Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 43)

6. Bố cục đề tài

2.1.2. Mô hình nghiên cứu

Để ước lượng dữ liệu bảng, có hai mô hình phổ biến được sử dụng là mô hình tác động cố định (Fixed effect model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect model - REM). Mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty với dữ liệu bảng, mô hình ảnh hưởng cố định thường được sử dụng để kiểm soát tính không đồng nhất không được quan sát (Baltagi, 2005). Nghiên cứu này có số dữ liệu chéo là nhỏ do đó không tồn tại khác biệt lớn giữa các ước lượng thu được từ FEM và REM. Sự lựa chọn mô hình lúc này chỉ đơn thuần là căn cứ vào sự thuận tiện khi tính toán và mẫu trong nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên nên tác giả sử dụng mô hình FEM cho nghiên cứu của mình.

Có hai phương pháp ước lượng mô hình tác động cố định là: Ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu LSDV (Least squares dummy variable estimator) và ước lượng tác động cố định FE (Fixed effects estimator). Tuy nhiên, phương pháp ước lượng tác động cố định FE thường được sử dụng khi số quan sát lớn, việc sử dụng ước lượng LSDV là cồng kềnh hoặc không khả thi.

Do đó, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu LSDV (Least squares dummy variable estimator) là một dạng của ước lượng OLS để thử nghiệm các giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty với mô hình được chọn là:

Mô hình tác động cố định (Fixed effect model – FEM)

Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển.

Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến độc lập, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến độc lập qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc, giả thuyết rằng có sự tương quan giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến độc lập.

Mô hình ước lượng được sử dụng:

1OW 2 it i it it it it i it Y c N X u u v          Trong đó: it

Y là hiệu quả hoạt động của công ty i tại thời điểm t, lần lượt là Q

(hoặc ROA hoặc ROE).

OWNit là cấu trúc sở hữu của công ty i tại thời điểm t, bao gồm sở hữu nhà nước (GOV) hoặc sở hữu nước ngoài (FORG) hoặc sự tồn tại của cổ đông lớn (BLOCK).

it

X là các biến kiểm soát của công ty i tại thời điểm t, bao gồm : quy mô

công ty (SIZE), cấu trúc tài chính (LEV), tốc độ tăng trưởng (GROW) và tuổi của công ty (AGE).

it

u là sai số bao gồm vi đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian và it đại

diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.

Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn c để phân biệt hệ số chặn của từng công ty khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng công ty hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)