Đánh giá việc vận dụng chính sách kế toán về TSCĐ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 69 - 73)

7. Tổng quan tài liệu sử dụng trong đề tài

3.2.2Đánh giá việc vận dụng chính sách kế toán về TSCĐ

Dựa vào phần tóm tắt về CSKT về TSCĐ trên phần Thuyết minh BCTC của 50 công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, ta có thể thấy hầu hết các công ty đều phân loại rõ ràng các loại TSCĐ thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Bên cạnh các loại TSCĐ thông dụng như Nhà cửa; máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, quyền sử dụng đất, phần mềm kế toán…thì ở các công ty xây dựng nghiên cứu còn đề cập trong CSKT loại TSCĐ hình thành từ xây dựng cơ bản và được tập hợp vào TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang và sau khi hoàn thành các công trình xây dựng, tiến hành nghiệm thu và kết chuyển vào TK 211 – Tài sản cố định hữu hình.

Qua dữ liệu thu thập BCTC, ta có thể thấy tất cả các công ty nghiên cứu đều vận dụng nguyên tắc giá gốc trong việc ghi nhận TSCĐ ban đầu. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được các công ty nghiên cứu quy định rõ ràng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tức TSCĐ được ghi nhận phải thỏa mãn các điều kiện về chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, có thời gian sử

dụng trên 1 năm, nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên. Qua đây, ta có thể thấy các công ty nghiên cứu đã vận dụng rất tốt CSKT về nguyên tắc xác định TSCĐ. Về các CSKT liên quan đến sửa chữa TSCĐ thì qua phỏng vấn, trao đổi qua email với các kế toán viên cũng như tìm hiểu thông tin thu thập trên BCTC của các công ty nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các công ty đều có kế hoạch trích trước và phân bổ chi phí cho hoạt động sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng các loại TSCĐ. Đối với các CSKT về sửa chữa lớn mang tính phục hồi và sửa chữa lớn mang tính nâng cấp TSCĐ thì qua phỏng vấn, trao đổi qua email với các kế toán viên và thu thập thông tin từ Thuyết minh BCTC của các công ty nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng đa số các công ty đều không có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn hay nâng cấp TSCĐ. Chỉ có một vài công ty là lên kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của các TSCĐ và tiến hành sửa chữa theo kế hoạch, thường là 3 năm hay 5 năm một lần. Tuy nhiên, thời gian phân bổ và mức phân bổ của các công ty nghiên cứu chưa có sự nhất quán, chưa có quy định cụ thể trong CSKT của các công ty và áp dụng thống nhất mà chỉ phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của kế toán viên. Đội ngũ kế toán sẽ xem xét chi phí trong năm nhiều hay ít, việc phân bổ chi phí sửa chữa lớn hay nâng cấp có làm thay đổi đáng kể đến toàn bộ chi phí và lợi nhuận phát sinh trong kỳ hay không; từ đó sẽ đề ra mức phân bổ hợp lý. Đây cũng là một ước tính kế toán mà các công ty thường vận dụng để điều chỉnh chi phí, lợi nhuận trong kỳ báo cáo, nhằm đáp ứng mục tiêu quản trị về lợi nhuận, về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của ban quản lý giám đốc. Qua đây, ta có thể thấy phần lớn các công ty nghiên cứu không chú trọng đến việc sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ mà chỉ quan tâm trích trước và phân bổ cho các kế hoạch sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ. Chỉ khi nào các TSCĐ bị hư hại, không sử dụng được mới tiến hành sửa chữa lớn, nâng cấp

như là một hình thức sửa chữa ngoài kế hoạch và các kế toán thường xây dựng mức phân bổ và thời gian phân bổ sao cho mức chi phí hợp lý, không tác động mạnh đến toàn bộ chi phí. Đứng từ góc độ này, ta có thể thấy đa số các công ty nghiên cứu chú trọng đến khía cạnh cơ hội hơn là khía cạnh hiệu quả mà TSCĐ đó mang lại khi xem xét CSKT liên quan đến sửa chữa TSCĐ. Bảng số liệu sau được thu thập từ BCTC của các công ty nghiên cứu sẽ cho chúng ta một cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng vận dụng các CSKT về TSCĐ.

Bảng 3.3 Thực trạng vận dụng chính sách kế toán về TSCĐ ở các công ty nghiên cứu

Chính sách kế toán về TSCĐ Tần suất Phần trăm

(%)

1) Phương pháp khấu hao TSCĐ

+ Theo đường thẳng 42 84.0

+ Theo số dư giảm dần có điều chỉnh 5 10.0

+ Theo số lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành 3 6.0 2) Chính sách sửa chữa TSCĐ

+ Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng 47 94.0

+ Sửa chữa lớn mang tính phục hồi 4 8.0

+ Sửa chữa lớn mang tính nâng cấp 3 6.0

Tổng số công ty nghiên cứu N = 50

(Nguồn: theo tính toán của tác giả và phần mềm SPSS)

Dựa vào kết quả thu được từ bảng trên, ta có thể thấy đa số các công ty nghiên cứu lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng (42 công ty, chiếm tỷ lệ 84%); 5 công ty (10%) lựa chọn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và chỉ có 3 công ty (6%) lựa chọn phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành. Hầu hết các công ty nghiên cứu đều lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng bởi đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Chỉ có một số ít các công ty lựa chọn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh vì đặc thù các

loại TSCĐ hữu hình và vô hình ở các công ty đó là sản phẩm công nghệ cao, đặc tính hao mòn nhanh. Tương tự cho các công ty có TSCĐ mà sự hao mòn phụ thuộc vào mức độ sử dụng như máy móc, thiết bị sản xuất…thì các công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành cho phù hợp. Như vậy, ta có thể thấy phần lớn các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng làm phương pháp khấu hao chính cho các TSCĐ ở công ty mình; đây cũng là phương pháp được lựa chọn ở hầu hết các DN hiện nay do những ưu điểm của nó.

Bên cạnh đó, đối với các CSKT về sửa chữa TSCĐ thì ta nhận thấy có 47 công ty, chiếm tỷ lệ 94% có kế hoạch sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ. Chỉ có 4 công ty (chiếm tỷ lệ 8%) có kế hoạch sửa chữa TSCĐ lớn mang tính phục hồi và 3 công ty (chiếm tỷ lệ 6%) có kế hoạch sửa chữa TSCĐ lớn mang tính nâng cấp. Như vậy, ta có thể thấy hầu hết các công ty nghiên cứu chỉ quan tâm và trích trước chi phí cho các kế hoạch sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ và chỉ có một số ít các công ty quan tâm đến việc lên kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn nhằm phục hồi, nâng cấp TSCĐ.

Tóm lại, ta có thể thấy rằng hành vi vận dụng CSKT về TSCĐ đối với các phương pháp khấu hao TSCĐ ở các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch TP. Hồ Chí Minh đa số dựa trên khía cạnh hiệu quả và truyền thống. Tức là các công ty nghiên cứu có xu hướng vận dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng nhằm mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn giản cho kế toán tính toán, thực hiện. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh được ít các công ty nghiên cứu lựa chọn vận dụng bởi do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh ở các công ty này. Mặt khác phương pháp này thường có chi phí khấu hao lớn ở các kỳ

khấu hao đầu và giảm dần chi phí qua các kỳ khấu hao tiếp theo nên thực tế các công ty có hành vi vận dụng nó nhằm mục đích làm gia tăng chi phí hao mòn TSCĐ trên BCTC, phục vụ mục tiêu quản trị về lợi nhuận, về thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên khía cạnh cơ hội. Ngoài ra, ta có thể thấy đối với các chính sách sửa chữa TSCĐ thì các công ty nghiên cứu đa số có hành vi vận dụng CSKT dựa trên khía cạnh cơ hội và truyền thống; chỉ có một bộ phận nhỏ các công ty nghiên cứu vận dụng CSKT dựa trên khía cạnh hiệu quả. Tức là các công ty nghiên cứu có xu hướng chỉ quan tâm đến các chính sách sửa chữa TSCĐ thường xuyên, bảo dưỡng nhằm duy trì tình trạng hoạt động liên tục của các TSCĐ trong sản xuất, xây dựng và cũng do thói quen của kế toán khi trích trước các chi phí sửa chữa này. Còn các chính sách sửa chữa lớn mang tính phục hồi, nâng cấp TSCĐ ít được quan tâm, lên kế hoạch trích trước chi phí trừ khi có sự cố ngoài ý muốn, hư hỏng TSCĐ không sử dụng được. Hơn nữa đứng trên khía cạnh cơ hội thì các công ty nghiên cứu cũng tránh chi phí bị đội lên quá nhiều do trích trước chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí, lợi nhuận trong kỳ báo cáo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) vận dụng chính sách kế toán ở các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 69 - 73)