Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

6. Bố cục đề tài

1.3.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động công ty

Ongore (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hình khác nhau của quyền sở hữu lên hiệu quả hoạt động công ty đối với 42 công ty niêm yết ở Kenya và xác nhận rằng trong khi sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty, thì sở hữu nước ngoài lại có tác động tích cực đáng kể. Ông cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài giúp cải thiện hệ thống quản lý và cung cấp khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên khổng lồ. Sở hữu tổ chức nước ngoài mang đến các tài sản công ty đặc thù tiên tiến, là một giám sát tốt trong một thị trường đang phát triển (Khanna và Palepu, 1999), có liên hệ tích cực với chuyển giao kiến thức trong các công ty con với số lượng các nhà quản lý và người lao động nước ngoài cao (Ghahroudi, 2011). Không chỉ tại các thị trường mới nổi mà còn ở các thị trường phát triển, các công ty với thành viên hội đồng quản trị nước ngoài (Anh - Mỹ) có quản trị công ty tốt hơn, có thể nâng cao giá trị công ty.

Koo và Maeng (2006) cũng đã tiến hành một nghiên cứu về các công ty sản xuất Hàn Quốc từ năm 1992 đến 2002 và khẳng định rằng sở hữu nước ngoài tác động tiêu cực đến độ nhạy của dòng tiền. Điều này ngụ ý rằng sở hữu nước ngoài có thể giúp công ty vượt qua những khó khăn tài chính và tăng tính dễ tiếp cận với tài chính bên ngoài, do đó tăng đầu tư của mình và có lẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động cao hơn.

Ngoài ra, Kwangwoo Park (2002) cho thấy một mối quan hệ phi tuyến tính giữa quyền sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động công ty được đo lường bằng chỉ tiêu Tobin’s Q từ nghiên cứu 945 công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo trong năm 1997. Cụ thể, chỉ tiêu Tobin’s Q đã tăng cho tới khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt đến khoảng 40-45% và sau đó giảm.

hệ giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động công ty xác định mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam để tìm ra những nhân tố tác động đến giá trị công ty. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu chéo (OLS) để tiến hành hồi quy bội với dữ liệu của 646 công ty trên 2 Sàn chứng khoán tại Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012. Kết quả cho thấy sở hữu Nhà nước dường như không tác động đến giá trị công ty, trong khi đó, sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài có tác động tích cực đến giá trị công ty ở mức ý nghĩa 5%.

Bằng một phương pháp khác là phương pháp GMM, Anil V. Mishra và Duc Nam Phung (2015) kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty bằng phương pháp GMM, đối với các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, sử dụng 2.744 quan sát trong giai đoạn từ 2007 đến 2012 cũng cho kết quả tương tự. Trong nghiên cứu này, 2 tác giả sử dụng các biến kiểm soát đại diện cho các thuộc tính của công ty để kiếm soát ảnh hưởng của quyền sở hữu nhà nước và quyền sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến số kiểm soát là quy mô công ty, cường độ vốn, lợi nhuận, chi phí vốn, cường độ R&D (mức chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển), theo Himmelberg và cộng sự (1999) và các biến kiểm soát bổ sung, bao gồm đòn bẩy, tính thanh khoản (tính theo tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản), tuổi của công ty, tỷ lệ chi trả cổ tức và hệ số beta.

Mới đây nhất là bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ, Đặng Tùng Lâm (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố gồm cấu trúc sở hữu, đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động với bộ dữ liệu toàn bộ các công ty niêm yết trên hai Sàn Giao dịch chứng khoán ở Việt Nam trong khoảng thời gian 2007- 2014. Với ba phương pháp chạy mô hình: phương pháp OLS; phương pháp sử dụng biến trễ trong OLS; phương pháp cố định ảnh hưởng của Sàn giao dịch,

kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ ngược chiều của sở hữu Nhà nước và mối quan hệ thuận chiều của sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết, được đo lường bởi ROA. Thêm vào đó, nghiên cứu mối quan hệ với đòn bẩy tài chính của các công ty cho thấy hàm ý về nhân tố trung gian giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động.

Đa số các nghiên cứu đều cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa sở hữu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)