Mô hình xác định động lực của con người theo các thành tố

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động ở công ty cổ phần than điện nông sơn vinacomin (Trang 26 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2 Mô hình xác định động lực của con người theo các thành tố

Mô hình này xây dựng dựa trên thuyết kỳ vọng của Vroom [2, Tr.210], đưa ra các yếu tố cấu thành tạo nên động lực cho người lao động,bao gồm các yếu tố về vật chất,quyền lực và tình cảm.

Khác với Maslow và F. Herzberg , Victor Vroom không tập trung nhiều vào nhu cầu, mà chủ yếu là kết quả. Ông cho rằng hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai.

Các nhà quản trị có thể sử dụng những quy tắc của lý thuyết kỳ vọng trong thiết kế hệ thống động viên cho việc xác định đầu ra mong muốn của tổ chức và đem lại cho mỗi người những phần thưởng như nhau. Bí quyết để thành công ở đây là thiết kế một hệ thống phù hợp với khả năng và nhu cầu của nhân viên.

M = ∑ E × V × I Trong đó: - M: Động lực lao động

- E : là Kỳ vọng, mục tiêu,mong muốn của người lao động. - V : là Giá trị của Kỳ vọng

- I : Công cụđể thực hiện các kỳ vọng đó.

- E: Kỳ vọng của con người có được là dựa vào khả năng,năng lực ,và các nguồn lực sẵn có mà người đó có được.Nhiệm vụ của các nhà giáo dục chính là giúp con người xác định được một cách rõ ràng các kỳ vọng,hay nói cách khác là giúp con người phát hiện ra khả năng của mình. Đồng thời cũng xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để biến các khả năng sẵn có thành năng lực,giúp khuyến khích họ hoạt động,dựa trên năng lực để đạt được những kết quả cụ thể,từ đó tạo điều kiện để họ sở hữu các nguồn lực cụ thể.

- V: Phản ánh mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công việc. Với những con người khác nhau, các kỳ vọng của con người cũng sẽ có các giá trị khác nhau tương ứng với từng giai đoạn và thời điểm cụ thể.Thông thường,con người có 4 loại kỳ vọng. Đó là :

+Tiền

+Vị thế xã hội ( quý tộc,hệ thống chính trị xã hội ). +An toàn xã hội (việc làm,thu nhập ổn định....) +Hạnh phúc gia đình.

- I là công cụ giúp con người thực hiện các kỳ vọng, đó chính là:

+ Nguồn lực: như công việc,tài chính,vật chất,...giúp đảm bảo cho con người có các nguồn lực.Nhà quản lý nên tạo điều kiện để chủ thể tự huy động nguồn vốn.

+ Trả công : các vấn đề về mặt tài chính một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,tiền lương,thưởng,trợ cấp,các ưu đãi ...

Nhn xét: Đây là mô hình cho thấy các yếu tố cấu thành nên động lực lao động. Mô hình này có giá trị giúp nhà quản lý thấy được vai trò của mình trong việc tạo ra và nâng cao hiệu lực quản lý. Điều đặc biệt trong mô hình này là chỉ cần ít nhất một nhân tố có giá trị bằng 0 thì động cơ và động lực làm việc cũng bằng 0.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tạo động lực thúc đẩy người lao động ở công ty cổ phần than điện nông sơn vinacomin (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)