Các nhân tố nội sinh ngân hàng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 25 - 28)

Quy mô ngân hàng: Đây là nhân tố được hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại quan tâm, thể hiện qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, số lượng chi nhánh, số lượng trạm ATM, số lượng lao động hay tổng tiền gửi.. .Nhân tố này đại diện cho tính hiệu quả theo quy mô của các ngân hàng. Trong nhiều nghiên cứu, quy mô ngân hàng thương mại dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng thương mại nếu có sự hiệu quả theo quy mơ. Mặt khác, nếu việc đa dạng hóa dẫn đến rủi ro cao hơn thì tác động là ngược lại.

Rủi ro tín dụng: Đây là nhân tố thể hiện cho chất lượng tài sản của ngân hàng thương mại, khi rủi ro tín dụng thấp sẽ mang đến sự an toàn trong hoạt động cho vay và tạo ra nguồn thu cho ngân hàng. Đại lượng thường được sử dụng để đo lường cho rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ hay tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng so với tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra được cả tương tác nghịch chiều và cùng chiều của đại lượng này đến hiệu quả hoạt động.

Khả năng thanh khoản: Việc kiểm soát khả năng thanh khoản có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoạt động an toàn và hiệu quả của ngân hàng. Một ngân hàng thương mại có tính thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc khó có thể đáp ứng các yêu cần vay mới trong trường hợp chưa thu hồi được những khoản vay trong hạn cũng như dễ gặp rủi ro trước những biến động hằng ngày khi khách hàng có nhu cầu rút tiền ồ ạt. Ngược lại, việc giữ một tỷ lệ thanh khoản quá cao cũng khiến ngân hàng thương mại

bị ứ đọng vốn, mất đi những cơ hội đầu tư sinh lời. Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại có thể được đánh giá qua nhiều tỷ số, trong đó Morteza Soltani, Mehdi Eshdi Esmaili, Majid Hassan Poor, Hossein Karami (2013) đã sử dụng tỷ lệ dư nợ so với tiền gửi để đại diện cho tính thanh khoản, đây được xem là chỉ tiêu khá tốt và chính xác.

Khả năng tự chủ tài chính: Đại lượng thường được sử dụng để đo lường khả năng tự chủ tài chính là chỉ tiêu vốn chủ sở hữu hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản. Theo Sufian (2009) thì một cơ cấu vốn lành mạnh là điều cần thiết cho các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế đang phát triển vì nó giúp ngân hàng thương mại thêm sức mạnh để chịu đựng các cuộc khủng hoảng tài chính và tăng độ an tồn cho người gửi tiền trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô không ổn định. Hơn nữa, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp nghĩa là địn bẩy và rủi ro cao, do đó, lợi nhuận sẽ cao hơn cho những ngân hàng thương mại có nguồn vốn chủ sở hữu tốt hơn.

Tỷ lệ chi phí ngồi lãi /Tổng tài sản: Được sử dụng để cung cấp thông tin về những chi phí hoạt động khác của ngân hàng. Yếu tố này đại diện cho tồn bộ mức lương cũng như chi phí cho việc chạy thiết bị văn phịng. Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí ngồi lãi/tổng tài sản dự kiến sẽ là tiêu cực bởi vì các ngân hàng thương mại có hiệu quả hơn khi giữ cho các chi phí hoạt động thấp. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ mới như ATM hay phương tiện tự động khác có thể gây ra chi phí tiền lương để rơi, nghĩa là vốn được thay thế cho lao động.

Quyền sở hữu: Mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng thương mại và quyền sở hữu có thể tồn tại. Các ngân hàng thương mại tư nhân dự kiến sẽ có hiệu suất cao hơn so với các ngân hàng thương mại nhà nước. Short (1979) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu nhà nước và hiệu suất ngân hàng. Barth et al. (2004) báo cáo rằng sở hữu nhà nước của các ngân hàng thương mại có liên quan tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động.

Tuổi của ngân hàng: Theo Beck et al. (2005) cho rằng các ngân hàng thương mại đã thành lập và có tuổi thọ lâu đời có thể có lợi thế hơn những ngân hàng thương mại thành lập tương đối mới. Và trong nghiên cứu của họ trên thị trường Nigeria cho

thấy các ngân hàng thương mại lớn tuổi thì đạt được hiệu quả kém hơn các ngân hàng thương mại mới. Điều này trái ngược với giả định được nêu ra, có thể các ngân hàng thương mại mới chú trọng hơn về dịch vụ và có những cải tiến tốt hơn những ngân hàng thương mại cũ do đó đạt được lợi nhuận cao hơn.

Năng lực quản trị điều hành của ngân hàng: Năng lực quản trị điều hành ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Ngồi năng lực quản trị, điều hành cịn có thể phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại.

Trình độ áp dụng cơng nghệ: Trình độ áp dụng cơng nghệ là nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay thì ngành ngân hàng thương mại khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thương mại thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết cơng nghệ giữa các ngân hàng thương mại và tính độc đáo về cơng nghệ của mỗi ngân hàng. Sản phẩm dịch vụ: Khác với các loại sản phẩm các ngành nghề khác, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại là một loại sản phẩm đặc biệt nó mang tính vơ hình nhưng nó là một nhân tố quan trọng tạo ra hiệu quả hoạt động của chính bản thân từng NHTM. Nếu một ngân hàng thương mại có hệ thống sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng sẽ tạo lập được một hệ thống khách hàng trung thành, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng hiệu quả hoạt động của chính NHTM đó. Sản phẩm dịch vụ cạnh tranh nhau khơng chỉ về số lượng sản phẩm mà cịn địi hỏi ở chất lượng dịch vụ của từng sản phẩm và giá cả phải trả cho từng loại sản phẩm dịch vụ vì theo tâm lý nhiều khách hàng mong nhận được chất lượng dịch vụ tốt nhất nhưng giá cả phải phù hợp. Một điều không kém phần quan

trọng trong yếu tố sản phẩm dịch vụ đó là hệ thống kênh phân phối và truyền thống, nếu khơng có các yếu tố này thì sản phẩm dịch vụ khơng đến được với khách hàng.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w