Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 55 - 63)

7. Tổng quan tài liệu sử dụng trong đề tài

2.2.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

a) Chọn mẫu

Trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh tính đến 31/12/2015 có 53 công ty xây dựng đang niêm yết. Để việc điều tra đảm bảo được độ tin cậy và tính chính xác cao nên tác giả chỉ chọn các công ty xây dựng có thời gian hoạt động niêm yết từ 3 năm trở lên tính từ năm niêm yết cổ phiếu đầu tiên trên sở giao dịch; tổng thể thoả mãn điều kiện này là 50 công ty. Kích thước mẫu: n = 50 công ty. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu toàn bộ và dữ liệu thu thập là số liệu năm 2015.

b) Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua nguồn thông tin thu được từ các Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Bảng báo cáo tổng hợp về các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông qua Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh và số liệu từ trang web chính thức của Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh:

www.hose.vn.

2.3 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH

Để trình bày kết quả thực trạng việc vận dụng CSKT ở các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh; kỹ thuật thống kê mô tả kết hợp so sánh, tổng hợp đối chiếu được sử dụng nhằm đưa ra các đặc điểm chung của các công ty nghiên cứu theo thời gian hoạt động, % lợi nhuận trên tổng doanh thu và quy mô doanh nghiệp (dựa trên quy mô về vốn điều lệ các doanh nghiệp đã đăng ký). Bên cạnh đó, đề tài thực hiện

phương pháp khảo cứu dữ liệu từ thông tin trên BCTC của các công ty xây dựng, tính toán các tham số cơ bản (Trung bình, tỷ trọng) trên phần mềm phục vụ công tác phân tích thống kê SPSS 16 để trình bày kết quả về thực trạng vận dụng các CSKT ở các công ty nghiên cứu. Mặt khác, kết hợp cách tiếp cận chuẩn tắc thông qua đối chiếu thực tế với quy định và cách tiếp cận chứng thực thông qua giải thích hành vi để đưa ra các kết quả phân tích và đánh giá hành vi vận dụng các CSKT ở các công ty nghiên cứu trên khía cạnh cơ hội và hiệu quả; từ đó làm cơ sở xây dựng gợi ý chính sách trong các kiến nghị đối với các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý chức năng.

2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CSKT ở các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, trong đề tài này, tác giả lựa chọn mô hình hồi quy tuyến tính bội dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 16.0. Mẫu được sử dụng gồm 50 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, lấy số liệu năm 2015. Mô hình xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu đại diện cho việc vận dụng CSKT của các công ty là CSKT

Mô hình hồi quy tổng thể có dạng:

Y = β0 + β1 X1+ β2 X2+…+ βn Xn + Ɛ

Trong đó: X1,X2,. .,Xn : Biến độc lập của mô hình Y: Biến phụ thuộc

β0: Hệ số tự do

β1 ,β2,.….βn : Các tham số chưa biết của mô hình

* Quy trình nghiên cứu gồm các bước như sau :

Bước 1: Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CSKT ở các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng chỉ tiêu CSKT để đại diện cho việc vận dụng CSKT ở các công ty nghiên cứu. Từ giả thuyết nghiên cứu đã đề cập ở trên, tác giả chọn ra 4 nhân tố để phân tích mối quan hệ giữa chúng với chỉ tiêu CSKT của các công ty đang nghiên cứu. Đó là: Quy mô doanh nghiệp, Mức vay nợ, Thuế và Tài trợ nội bộ.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Như đã đề cập ở trên, dữ liệu được dùng trong đề tài này được xây dựng từ các BCTC đã được kiểm toán (gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh BCTC) của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. BCTC của các công ty này sẽ được thiết lập trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu trong năm 2015 của 50 công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được thu thập từ trang thông tin điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (www.hose.vn). Đây là nguồn thông tin mà theo tác giả đánh giá là khá tin cậy.

Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CSKT ở các công ty nghiên cứu

Loại

biến Nhân tố Biến mã hóa

Giả thuyết

Biến độc

lập

Quy mô doanh nghiệp Tổng tài sản (TTSAN) X1 + Vốn chủ sở hữu (VCSH) X2 + Mức vay nợ Tỷ suất nợ (TSNO) = Tổng nợ phải trả/ (Tổng tài sản)*100% X3 + Thuế

Tỷ lệ thuế doanh nghiệp phải nộp (THUE) = Thuế TNDN trong năm/ (Lợi nhuận trước

thuế) *100%

X4 _

Tài trợ nội bộ

Tài trợ nội bộ (NOIBO) = Lợi nhuận giữ lại/ (Tổng lợi

nhuận sau thuế) *100%

X5 +

Biến phụ thuộc

CSKT

Số CSKT làm gia tăng lợi nhuận chia cho tổng số

CSKT (CSKT)

Y

Trong đó: (+) Cùng chiều; (-) Ngược chiều

(Nguồn: theo Nelson M.Waweru)

Cách thức đo lường biến CSKT dựa vào nghiên cứu của Nelson M. Waweru (2011) trong đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp kế toán khác nhau ở Tanzania”. Theo đó, ta có công thức: CSKT = Số các CSKT được lựa chọn ở các công ty nghiên cứu làm gia tăng lợi nhuận / Tổng số các CSKT được lựa chọn ở các công ty. Do phạm vi đề tài tập trung vào bốn CSKT chính ở doanh nghiệp là CSKT về HTK, TSCĐ, doanh thu và

chi phí nên ta chỉ sử dụng các phương pháp kế toán được lựa chọn ở các chính sách này, theo hai hướng là tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào phần Thuyết minh BCTC của các công ty nghiên cứu và theo phân tích của tác giả, các phương pháp kế toán được lựa chọn trong bốn CSKT trên theo hướng tăng hoặc giảm lợi nhuận được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Phân loại các CSKT theo hướng gia tăng hoặc giảm lợi nhuận

CSKT được lựa chọn Hướng gia tăng lợi nhuận

Hướng làm giảm lợi nhuận

1) CSKT về HTK: Phương pháp tính giá hàng xuất kho

Nhập trước xuất

trước (FIFO) Bình quân gia quyền 2) CSKT về TSCĐ: Phương

pháp khấu hao TSCĐ

Khấu hao theo đường thẳng

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 3) CSKT về doanh thu: Phương

pháp ghi nhận doanh thu

Doanh thu ghi nhận theo tiến độ

kế hoạch

Doanh thu ghi nhận theo giá trị khối lượng

thực hiện 4) CSKT về chi phí: Phương

pháp phân bổ chi phí lãi vay Lãi trả sau

Lãi trả định kỳ hoặc lãi trả trước

(Nguồn: theo Nelson M. Waweru)

Với CSKT về HTK, phương pháp nhập trước xuất trước làm gia tăng lợi nhuận hơn phương pháp bình quân gia quyền vì như đã phân tích ở chương 1, trong điều kiện giá cả có xu hướng tăng, việc lựa chọn phương pháp FIFO sẽ tạo ra một lợi nhuận kế toán lớn hơn so với các phương pháp bình quân gia quyền. Ở CSKT về TSCĐ, phương pháp khấu hao theo đường thẳng làm chi phí khấu hao thấp hơn, dẫn đến lợi nhuận kỳ báo cáo cao hơn so với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Đối với CSKT về doanh thu, phương pháp ghi nhận doanh thu theo tiến độ kế hoạch do DN tự xác nhận và ghi nhận doanh thu, không phải thông qua sự xét duyệt của khách

hàng nên DN có thể tìm cách điều chỉnh tăng doanh thu, nhằm gia tăng lợi nhuận dễ dàng hơn so với phương pháp ghi nhận doanh thu theo giá trị khối lượng thực hiện. Với CSKT về chi phí thì phương pháp phân bổ chi phí lãi vay trả sau mang lại lợi nhuận cao hơn so với phương pháp lãi vay trả trước hoặc trả định kỳ. Bởi phương pháp phân bổ chi phí lãi vay trả sau đem lại mức chi phí lãi vay trong kỳ thấp hơn, dẫn đến lợi nhuận trong kỳ cao hơn so với phương pháp phân bổ lãi vay trả trước hoặc trả định kỳ. Để đo lường biến CSKT, đề tài giả định các CSKT với các phương pháp được liệt kê trong bảng trên có tác động lên chỉ tiêu lợi nhuận các công ty nghiên cứu theo hướng gia tăng hoặc làm giảm lợi nhuận là như nhau.

Bước 4: Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy

Để tăng cường tính chính xác cho kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu. Do mẫu thu thập được là mẫu ngẫu nhiên, giá trị trung bình và phương sai của tổng không thể biết trước, đồng thời kích cỡ mẫu là 50 nên đề tài dùng phương pháp Kolmogrov Smirnov để kiểm tra tính chuẩn.

Giả thiết:

H0: Các dữ liệu nghiên cứu tuân theo quy luật phân phối chuẩn

H1: Các dữ liệu nghiên cứu không tuân theo quy luật phân phối chuẩn, Nếu mức ý nghĩa (Sig,) > 0.05 thì giả thiết H0 được chấp nhận.

Từ bảng số liệu dưới đây, tác giả nhận thấy tất cả các biến tổng tài sản (X1), vốn chủ sở hữu (X2), tỷ suất nợ (X3), tỷ lệ thuế phải nộp (X4) và tỷ lệ % lợi nhuận giữ lại trên tổng lợi nhuận sau thuế (X5) đều tuân theo quy luận phân phối chuẩn vì có Sig.>0.05; đồng thời có trung bình gần bằng với trung vị nên chấp nhận giả thiết H0, tức các biến của mô hình đã tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra việc tuân theo quy luật phân phối chuẩn của các biến

Chỉ tiêu

Phương pháp Kolmogrov Smirnov Statistic (Số liệu thống kê) Df (Kích cỡ mẫu) Sig. (Mức ý nghĩa) CSKT (Y) .119 50 .073 TTSAN (X1) .171 50 .171 VCSH (X2) .978 50 .460 TSNO (X3) .119 50 .079 THUE (X4) .981 50 .611 NOIBO (X5) .144 50 .112

(Nguồn: theo tính toán của tác giả và phần mềm SPSS)

Bước 5: Xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến bằng cách tính hệ số tương quan r (Pearson Correlation Coefficient) nhằm lựa chọn các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc và loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến giữa các tuyến với nhau. Đề tài sử dụng phương pháp Backward để tính toán ở bước này.

Bước 6: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách kế toán ở các công ty nghiên cứu – được biểu hiện qua chỉ tiêu CSKT bằng cách phân tích hồi quy tuyến tính đơn, hồi quy tuyến tính bội và sau đó xây dựng mô hình hồi quy.

Bước 7: Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu của đề tài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày giả thuyết nghiên cứu của đề tài dựa vào mục tiêu nghiên cứu đặt ra ban đầu, đó là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CSKT ở các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên đặc điểm các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh về quy mô, năng lực tài chính, trình độ công nghệ và phát triển thị trường sản phẩm. Từ đó làm cơ sở cho việc chọn mẫu và thu thập dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được nêu ra trong chương này bao gồm kỹ thuật thống kê mô tả (nhằm phân tích tình hình vận dụng CSKT ở các công ty nghiên cứu) và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính trên phần mềm SPSS 16.0 (nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CSKT ở các công ty nghiên cứu). Các kỹ thuật phân tích và mô hình nghiên cứu được thiết kế và mô tả trong chương 2 sẽ làm tiền đề cho việc trình bày các kết quả nghiên cứu ở chương 3 đề tài.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)