Các loại kiểu hình bóng cắt (kiểu bóng) của trang phục

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 50 - 54)

1. HÌNH DÁNG TRANG PHỤC

1.2.3. Các loại kiểu hình bóng cắt (kiểu bóng) của trang phục

Hình bóng cắt cũng được chia thành bốn loại khác nhau: kiểu chữ cái in hoa, kiểu hình học, kiểu tự nhiên và kiểu nhân tạo.

Kiểu chữ cái in hoa

Các bộ trang phục có hình bóng cắt mang hình dáng, đặc điểm của các chữ cái in hoa: A, S, T, X.

A: Loại trang phục thường chỉ ôm phần ngực và rộng xòe từ

trên xuống dưới. Trang phục mang nét phóng khoáng, thoải mái. Sử dụng nhiều trong thể loại đầm ngủ, đầm bầu,...

H 2.10. Hình bóng cắt kiểu chữ A [34]

S: Trang phục ôm sát ba vòng của cơ thể, thể hiện vẻ đẹp hình

H 2.11. Hình bóng cắt chữ S [35]

T: Trang phục thường có dáng suông, không ôm sát cơ thể. Có

tay ngắn hoặc tay dài. Loại trang phục này thể hiện vẻ thanh lịch.

X: Trang phục dạng ôm từ ngực đến eo, váy xòe rộng ở phía dưới. Thường trang phục này nhằm che khuyết điểm cho những mẫu có vòng eo không được như ý.

Điểm khác biệt giữ hình bóng cắt chữ A và chữ X: là cùng có điểm chung là váy xòe rộng về phía dưới nhưng chữ A là ôm ngực đến dưới chân ngực, còn chữ X là ôm từ ngực đến eo.

H 2.13. Hình bóng cắt chữ X [37]

Kiểu hình học

Hình bóng cắt của bộ trang phục thể hiện mô phỏng theo hình dạng của một loại hình cơ bản: hình chữ nhật, hình oval, hình thang,...

Kiểu tự nhiên

Hình bóng cắt bộ trang phục mô tả các hiện tượng, sự vật được lấy từ thiên nhiên. Ví dụ: trang phục được thể hiện có hình bóng cắt như con công đang múa hay trang phục có hình bóng cắt là một loại trái cây; một loài chim,…

H 2.15. Hình bóng cắt dạng hình bông hoa hướng xuống [39]

Kiểu nhân tạo

Hình bóng cắt bộ trang phục mô phỏng hình dáng một sự vật hiện tượng do con người tạo ra. Ví dụ hình bóng bộ trang phục là hình một cái lọ cắm hoa, cái quạt,…

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 50 - 54)