từ trên xuống dưới tạo ra một đường thẳng gọn gàng, cùng với cổ áo hình chữ V, khiến người mặc cao và thon thả hơn. Nhưng nếu người mặc muốn chọn áo và quần rời thì nên chọn quần thẳng, ống rộng và loe cùng đôi giày cổ thấp sẽ giúp phần mông của bạn rộng hơn, tạo một đường thẳng suôn từ vai trở xuống.

Ngoài ra, người mặc cũng nên chú ý về chất liệu, muốn tạo khối cho phần mông cân đối với vai thì nên chọn loại vải dày, có độ cứng thì dễ xếp ly, tạo khối làm cho vòng 3 thêm đẹp hơn. Ngược lại, những phần cần thon gọn không nên chọn vải dày và quá rộng sẽ làm hình dáng người càng thô hơn.

2.2.5. Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược)

Đặc điểm để nhận dạng dáng người có hình tam giác ngược là bộ ngực lớn, phần vai rộng hơn so với vòng mông hẹp và thon lại ở phần eo. Người có dáng tam giác ngược thường có đôi chân thon và đẹp.

H 2.46. Dáng người hình tam giác ngược [21]

Cách lựa chọn trang phục cho dáng người hình tam giác ngược cũng gần với dáng người hình quả táo là trang phục khi mặc vào phải tạo được sự cân đối của cơ thể. Đôi vai rộng, không cần thiết với nữ nên cần chọn trang phục che nhược điểm này bằng cách tạo điểm nhấn ở nơi khác như vòng eo thon gọn bằng chiếc thắt lưng đẹp kết hợp với chiếc váy phồng, xếp ly cầu kỳ, kiểu cách. Đối tượng này nên mặc váy Peplum, chân váy xòe, chân váy xếp tầng, váy suông hay váy flapper,… sẽ tạo nên vòng 3 đầy đặn, cân đối với đôi vai người mẫu. Nếu người mặc muốn chọn quần thì nên lựa chọn các loại quần: quần Jeans có túi hay đáy ngắn; quần âu nên lựa quần có phần mông hơi rộng, hoặc các loại quần như Colottes, quần Baggy,… Một số người thích mặc quần short thì nên chọn quần short màu sáng, có họa tiết và cạp cao. Tuyệt đối không chọn quần quá rộng hoặc quá chật sẽ lộ rõ khuyết điểm của vòng 3.

H 2.47. Váy flapper Váy xòe Váy xếp tầng [55]

H 2.48. Quần Colottes [56] Quần Baggy [57]

Kết luận

Trang phục tồn tại, phát triển cùng con người và gắn với sự tiến bộ của xã hội. Ai cũng muốn xinh đẹp và thể hiện gu thẩm mỹ của cá nhân. Cho nên, người mặc nên có cách chọn lựa trang phục cho riêng mình, sao cho phù hợp hình khối cơ thể, giúp tăng thêm vẻ đẹp hình thể và đồng thời cũng che đi những khuyết điểm của bản thân. Ở chương này giúp người mặc nhìn lại hình dáng của cơ thể và chọn trang phục phù hợp, biết cách trang trí, tạo điểm nhấn cho bộ trang phục đẹp hơn, sinh động hơn và đặc biệt tôn dáng của người sử dụng.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Kể tên các khối thường gặp trong thiết kế trang phục? Mỗi hình khối sẽ thiết kế được bao nhiêu mẫu trang phục? Cho ví dụ minh họa bằng hình vẽ.

2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa đường kết cấu và đường trang trí? Nêu giá trị của mỗi loại đường.

3. Tại sao bộ trang phục cần có khoảng trống, khoảng không? Cho ví dụ và phân tích.

Bài tập 1: Sử dụng các hình khối cơ bản kết hợp lại với nhau để tạo ra ít nhất 5 hình bóng cắt khác nhau. Từ đó tạo nên kiểu dáng cơ bản bộ trang phục.

Bài tập 2: Sử dụng 5 kiểu dáng trang phục ưng ý nhất ở bài tập 1, kết hợp đường nét, điểm, họa tiết, khoảng trống khoảng không,… vào trang trí và phối màu cho các bộ trang phục.

Chương 3

BỐ CỤC TRANG PHỤC

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên:

- Trình bày được một bố cục trên trang phục cũng như một tác phẩm nghệ thuật nói chung.

- Thiết kế được một bộ trang phục theo các bố cục đã học có trọng tâm, chính phụ rõ ràng.

- Nhận xét và đánh giá vẻ đẹp thẩm mỹ của từng bộ trang phục.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ

1.1. Khái niệm bố cục

Bố cục trang trí là sự sắp xếp, bố trí các mảng hình, đường nét, màu sắc, họa tiết sao cho cân đối, hài hòa đẹp mắt trong không gian, môi trường sống và sinh hoạt của con người.

1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bài trang trí 1.2.1. Nguyên tắc nhắc lại 1.2.1. Nguyên tắc nhắc lại

Là họa tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong một hình trang trí. Họa tiết có thể nhắc lại cùng chiều hay ngược chiều.

H 3.1. Họa tiết nhắc lại 1.2.2. Nguyên tắc xen kẽ

Là hai hay nhiều họa tiết xen kẽ nhau theo thứ tự lần lượt trong

H 3.2. Họa tiết xen kẽ

1.2.3. Nguyên tắc đối xứng (đăng đối)

Là các họa tiết bằng nhau, giống nhau về hình cũng như về màu được lặp lại một cách đều đặn, chính xác đối xứng nhau qua trục đối xứng đứng, nằm ngang hay các đường chéo.

H 3.3. Họa tiết đối xứng H 3.4. Họa tiết nguyên tắc phá thế

1.2.4. Nguyên tắc phá thế (mảng hình không đều nhau)

Là phương pháp kết hợp mảng hình, màu sắc, đường nét thành một tổng thể hài hòa, cân đối đẹp mắt mà không tuân theo nguyên tắc nhắc lại, xen kẽ, đối xứng gọi là nguyên tắc phá thế (tự do).

1.3. Xây dựng một bài trang trí cơ bản

Mảng hình

Phải tạo được sự cân đối trong bố cục, có mảng to (mảng chính), mảng nhỏ (mảng phụ). Mảng to thường nằm vị trí trọng tâm rõ bố cục, mảng phụ bổ sung thêm cho bài vẽ thêm phong phú.

H 3.5. Tìm mảng hình

Các mảng hình nên phong phú, có mảng vuông, mảng tròn, mảng tam giác,….

Chú ý giữa mảng đặc (mảng trang trí) và mảng trống (mảng nền).

Đường nét

Một mẫu thiết được tạo nên nhờ sự kết hợp các loại đường nét với nhau. Đường nét là yếu tố cơ bản làm nên mẫu thiết kế và cũng giúp ta thể hiện cảm xúc thông qua các nét vẽ có nét to, nét nhỏ, nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc,… để thể hiện tâm trạng, tình cảm của người vẽ.

Độ đậm nhạt

Độ đậm nhạt rất quan trọng trong bài vẽ, có đủ độ đậm nhạt, bài vẽ mới có điểm nhìn chính và thu hút sự chú ý người xem. Một bài vẽ đẹp là phân bố màu, sáng tối một cách hợp lý, không quá nhiều độ đậm, cũng không chỉ toàn độ sáng.

Nếu bài quá nhiều độ đậm sẽ tạo cảm giác nặng nè, u tối. Ngược lại, bài quá nhiều độ sáng sẽ không thu hút người nhìn, không có trọng tâm, không đạt yêu cầu. Vì vậy cần chú ý độ đậm nhạt và vị trí đặt chúng, thông thường độ đậm nhất và sáng nhất phải nằm ở trọng tâm của bài để làm điểm nhấn.

Màu sắc

Màu sắc trong bài vẽ phải được phối hợp một cách hài hòa, có trọng tâm. Khi quan sát, mỗi bài phải có màu chủ đạo, phải xác định được gam màu nóng lạnh.

Một bài vẽ được gọi là hoàn thành khi không còn khoảng trắng trên giấy.

H 3.6. Bài vẽ hoàn chỉnh

Cách tiến hành

- Tìm mảng hình và đậm nhạt bằng nhiều phác thảo đen trắng để tìm ra bài đẹp

- Tìm phác thảo màu: dựa vào sắc độ đen trắng, chấm phác thảo màu - Thể hiện:

+ Phóng hình đúng kích thước

+ Tìm họa tiết: các họa tiết phải đúng với mảng hình đã tìm, không quá to hoặc quá nhỏ.

+ Vẽ màu cho đúng phác thảo

+ Vẽ kín màu các mảng, rõ trọng tâm, có gam màu chủ đạo.

1.4. Tính ứng dụng của bài trang trí trong trang phục và trong cuộc sống sống

Học trang trí là học cách phối màu, vẽ màu, xây dựng một bài trang

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)