Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược)

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 71 - 75)

2. THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO

2.2.5.Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược)

Đặc điểm để nhận dạng dáng người có hình tam giác ngược là bộ ngực lớn, phần vai rộng hơn so với vòng mông hẹp và thon lại ở phần eo. Người có dáng tam giác ngược thường có đôi chân thon và đẹp.

H 2.46. Dáng người hình tam giác ngược [21]

Cách lựa chọn trang phục cho dáng người hình tam giác ngược cũng gần với dáng người hình quả táo là trang phục khi mặc vào phải tạo được sự cân đối của cơ thể. Đôi vai rộng, không cần thiết với nữ nên cần chọn trang phục che nhược điểm này bằng cách tạo điểm nhấn ở nơi khác như vòng eo thon gọn bằng chiếc thắt lưng đẹp kết hợp với chiếc váy phồng, xếp ly cầu kỳ, kiểu cách. Đối tượng này nên mặc váy Peplum, chân váy xòe, chân váy xếp tầng, váy suông hay váy flapper,… sẽ tạo nên vòng 3 đầy đặn, cân đối với đôi vai người mẫu. Nếu người mặc muốn chọn quần thì nên lựa chọn các loại quần: quần Jeans có túi hay đáy ngắn; quần âu nên lựa quần có phần mông hơi rộng, hoặc các loại quần như Colottes, quần Baggy,… Một số người thích mặc quần short thì nên chọn quần short màu sáng, có họa tiết và cạp cao. Tuyệt đối không chọn quần quá rộng hoặc quá chật sẽ lộ rõ khuyết điểm của vòng 3.

H 2.47. Váy flapper Váy xòe Váy xếp tầng [55]

H 2.48. Quần Colottes [56] Quần Baggy [57]

Kết luận

Trang phục tồn tại, phát triển cùng con người và gắn với sự tiến bộ của xã hội. Ai cũng muốn xinh đẹp và thể hiện gu thẩm mỹ của cá nhân. Cho nên, người mặc nên có cách chọn lựa trang phục cho riêng mình, sao cho phù hợp hình khối cơ thể, giúp tăng thêm vẻ đẹp hình thể và đồng thời cũng che đi những khuyết điểm của bản thân. Ở chương này giúp người mặc nhìn lại hình dáng của cơ thể và chọn trang phục phù hợp, biết cách trang trí, tạo điểm nhấn cho bộ trang phục đẹp hơn, sinh động hơn và đặc biệt tôn dáng của người sử dụng.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Kể tên các khối thường gặp trong thiết kế trang phục? Mỗi hình khối sẽ thiết kế được bao nhiêu mẫu trang phục? Cho ví dụ minh họa bằng hình vẽ.

2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa đường kết cấu và đường trang trí? Nêu giá trị của mỗi loại đường.

3. Tại sao bộ trang phục cần có khoảng trống, khoảng không? Cho ví dụ và phân tích.

Bài tập 1: Sử dụng các hình khối cơ bản kết hợp lại với nhau để tạo ra ít nhất 5 hình bóng cắt khác nhau. Từ đó tạo nên kiểu dáng cơ bản bộ trang phục.

Bài tập 2: Sử dụng 5 kiểu dáng trang phục ưng ý nhất ở bài tập 1, kết hợp đường nét, điểm, họa tiết, khoảng trống khoảng không,… vào trang trí và phối màu cho các bộ trang phục.

Chương 3

BỐ CỤC TRANG PHỤC

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên:

- Trình bày được một bố cục trên trang phục cũng như một tác phẩm nghệ thuật nói chung.

- Thiết kế được một bộ trang phục theo các bố cục đã học có trọng tâm, chính phụ rõ ràng.

- Nhận xét và đánh giá vẻ đẹp thẩm mỹ của từng bộ trang phục.

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật trang phục Nguyễn Thị Trúc Đào (Trang 71 - 75)