Đánh giá việc vận dụng chính sách kế toán về chi phí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 76 - 79)

7. Tổng quan tài liệu sử dụng trong đề tài

3.2.4 Đánh giá việc vận dụng chính sách kế toán về chi phí

Dựa vào phần tóm tắt CSKT về chi phí trên phần Thuyết minh BCTC của 50 công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, ta có thể thấy hầu hết các công ty đều phân loại chi phí theo chức năng hoặc theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh từng công ty như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp…Tuy nhiên, có một điểm chung trong các CSKT ở các công ty nghiên cứu đó là chi phí được tập hợp và theo dõi theo từng hợp đồng xây dựng riêng biệt cho nên khá thuận tiện cho kế toán trong việc kết chuyển chi phí xác định giá vốn khi ghi nhận doanh thu của hợp đồng đó. Đa số các công ty nghiên cứu chưa có quy định cụ thể về mức phân bổ và thời gian phân bổ chi phí trả trước phù hợp. Trừ những khoản có thời hạn sử dụng chắc chắn như hợp đồng bảo hiểm ô tô, hợp đồng bản quyền phần mềm …thì hầu hết các khoản chi phí trả

trước như phân bổ giá trị công cụ dụng cụ sử dụng nhiều kỳ, phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ…các công ty đều không quy định thời gian phân bổ cụ thể, nhất quán. Điều này tạo ra một không gian mở, giúp các kế toán có thể điều chỉnh tăng giảm chi phí nhằm quản trị lợi nhuận trong kỳ, đồng thời ảnh hưởng đến tính trung thực của việc lập BCTC.

Bảng 3.5 Thực trạng vận dụng chính sách kế toán về chi phí ở các công ty nghiên cứu

Chính sách kế toán về chi phí Tần suất Phần trăm (%)

1) Trích trước chi phí phải trả:

+ Có 46.0 92.0

+ Không 4.0 8.0

2) Phân bổ chi phí lãi vay

+ Lãi trả trước 1.0 2.0

+ Lãi trả đều (định kỳ) 12.0 24.0

+ Lãi trả sau (khi đáo hạn) 37.0 74.0

Tổng số công ty nghiên cứu N = 50

(Nguồn: theo tính toán của tác giả và phần mềm SPSS)

Qua kết quả thu thập từ bảng trên, ta có thể thấy về vấn đề trích trước chi phí phải trả, ta có thể thấy phần lớn các công ty nghiên cứu đều thực hiện việc trích trước các chi phí phải trả (46 công ty, chiếm tỷ lệ 92%); chỉ có 4 công ty (8%) là không thực hiện trích trước chi phí phải trả, hay không có kế hoạch trích trước chi phí phải trả mà chờ khi các chi phí này thực tế phát sinh, tập hợp đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp sẽ hạch toán luôn vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này xảy ra rất thường xuyên ở các công ty đặc thù xây lắp trong thực tế, bởi khi mua hàng hóa, nguyên liệu, vật tư từ nhà cung cấp mà chưa thanh toán tiền thì mặc dù nguyên vật liệu đã đưa vào sử

dụng nhưng chưa có hóa đơn, một số kế toán thường đợi khi có hóa đơn, chứng từ đầy đủ mới hạch toán vào chi phí mà không tiển hành trích trước chi phí theo quy định của chuẩn mực kế toán. Cũng không loại trừ khả năng các công ty nghiên cứu cố tình không trích trước chi phí, nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong kỳ báo cáo để “làm đẹp” BCTC, phục vụ cho mục tiêu quản trị của ban giám đốc. Qua đó, ta có thể thấy ở một số công ty nghiên cứu không thực hiện trích trước chi phí là sai quy định, đem lại thủ tục phức tạp, rắc rối cho kế toán trong việc hợp thực hóa các chi phí khi quyết toán với cơ quan Thuế.

Đối với các phương pháp phân bố lãi vay phải trả, đa số các công ty nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân bổ lãi trả sau (37 công ty, chiếm tỷ lệ 74%), tiếp đến là phương pháp phân bổ lãi trả định kỳ (12 công ty, 24%) và cuối cùng là phương pháp phân bổ lãi trả trước được ít công ty lựa chọn nhất (chỉ 1 công ty, 2%). Nguyên nhân là bởi các công ty xây dựng thường vay vốn ngân hàng cho các dự án, công trình có thời gian thi công kéo dài hàng tháng, hàng năm...cần nhiều vốn cho chi phí nguyên vật liệu, nhân công, quản lý văn phòng...nên khi nhận được tiền tạm ứng theo hợp đồng thanh toán từng hạng mục công trình của đầu tư, các công ty mới thanh toán tiền lãi và vốn cho ngân hàng, các công ty tài chính. Do đó, các công ty nghiên cứu có xu hướng lựa chọn phương pháp phân bổ tiền lãi vay đầu tư trong hợp đồng vay theo phương pháp lãi trả sau và lãi trả định kỳ hơn là lãi trả trước. Tóm lại, ta có thể thấy việc vận dụng CSKT về chi phí ở các công ty nghiên cứu đa số dựa trên khía cạnh cơ hội và truyền thống, tức các chi phí được phân bổ dựa trên thói quen nghề nghiệp của kế toán và mục đích phân bổ chi phí cao hoặc thấp nhằm tác động đến tổng chi phí, lợi nhuận trong kỳ báo cáo; phục vụ cho mục tiêu quản trị về lợi nhuận, về thuế thu nhập doanh nghiệp của các công

ty. Chỉ có một vài công ty nghiên cứu vận dụng CSKT về chi phí dựa trên khía cạnh hiệu quả, nhằm mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)