Các hình khối cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 45 - 48)

1. HÌNH DÁNG TRANG PHỤC

1.1.2. Các hình khối cơ bản

Trong không gian có ba loại hình khối thường gặp: khối hộp (khối lập phương, khối chữ nhật), khối cầu và khối kim tự tháp.

Về mặt ý nghĩa khối cầu thể hiện sự viên mãn, no đủ, trọn vẹn nhất, nên nó thường đứng độc lập nhưng cũng khó sắp xếp, nếu biết dùng sẽ mang lại hiệu quả rất cao (H 2.2). Các lại trang phục dạng tròn thường thể hiện sự trẻ trung, nhí nhảnh,… đối tượng sử dụng là trẻ con hoặc người gầy sẽ mang lại sự bầu bĩnh, dễ nhìn.

H 2.2. Trang phục hình khối dạng khối cầu [32], [11]

Khối kim tự tháp như vươn lên, hướng tới và phát triển... Mỗi khối đều có ý nghĩa riêng của nó, nếu ta biết vận dụng các khối một cách sáng tạo chúng không chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ và có khả năng ứng dụng cao.

.

Khối hộp thể hiện sự vững vàng, ổn định, bề thế.

Trên cơ thể con người cũng được quy thành các khối: đầu, thân, tay, chân, cũng được quy về dạng khối hộp. Thiết kế trang phục việc đầu tiên phải dựa trên hình khối cơ thể, sau đó mới dựa vào ý tưởng thiết kế. Lúc đó người thiết kế mới đưa ra hình dáng thiết kế thế nào, gồm bao nhiêu hình khối, khối to, khối nhỏ,... để tạo thành mẫu trang phục.

H 2.4. Khối hộp - Trang phục hình khối dạng khối hộp

Ví dụ: Khi ta thiết kế một chiếc áo hay váy cũng được tạo thành từ các chi tiết: tùng váy, cạp váy hay thân áo, tay áo, bâu áo,… các chi tiết đó tạo nên hình khối của chiếc váy, hay áo. Một chiếc váy gồm hai chi tiết: hình cánh quạt lớn và hình chữ nhật mảnh và dài. Đường cong lớn là gấu váy, đường cong nhỏ là đường ngang eo, hình chữ nhật mảnh dài làm cạp váy, hình cánh quạt là thân váy. Từ những chi tiết này được ráp nối lại thành hình khối của chiếc váy.

Như vậy để tạo thành hình khối của quần áo hoàn toàn dựa vào các mảng hình khối chi tiết. Số lượng, kiểu dáng các mảng chi tiết như thế nào thì phụ thuộc vào:

- Cấu trúc cơ thể.

- Mục đích sử dụng bộ trang phục. - Ý đồ thiết kế.

- Kỹ thuật may.

H 2.5. Kết cấu mở của một số hình khối H 2.6. Kết cấu mở của váy chữ A

Thông thường hình khối trang phục có các dạng: hình nón, hình nón cụt, hình trụ, hình tang trống,... Hình khối trang phục hoàn toàn dựa vào đặc điểm hình khối cơ thể. Tuy nhiên, người thiết kế cũng phải đưa ý tưởng sáng tạo của mình vào từng bộ trang phục cho nó đẹp hơn, sinh động hơn, như độn thêm phần vai cho trang phục thêm mạnh mẽ, cá tính hay tạo độ phồng, độ xòe cho mềm mại, nữ tính,...

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 45 - 48)