GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 95)

7. Tổng quan tài liệu sử dụng trong đề tài

4.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH

4.2.1 Đối với doanh nghiệp

a) Hoàn thiện chính sách kế toán về hàng tồn kho

Như đã phân tích ở chương 3, về các phương pháp tính giá hàng xuất kho thì đa số các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vận dụng phương pháp bình quân gia quyền hoặc phương pháp FIFO cho tất cả các mặt hàng, chủng loại. Ta có thể thấy phương pháp bình quân gia quyền khá đơn giản, dễ tính toán nhưng việc cập nhật giá cả hàng hóa xuất chưa đáp ứng kịp thời cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Trong kỳ, khi xuất vật tư, hàng hóa phục vụ quá trình xây lắp; kế toán chỉ mới theo dõi được số lượng của vật tư, hàng hóa chứ chưa phản ánh được trị giá xuất mà phải đợi đến cuối kỳ mới tính được. Điều này tạo nên nhiều khó khăn, vất vả cho công tác hạch toán vào cuối kỳ. Mặt khác, có một số vật tư, hàng hóa biến động giá cả đầu vào mạnh trên thị trường nên thích hợp cho việc sử dụng phương pháp FIFO hơn là phương pháp bình quân gia quyền, nhằm đảm bảo phục vụ mục tiêu quản trị về lợi nhuận của DN. Do đó, các công ty nghiên cứu nên xem xét tùy đặc điểm từng chủng loại hàng hóa, vật tư và mục tiêu quản trị của DN mà áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho cho phù hợp, chứ không nên dùng thống nhất một phương pháp tính giá hàng xuất kho cho tất cả các chủng loại hàng hóa, vật tư. Bên cạnh đó, khi đã lựa chọn sử dụng một phương pháp tính giá hàng xuất kho nào phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất quán, vận dụng phương pháp đó suốt kỳ kế toán và không được thay đổi sang phương pháp khác cho đến kỳ kế toán tiếp theo. Điều này được quy định rõ ràng trong chuẩn mực kế toán Việt Nam về HTK (VAS 02).

b) Hoàn thiện chính sách kế toán về Tài sản cố định

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là mối quan tâm hàng đầu của DN. Vấn đề đó gắn liền với việc quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một vấn đề quan trọng của DN, đặc biệt là đối với các DN có tỷ trọng TSCĐ lớn như các công ty xây dựng. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này đã đặt ra cho DN nhiều câu hỏi trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ sao cho đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một trong những vấn đề quản lý đó là tính toán chi phí khấu hao TSCĐ trích trong kỳ sao cho phản ánh một cách đúng đắn mức hao mòn của TSCĐ tại thời điểm đó. Việc khai báo thời gian khấu hao TSCĐ là một trong những ước tính mà kế toán có thể vận dụng để điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận, nhằm đạt được mục tiêu quản trị về lợi nhuận của ban giám đốc. Theo thông tư số 45/2013/TT – BTC quy định về thời gian sử dụng TSCĐ thì luôn có hai mức là thời gian tối đa và thời gian tối thiểu nên để tăng chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhằm giảm lợi nhuận; các công ty có xu hướng lựa chọn mức thời gian sử dụng tối thiểu. Ngược lại, nếu các công ty muốn điều chỉnh tăng lợi nhuận thì có thể lựa chọn thời gian sử dụng tối đa để giảm chi phí khấu hao. Tuy nhiên, đối với các TSCĐ đang sử dụng thì công ty không được phép thay đổi thời gian sử dụng của TSCĐ, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng TSCĐ đó. Như vậy, vấn đề tăng hoặc giảm chi phí khấu hao được áp dụng đối với những TSCĐ sẽ mua trong thời gian đến. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu của nhà quản trị trong ngắn hạn và dài hạn, có thể là mục tiêu né tránh thuế hoặc mục tiêu tăng lợi nhuận. Từ đó, kế toán cần xem xét và cân nhắc để lựa chọn áp dụng thời gian khấu hao cho thích hợp.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở chương 3, về chính sách sửa chữa TSCĐ thì đa số các công ty nghiên cứu không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp hoặc phục hồi TSCĐ. Điều này trái với quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán. Chi phí sửa chữa TSCĐ mang tính nâng cấp, phục hồi là những chi phí liên quan đến việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không sửa chữa, thay thế thì TSCĐ đó sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Chi phí sửa chữa TSCĐ này nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ; làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng. Bên cạnh đó, cải tiến bộ phận của TSCĐ làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Do đó, chính sách sửa chữa TSCĐ lớn mang tính nâng cấp, phục hồi là một CSKT khá quan trọng đối với DN. Các công ty nghiên cứu cần có chính sách phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch để đảm bảo tính ổn định của các khoản mục chi phí giữa các kỳ, đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao (xét trên khía cạnh hiệu quả); tránh trường hợp chi phí biến động đột biến, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh trong kỳ.

c) Hoàn thiện chính sách kế toán về doanh thu

Như đã phân tích ở chương 3, đa số các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vận dụng hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện để xác định doanh thu vì những ưu điểm của nó hơn là hình thức thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Tuy nhiên, các công ty nghiên cứu nên vận dụng linh hoạt, kết hợp cả hai hình thức thanh toán trên để phù hợp với đặc điểm hoạt động xây lắp ở công ty và đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Chẳng hạn như đối với các hợp đồng giám sát thi công thì công tác này thường phụ thuộc vào công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị của các nhà thầu khác. Căn cứ vào tỷ lệ của giá trị xây dựng và lắp đặt thiết bị

đã thực hiện trong tổng giá trị hợp đồng của nhà thầu xây dựng, nhà thầu giám sát sẽ thanh toán theo tỷ lệ tương ứng. Khi có biên bản nghiệm thu hoàn thành có sự xác nhận của chủ đầu tư và nhà thầu, kế toán phải ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn theo giá trị được hai bên xác nhận, đồng thời kết chuyển chi phí tương ứng với doanh thu. Vì công trình giám sát do bộ phận giám sát thực hiện độc lập nên chi phí liên quan đến các hợp đồng giám sát được lấy từ Bảng phân bổ chi phí chung cho phòng giám sát cùng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến hợp đồng này. Chi phí sẽ được tập hợp và phân bổ theo giá trị khối lượng công việc thực hiện ước tính. Do đó, đối với các hợp đồng giám sát thì các công ty nghiên cứu nên vận dụng hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng công việc thực hiện để xác định doanh thu hơn là hình thức thanh toán theo tiến độ kế hoạch.

Đối với các hợp đồng thiết kế và lập dự toán, thẩm tra, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu...thì các công ty nghiên cứu nên vận dụng hình thức thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Bởi đây là công việc cần sự kết hợp của nhiều phòng ban khác nhau bao gồm xưởng thiết kế, xưởng kết cấu, xưởng quy hoạch hạ tầng, phòng kế hoạch và quản lý dự án...Trừ các khoản chi phí có thể tập hợp riêng lẻ theo từng hợp đồng (chi phí công tác, chi phí bảo hiểm, thuê nhà thầu phụ...) thì chủ yếu là các khoản chi phí chung chỉ có thể tập hợp theo các phòng ban chức năng. Chi phí chung sẽ được tập hợp từ Bảng phân bổ chi phí cho các phòng ban liên quan. Kế toán cần phối hợp với các phòng ban trực tiếp đảm nhiệm công việc để theo dõi tiến độ thực hiện của các hợp đồng thực hiện trong kỳ. Từ đó lựa chọn chỉ tiêu để phân bổ chi phí chung cho các hợp đồng này. Đây là khối lượng công việc phức tạp và chủ yếu do nhà thầu tự xác định, nên nếu vận dụng hình thức thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện thì phải đợi sự kiểm tra và chấp thuận từ phía khách hàng và mất rất nhiều thời gian, công sức; làm chậm trễ việc ghi nhận

doanh thu vì nó phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán đã lập hay chưa. Do đó, hình thức thanh toán theo tiến độ kế hoạch là phù hợp hơn để xác định doanh thu đối với các hợp đồng thiết kế và lập dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.

d) Hoàn thiện chính sách kế toán về chi phí

Như đã phân tích ở chương 3, các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cần phải thực hiện việc phân bổ hay trích trước chi phí trả trước như chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ trong nhiều kỳ và phải có thời gian phân bổ, mức phân bổ hợp lý để tránh biến động chi phí quá lớn trong kỳ, gây ảnh hưởng đến tổng chi phí, lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế công tác ghi nhận doanh thu không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, kế toán các công ty nghiên cứu cần phải tiến hành theo dõi doanh thu và chi phí cụ thể cho từng hợp đồng xây dựng. Để tính toán chính xác giá thành tức chi phí thực tế phát sinh cho từng công việc, kế toán phải phân định rõ ràng giữa chi phí hoạt động xây lắp và chi phí quản lý, đồng thời xác định rõ chi tiêu phân bổ cho từng hợp đồng riêng biệt. Đối với những công ty phân cấp thành công ty mẹ, công ty con thì những chi phí phát sinh chung cần phải phân biệt được chi phí phát sinh cụ thể cho công ty mẹ và công ty con để tiến hành phân bổ chi phí xuống cho công ty con. Tác giả kiến nghị các công ty nghiên cứu cần theo dõi chi phí theo hai loại là chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng và chi phí chung cho toàn bộ công ty để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra và đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, từ đó xác định chi phí phù hợp hơn đối với từng hợp đồng xây dựng riêng biệt.

+ Các khoản chi phí có thể phân chia theo từng hợp đồng như là: tiền công tác phí, các chi phí nguyên vật liệu, vận chuyển máy móc thiết bị phục

vụ cho công tác đo đạc địa hình, khảo sát địa chất, giám sát thi công...phải theo dõi riêng biệt cho từng hợp đồng; chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và các chi phí liên quan đến thuê nhà thầu phụ để cùng tiến hành công việc cho các hợp đồng.

+ Các khoản chi phí chung có thể phân chia cho từng bộ phận như là: chi phí tiền lương và các chi phí có liên quan đến lương; chi phí văn phòng phẩm, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện nước, Internet, điện thoại...Các chi phí này vào cuối kỳ sẽ được tập hợp và phân bổ cho từng phòng ban, bộ phận và từ đó phân chia cho từng hợp đồng riêng biệt.

e) Hoàn thiện công bố thông tin liên quan đến chính sách kế toán

Báo cáo tài chính là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu, là cơ sở để các nhà đầu tư, nhà tài trợ, các đối tác...đưa ra quyết định hợp tác, đầu tư đúng đắn vào công ty. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) về Trình bày BCTC đã đề cập rõ: “Khi quyết định việc trình bày CSKT cụ thể trong BCTC, giám đốc hoặc người đứng đầu DN phải xem xét xem việc diễn giải này có giúp cho người sử dụng hiểu được cách thức phản ánh các nghiệp vụ giao dịch và sự kiện trong kết quả hoạt động và tình hình tài chính của DN hay không”. Do đó, ta có thể thấy trách nhiệm của DN là phải cung cấp đầy đủ thông tin về các CSKT đang vận dụng một cách chi tiết, cụ thể để người sử dụng thông tin trên BCTC đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn. Qua điều tra, tác giả nhận thấy việc trình bày các CSKT sử dụng trong Thuyết minh BCTC của các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh còn chung chung, ngắn gọn, súc tích, không thật sự cung cấp đầy đủ thông tin về các CSKT đang vận dụng cho các đối tượng có liên quan. Hầu hết các thông tin về CSKT công ty đang áp dụng chỉ nêu ở mức độ theo chuẩn mực hay Thông tư, Nghị định số bao nhiêu chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể. Phần lớn các công ty nghiên cứu chưa chú trọng đến việc

trình bày phần Thuyết minh BCTC như thế nào để thỏa mãn nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng. Để giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin, tác giả kiến nghị các công ty nghiên cứu cần phải chi tiết hóa bản Thuyết minh BCTC, phản ánh và giải trình cụ thể số liệu của từng chỉ tiểu. Trong đó, cần nhấn mạnh giải trình việc vận dụng các phương pháp kế toán, các ước tính kế toán, cơ sở chọn kỳ phân bổ chi phí hoặc trích trước chi phí...để người đọc có một cái nhìn rõ nét hơn về các CSKT đang được vận dụng ở công ty, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cụ thể phương hướng hoàn thiện việc công bố thông tin liên quan đến các CSKT cơ bản ở các công ty nghiên cứu được tác giả đưa ra như sau:

+ Về CSKT liên quan đến HTK, các công ty nghiên cứu cần nêu rõ hệ thống quản lý HTK cho từng mặt hàng, các nguyên tắc xác định giá trị HTK, phương pháp tính giá hàng xuất kho công ty đang vận dụng chi tiết cho từng loại hàng hóa, vật tư; phương pháp ước tính kế toán đối với SPDD cuối kỳ và giải thích rõ lý do vận dụng các phương pháp đó. Đối với các công cụ dụng cụ thì việc phân bổ chi phí khi xuất dùng như thế nào, công ty có trích lập dự phòng giảm giá HTK hay không, thường đối với các mặt hàng như thế nào và cơ sở lập dự phòng ra sao.

+ Về CSKT liên quan đến TSCĐ, các công ty nghiên cứu cần nêu rõ danh mục TSCĐ ở công ty, cách thức xác định nguyên giá TSCĐ như thế nào, phương pháp tính khấu hao TSCĐ đang áp dụng và ước tính thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ tại công ty như thế nào, trong đó giải thích rõ lý do vận dụng các phương pháp đó. Đối với công tác sửa chữa TSCĐ thì các công ty nghiên cứu cần nêu rõ chi phí sửa chữa TSCĐ ở công ty được phân bổ hay trích trước như thế nào (mức phân bổ hay trích trước là bao nhiêu và cơ sở của việc phân bổ hay trích trước). Các công ty cũng cần nêu rõ có lên kế

hoạch phân bổ và trích trước chi phí sửa chữa lớn hay nâng cấp TSCĐ không, lý do tại sao.

+ Về CSKT liên quan đến doanh thu, chi phí thì các công ty nghiên cứu cần nêu rõ điều kiện ghi nhận doanh thu tương ứng với từng loại hợp đồng xây dựng riêng biệt. Ví dụ đối với các hợp đồng giám sát thi công, hợp đồng thiết kế, mời thầu thì ghi nhận doanh thu theo hình thức nào (theo tiến độ kế hoạch hay theo giá trị khối lượng thực hiện). Đối với các chi phí trả trước thì

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)