Bản chất giai cấp của vấn đề dân chủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của v i lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 32)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Bản chất giai cấp của vấn đề dân chủ

Trong học thuyết của V.I.Lênin bàn về dân chủ, thì vấn đề dân chủ luôn đƣợc đề cập và phân tích một cách sâu sắc nhất, là mục tiêu quan trọng hƣớng đến việc xây dựng một nền dân chủ đầy đủ nhất nhằm giải phóng con ngƣời khỏi mọi áp bức, bất công để mọi ngƣời đều đƣợc sống trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trên cơ sở kế thừa học thuyết về dân chủ của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã có công rất lớn trong việc làm rõ bản chất giai cấp của dân chủ, nêu ra sự khác biệt về nguyên tắc giữa dân chủ tƣ sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, qua đó đề xuất những nguyên tắc, cách thức, con đƣờng để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Với tƣ cách dân chủ là quyền lực của nhân dân, là thành tựu mang giá trị xã hội và tính nhân văn sâu sắc và là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài của nhân loại vì sự phát triển tiến bộ xã hội. Dân chủ là một phạm trù lịch sử mang tính giai cấp khi xã hội xuất hiện giai cấp và quan hệ giai cấp. Dân chủ luôn mang tính giai cấp và chịu sự chi phối của giai cấp cầm quyền. Về thực chất, dân chủ với tƣ cách là quyền lực của nhân dân thì các thành quả của dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn trong quá trình giải phóng con ngƣời. Tuy nhiên, thực chất của quá trình dân chủ còn biểu hiện ở chỗ, dân chủ với tƣ cách là chế độ nhà nƣớc gắn trực tiếp với một giai cấp cầm quyền

nhất định dựa trên một quan hệ sản xuất thống trị thì dân chủ bao giờ cũng mang tính giai cấp, không bao giờ có thứ dân chủ thuần túy cho mọi giai cấp. Tính giai cấp của dân chủ đƣợc phản ánh trong các quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra là dân chủ cho giai cấp nào, tầng lớp nào, hạn chế dân chủ và chuyên chính với ai. Đó chính là cốt lõi của vấn đề dân chủ V.I.Lênin đã tiếp cận dân chủ dƣới góc độ là một hình thức nhà nƣớc gắn với một giai cấp cầm quyền nhất định.

C.Mác và Ph.Ăngghen, khi tiếp cận dân chủ dƣới góc độ là một hình thức nhà nƣớc gắn với một giai cấp cầm quyền nhất định, V.I.Lênin luôn nhấn mạnh tính giai cấp của dân chủ và phê phán quan điểm dân chủ “thuần túy”, dân chủ nói chung, ông nhắc nhở, đòi hỏi những ngƣời mácxít chân chính không bao giờ đƣợc quên mà không hỏi rằng, đó là dân chủ cho giai cấp nào.

Trên cơ sở phân tích sâc sắc luận điểm duy vật lịch sử trong tác phẩm

Phê phán cương lĩnh Gôta của C.Mác, V.I.Lênin khẳng định rằng, chỉ có chủ

nghĩa Mác mới đƣa ra câu trả lời khoa học và đúng đắn cho câu hỏi thế nào là Nhà nƣớc, nguồn gốc và bản chất của Nhà nƣớc là gì, đồng thời dân chủ là một hình thức Nhà nƣớc và quyền lực thuộc về nhân dân phải đƣợc lý giải nhƣ thế nào cho xác thực.

Lịch sử của vấn đề dân chủ đã cho thấy các giai cấp thống trị khác nhau trong lịch sử đã nhận diện và hiện thực hóa chế độ dân chủ theo lập trƣờng và lợi ích của mình. Trong Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin đã diễn giải rõ

thực chất của dân chủ:

Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nƣớc, một trong những hình thái của Nhà nƣớc. Cho nên, cũng nhƣ mọi Nhà nƣớc, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cƣỡng bức đối với ngƣời ta. Một mặt thì nhƣ thế. Nhƣng mặt khác chế độ dân chủ

có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những công dân, thừa nhận cho mọi ngƣời đƣợc quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu Nhà nƣớc và quản lý Nhà nƣớc [33, tr. 123].

Theo V.I.Lênin, chế độ dân chủ đƣợc coi nhƣ là một hình thức nhà nƣớc đã mang bản chất giai cấp, vì thế không thể tách rời vấn đề nhà nƣớc với vấn đề giai cấp. Do vậy, nhà nƣớc dân chủ - một kiểu nhà nƣớc tiến bộ hơn chế độ quân chủ chuyên chế - cũng có hai chức năng cơ bản là trấn áp lực lƣợng chống đối nó và quản lý xã hội.

Những nhà lý luận tƣ sản và quan điểm phi mácxít đã không thừa nhận chuyên chính vô sản là nhà nƣớc kiểu mới trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội, không thừa nhận việc nhất thiết phải xác lập chính quyền cách mạng của giai cấp công nhân, mà chỉ cần chuyển hóa hòa bình từ nhà nƣớc tƣ sản sang là đủ. Cũng chính vì vậy, theo quan điểm phản mácxít đó, không cần có một chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - nền dân chủ kiểu mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa nhƣ V.I.Lênin quan niệm.

Do bảo vệ lợi ích giai cấp tƣ sản nên những ngƣời theo chủ nghĩa xét lại Bécxtanh, Cauxky đã thổi phồng, biện hộ cho việc duy trì nhà nƣớc tƣ sản cùng với việc hoàn thiện các thiết chế nhƣ quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù, tức củng cố chức năng trấn áp của nhà nƣớc là chủ yếu. Họ phớt lờ hoặc xem nhẹ chức năng quản lý xã hội của nhà nƣớc, coi đó là công việc chủ yếu, chính vì thế họ đã cho rằng, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật tƣ sản là đủ cho giai cấp công nhân và mọi ngƣời dân lao động trong xã hội tƣ bản chủ nghĩa. Từ quan niệm nhƣ thế họ chủ trƣơng thủ tiêu đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. V.I.Lênin đã chỉ ra dân chủ tƣ sản là dân chủ hình thức, dân chủ của số ít ngƣời trong giai cấp tƣ sản bóc lột, còn giai cấp công nhân và nhân dân lao động không đƣợc hƣởng dân chủ. Do vậy, không thể hiểu

dân chủ chỉ đơn thuần là việc mở rộng, nới lỏng trong phạm vi pháp luật tƣ sản cho phép nhƣ quan niệm của Bécxtanh, Cauxky.

Kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của C.Mác, vạch trần sự lừa bịp về bản chất phi giai cấp và tính phổ biến tuyệt đối của dân chủ tƣ sản, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, ngay ở giai đoạn phát triển nhất của dân chủ tƣ sản trong chế độ cộng hòa dân chủ, thì chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tƣ sản và do đó, thực ra nó luôn chỉ là chế độ dân chủ đối với thiểu số mà thôi. Chế độ dân chủ ấy bị chi phối bởi nhà nƣớc, các nhóm lợi ích và các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trong khi ấy, nhà nƣớc tƣ sản chỉ là công cụ chuyên chính của giai cấp tƣ sản đối với quảng đại quần chúng nhân dân; nó chỉ là thiết chế chính trị bảo vệ lợi ích của các nhà tƣ sản. Các lợi ích đó lại luôn bị chi phối bởi nhóm chóp bu chính. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng hầu hết nằm trong tay những thế lực giàu có, luôn cổ xúy cho chế độ tƣ bản chủ nghĩa, nhồi nhét vào đầu óc nhân dân tƣ tƣởng và quan điểm của giai cấp tƣ sản cầm quyền, đề cao vai trò tuyệt đối của tổng thống, biến các cuộc cạnh tranh trong bầu cử thành những cuộc cạnh tranh thƣơng mại. Kết quả là nó đã và đang trở thành những công cụ phục vụ đắc lực cho một thiết chế dân chủ mà ở đó, hoạt động chính trị là lĩnh vực của riêng những ngƣời giàu có.

Theo V.I.Lênin, để phân biệt chế độ dân chủ tƣ sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa phải dựa trên quan điểm giai cấp, phải đƣợc soi xét dƣới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong tác phẩm Nhà nƣớc và cách mạng V.I.Lênin đã phân tích và làm sâu sắc thêm lý luận về nhà nƣớc, đặc biệt là đã chỉ rõ sự khác biệt giữa nhà nƣớc tƣ sản và nhà nƣớc vô sản, thực chất của chế độ dân chủ tƣ sản với dân chủ xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin khẳng định bản chất nhà nƣớc tƣ sản nhƣ sau: “Nhà nƣớc dƣới chế độ Tƣ bản chủ nghĩa, nhà nƣớc theo đúng nghĩa của nó, là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này

đối với một giai cấp khác, hơn nữa lại là của thiểu số đối với đa số” [30, tr. 110] và thực chất của chế độ dân chủ tƣ sản là:

Xã hội tƣ bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó, đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều đầy đủ trong chế độ cộng hoà dân chủ. Nhƣng chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tƣ bản chủ nghĩa và do đó, thực ra, nó luôn luôn là một chế độ dân chủ đối với một thiểu số, vẫn chỉ là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp có của, đối với riêng bọn giàu có mà thôi [26, tr. 106-107]. Sở dĩ nhƣ vậy vì “trong chế độ dân chủ tƣ sản, bọn tƣ bản dùng trăm phƣơng nghìn kế để gạt quần chúng ra không cho họ tham gia quản lý nhà nƣớc” [46, tr. 311].

V.I.Lênin còn làm rõ bản chất, cơ cấu dân chủ tƣ sản là:

Chế độ dân chủ tƣ sản, tuy giá trị không thể phủ nhận của nó là ở chỗ đã giáo dục và rèn luyện giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh, nhƣng trƣớc sau nó vẫn chật hẹp, giả dối, lừa bịp, giả mạo, nó luôn luôn vẫn là một thứ dân chủ đối với những kẻ giàu và là một trò bịp bợm đối với những ngƣời nghèo [32, tr. 123].

Còn Nhà nƣớc vô sản và dân chủ vô sản với tính cách là một chế độ chính trị - xã hội trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa thì trái lại, đó là chế độ dân chủ cho ngƣời nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân “Chế độ dân chủ vô sản trấn áp những kẻ bóc lột, trấn áp giai cấp tƣ sản; do đó, nó không giả dối, nó không hứa hẹn cho bọn chúng tự do và dân chủ; nhƣng đối với những ngƣời lao động thì nó đƣa lại cho họ một chế độ dân chủ thực sự” [32, tr. 123]. Điều này cho chúng ta thấy, cần hiểu chuyên chính vô sản - nhƣ cách nói của V.I.Lênin - là chuyên chính của nhà nƣớc vô sản với một số ít những phần tử ngoan cố chống đối chính quyền cách mạng. Cũng phải nói rõ: trong

xã hội chủ nghĩa, dân chủ đối với ai và không dân chủ đối với ai? V.I.Lênin đã giải đáp vấn đề ấy trong Nhà nƣớc và cách mạng, đó là dân chủ với đông đảo quần chúng lao động và chuyên chính, bạo lực, trấn áp đối với thiểu số những bọn phản cách mạng, chống phá chủ nghĩa xã hội.

V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng: trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chế độ dân chủ trong nhà nƣớc tƣ sản đã chuyển sang một chế độ phản động chính trị. Thực tế hiện nay có hai hình thức dân chủ đối lập nhau là: dân chủ tƣ sản, là thứ dân chủ giả hiệu, bị cắt xén, và dân chủ vô sản. Dân chủ vô sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa là những khái niệm đồng nghĩa, phản ánh cùng một nội dung, cùng một bản chất. Đó là chế độ dân chủ của nhân dân do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo, dựa trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia, dân tộc và do nội dung của cuộc cách mạng ở những giai đoạn cụ thể mà vận dụng những tƣ tƣởng trên cho phù hợp.

Dân chủ vô sản là dân chủ thực sự đối với đa số nhân dân, đối với đông đảo quần chúng lao động, là một hình thức dân chủ mới. Mục đích cao nhất của chế độ dân chủ vô sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa là đấu tranh giải phóng con ngƣời và toàn thể loài ngƣời, xây dựng một xã hội không có giai cấp, không có áp bức bóc lột, mọi ngƣời đều bình đẳng và tự do của mỗi ngƣời là cơ sở tự do của mọi ngƣời.

Cơ sở kinh tế của nền dân chủ vô sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất. Đó là điểm căn bản và là cơ sở để phân định sự khác nhau về bản chất của nền dân chủ vô sản - dân chủ cho đại đa số quần chúng lao động với nền dân chủ tƣ sản dân chủ của giai cấp bóc lột, của thiểu số. Hiến pháp của nhà nƣớc vô sản là một hiến pháp thật sự dân chủ. Tất cả mọi quyền lực của nhà nƣớc đều thuộc về nhân dân, nhân dân là nền tảng, là

ngọn nguồn, là mục đích của quyền lực nhà nƣớc. V.I.Lênin phân tích, làm rõ sự khác nhau giữa dân chủ tƣ sản và dân chủ vô sản nhƣ sau: “Chế độ dân chủ vô sản, chế độ dân chủ cho ngƣời nghèo, chứ không phải chế độ dân chủ cho bọn giàu, nhƣ trên thực tế, bất cứ chế độ dân chủ tƣ sản nào, ngay cả chế độ dân chủ hoàn thiện nhất, cũng vẫn là chế độ dân chủ cho bọn giàu có” [32, tr. 315]. Và, theo V.I.Lênin về phƣơng diện dân chủ, chế độ Xô viết là:

“Chế độ Xô viết là chế độ dân chủ ở mức cao nhất cho công nhân và nông dân; đồng thời, nó có nghĩa là sự đoạn tuyệt với chế độ dân chủ tƣ sản và sự xuất hiện, trong lịch sử thế giới, một chế độ dân chủ kiểu mới, tức là chế độ dân chủ vô sản hay là chuyên chính vô sản” [34, tr. 219]; rằng:

Chỉ có nƣớc Nga Xôviết mới mang lại cho giai cấp vô sản và tuyệt đại đa số nhân dân lao động nƣớc Nga một quyền tự do và một nền dân chủ chƣa hề có, không thể có đƣợc và không thể quan niệm đƣợc trong bất cứ một nƣớc cộng hoà dân chủ tƣ sản nào, vì nó đã tƣớc đoạt, chẳng hạn, các cung điện và các biệt thự của giai cấp tƣ sản (không tƣớc đoạt nhƣ vậy thì tự do hội họp chỉ là giả dối), đã tƣớc đoạt các nhà in và giấy của bọn tƣ bản (nếu không thì tự do báo chí của đa số nhân dân lao động trong nƣớc chỉ là lừa dối), đã thay chế độ đại nghị tƣ sản bằng một tổ chức dân chủ, tức là các Xôviết, 1000 lần gần “nhân dân” hơn, “dân chủ” hơn cái nghị viện tƣ sản dân chủ nhất [32, tr. 123-124].

Khi phê phán sai lầm cơ hội của Cauxki về vấn đề này, V.I.Lênin khẳng định: “Nếu không khinh thƣờng lẽ phải và không khinh thƣờng lịch sử, thì ai cũng thấy rõ rằng chừng nào mà còn có những giai cấp khác nhau thì không thể nói đến “dân chủ thuần tuý” đƣợc, mà chỉ có thể nói đến dân chủ có tính giai cấp” [37, tr. 304]. Mỗi giai cấp giải thích về dân chủ, cả về phƣơng diện lý thuyết và thực tế với các cách thức và mức độ khác nhau, tuỳ lập trƣờng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan điểm và lợi ích của giai cấp mình. Do đó, dân chủ trƣớc hết và chủ yếu là dân chủ của giai cấp thống trị, bị quy định, chi phối bởi lợi ích, lập trƣờng của giai cấp thống trị xã hội. Tất nhiên, dân chủ của giai cấp thống trị muốn đƣợc thực thi và bảo đảm thì nó, dù muốn hay không muốn cũng phải thể hiện ra dƣới những hình thức, mức độ ít nhiều rộng rãi, nghĩa là, không chỉ cho nó mà còn cho lực lƣợng khác. C.Mác từng viết: “ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” [48, tr. 253].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của v i lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 32)