Nguyên tắc tập trung dân chủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của v i lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 32)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.3.Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, mang tính nền tảng trong tổ chức và hoạt động của chính đảng vô sản. Thực hiện nguyên tắc này là vấn đề hết sức cần thiết để xây dựng chính đảng vô sản cầm quyền thành một tổ chức chính trị chặt chẽ, thống nhất về tƣ tƣởng và tổ chức, về ý chí và hành động. Trong quan niệm của V.I.Lênin, nguyên tắc này không chỉ là phƣơng pháp và tác phong công tác của chính đảng vô sản cầm quyền, mà trên hết và trƣớc hết, nó chính là chế độ tổ chức và nguyên tắc tổ chức của đảng. Do vậy, thực hiện nguyên tắc này, trong đảng cần phải thực hiện kỷ luật chặt chẽ, thống nhất, tạo ra sự thống nhất giữa tính tổ chức, tính kỷ luật và tính tƣ tƣởng, thống nhất hành động, tự do thảo luận và phê bình, mở rộng dân chủ, đoàn kết cao độ, kết hợp giữa hai mặt dân chủ và tập trung thành một chỉnh thể thống nhất, chống tập trung quan liêu và hoạt động bè phái, cục bộ, địa phƣơng, lối làm việc vô nguyên tắc.

Kế thừa sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã ra sức xây dựng, luận chứng và áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ với tƣ cách nguyên tắc nền tảng, tất yếu trong xây dựng và trong hoạt động của một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Nhận thấy sự rạn nứt và nguy cơ lâm vào tình trạng khủng hoảng của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga do chủ

trƣơng xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ của những ngƣời thuộc phái mensêvích và những kẻ cơ hội trong Đảng, V.I.Lênin và những ngƣời cộng sản chân chính trong phái bônsêvích đã kiên quyết đấu tranh chống lại chủ trƣơng này trên những vấn đề về nguyên tắc tổ chức đảng. Trong Cương lĩnh

hoạt động sách lược trình lên Đại hội Thống nhất của Đảng công nhân dân

chủ - xã hội Nga (tháng 3 năm 1906), lần đầu tiên V.I.Lênin khẳng định sự cần thiết phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong mọi hoạt động của Đảng. Tại Đại hội IV của Đảng (tháng 4, năm 1906), khi một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện nguyên tắc “đã đƣợc mọi ngƣời thừa nhận” này, ông cho rằng, đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo toàn xã hội không chỉ bằng cƣơng lĩnh, tƣ tƣởng và đƣờng lối, mà còn bằng tổ chức, bởi “sức mạnh của giai cấp công nhân là ở tổ chức. Không tổ chức quần chúng thì giai cấp vô sản không là cái gì hết. Đƣợc tổ chức, giai cấp vô sản sẽ là tất cả” [26, tr.163]. Tổ chức đảng có đƣợc xây dựng và củng cố vững mạnh thì mới đảm bảo cho cƣơng lĩnh, tƣ tƣởng và đƣờng lối của Đảng đƣợc thực hiện trên thực tế. Sức mạnh về chính trị, về tƣ tƣởng của Đảng chỉ có thể đƣợc thực hiện bằng tổ chức đảng, thông qua tổ chức đảng và để tổ chức đảng đƣợc xây dựng và củng cố vững mạnh thì mọi tổ chức của Đảng đều phải đƣợc xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Những nội dung chủ yếu của nguyên tắc “tập trung dân chủ” đƣợc V.I. Lênin nêu lên trong những luận cƣơng trình bày tại Đại hội II - Quốc tế cộng sản, khi nói về điều kiện để kết nạp vào Quốc tế cộng sản: “Các Đảng gia nhập Quốc tế cộng sản phải đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này đã trở thành điều lệ của Quốc tế cộng sản (Đại hội II - năm 1920).

dân chủ xã hội Nga, V.I.Lê-nin không chỉ đề cập mà trình bày rõ nguyên tắc tập trung dân chủ và coi đây là “một nhiệm vụ quan trọng, nghiêm túc và vô cùng trọng đại” [14, tr. 77]. Nội dung của nguyên tắc đó nhƣ sau:

Tổ chức cơ sở đảng trở thành hạt nhân tổ chức cơ bản của Đảng; Tất cả các cơ quan cấp trên đều thực sự đƣợc bầu ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và có thể bị bãi miễn; Tổ chức đảng là tổ chức của những công nhân dân chủ - xã hội giác ngộ và sinh hoạt độc lập; Phải thực hiện bằng đƣợc chế độ tự trị của mọi tổ chức đảng; Cần xóa bỏ và xóa bỏ bằng đƣợc sự tranh giành địa bàn, sự lo sợ “phái” khác…tạo điều kiện cho đảng viên và các tổ chức công nhân hiểu mọi tình hình và nói lên sự đồng tình hay phản đối của mình đối với vấn đề này hay vấn đề kia [14, tr. 77].

Trong vấn đề “thống nhất hành động” và “tự do thảo luận”. Chính V.I.Lênin đã dùng khái niệm “giới hạn”. Ngƣời nói:

Ngoài những giới hạn của sự thống nhất hành động thì có thể thảo luận và lên án một cách rộng rãi và tự do nhất về những biện pháp, quyết định, khuynh hƣớng mà chúng ta cho là có hại. Chỉ trong những cuộc thảo luận, những nghị quyết và kháng nghị nhƣ thế mới có thể hình thành đƣợc dƣ luận thật sự của đảng ta. Chỉ trong điều kiện nhƣ thế mới có đƣợc một chính đảng thật sự biết luôn luôn nói lên ý kiến của mình và tìm ra những con đƣờng đúng đắn để biến ý kiến đã đƣợc xác định thành quyết định của một đại hội mới [19, tr. 83].

Còn thống nhất hành động, V.I.Lênin nêu ví dụ về thời kỳ khởi nghĩa. Trong thời kỳ ấy, thì thống nhất hành động là tuyệt đối cần thiết. Ông khẳng định: trong thời gian đấu tranh kịch liệt nhƣ thế thì không thể dung thứ bất cứ một sự phê bình nào. Ông giải thích rằng: trong thời kỳ nội chiến gay gắt hiện

nay, Đảng Cộng sản chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu đảng đƣợc tổ chức một cách tập trung nhất, nếu trong đảng có một kỷ luật sắt, gần giống với kỷ luật quân sự, và nếu Trung ƣơng đảng là một cơ quan có uy tín mạnh mẽ, có quyền lực rộng rãi, đƣợc toàn thể đảng viên tin cậy.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, theo V.I.Lênin, trong Đảng cần phải thực hiện kỷ luật chặt chẽ, thống nhất; thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cấp dƣới phục tùng cấp trên; tổ chức các cấp và toàn thể đảng viên của Đảng phải chấp hành nghị quyết đại hội đại biểu của Đảng, phục tùng sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng. Không chỉ thế, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng chính đảng vô sản cầm quyền còn đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tổ chức, tính kỷ luật và tính tƣ tƣởng trong Đảng.

Với quan điểm này, khi khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng và trong mọi hoạt động của một chính đảng vô sản cầm quyền, V.I.Lênin đã nói rõ hơn về những nội dung cụ thể của nguyên tắc dân chủ. Theo ông, thực hiện nguyên tắc dân chủ trong Đảng có nghĩa là, mọi công việc của Đảng đều phải do toàn thể đảng viên giải quyết một cách bình đẳng, trực tiếp hoặc thông qua đại biểu của mình. “Tất cả những ngƣời có trách nhiệm trong đảng, tất cả các ban lãnh đạo của đảng, tất cả các cơ quan của đảng đều đƣợc bầu ra, đều có trách nhiệm phải báo cáo và có thể bị bãi miễn”; mọi đảng viên của đảng đều có quyền cử đại biểu của mình tham gia đại hội đảng và “quyết nghị của các đại biểu là quyết định tối cao và cuối cùng” đối với mọi vấn đề của đảng

Khi nói về nguyên tắc tập trung dân chủ trong hình thức tổ chức nhà nƣớc, mà đây là một trong những phƣơng thức cơ bản để thực thi quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, V.I.Lênin viết:

đƣa ra chế độ tự trị và chế độ liên bang, xem đó là những biện pháp chống lại sự bất trắc của chế độ tập trung. Kỳ thực chế độ tập trung dân chủ không mảy may loại trừ chế độ tự trị mà trái lại còn bao hàm sự cần thiết phải có chế độ tự trị[23, tr. 186].

V.I.Lênin cũng khẳng định rằng:

Ngay cả chế độ liên bang cũng không có chút gì mâu thuẫn với chế độ tập trung dân chủ. Trong một chế độ thực sự dân chủ, và nhất thiết là với hình thức tổ chức nhà nƣớc theo kiểu Xôviết, thì chế độ liên bang thƣờng chỉ là một bƣớc quá độ để đi tới chế độ tập trung dân chủ chân chính mà thôi[ 23, tr. 186-187].

Ông cho rằng, chế độ tập trung dân chủ đã không loại trừ chế độ tự trị và chế độ liên bang, thì nó cũng không loại trừ mà trái lại, còn bao hàm khả năng để cho các địa phƣơng và các công xã trong nƣớc có quyền tự do đầy đủ nhất trong việc định ra các hình thức khác nhau về sinh hoạt chính trị, xã hội, kinh tế.

Thống nhất giữa hai mặt tập trung và dân chủ là vấn đề có tính nguyên tắc, trong các điều kiện khác nhau sẽ đƣợc vận dụng khác nhau, mặc dù vậy chỉ nên hiểu rằng đây là một nguyên tắc - nguyên tắc tập trung có tính dân chủ. Không thể có tập trung mà không có dân chủ, không qua dân chủ, không bằng các cách thức dân chủ. Nói cách khác, đây là nguyên tắc “dân chủ đƣợc tập trung lại”. Không nên hiểu đây là hai nguyên tắc kết hợp với nhau đi đến tùy tiện tăng cƣờng tính tập trung hoặc hạn chế dân chủ, làm nhƣ vậy sẽ tổn hại đến chất lƣợng hoạt động của đảng cộng sản

Nhƣ vậy, có thể nói, trong quan niệm của V.I.Lênin, nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ là phƣơng pháp và tác phong công tác của chính đảng vô sản cầm quyền, mà trƣớc hết và trên hết, nó chính là chế độ tổ chức và nguyên tắc tổ chức của đảng. Tập trung và dân chủ là hai mặt đối lập, có nội

dung xác định, song giữa chúng lại có sự kết hợp hữu cơ và gắn kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hữu cơ giữa hai mặt dân chủ và tập trung, là sự thống nhất của hai mặt đối lập này; tập trung và dân chủ vừa đối lập nhau, vừa liên hệ với nhau, hòa nhập vào nhau, mặt này là tiền đề, là điều kiện cho mặt kia và ngƣợc lại. Tập trung và dân chủ kết hợp với nhau để tạo thành một chỉnh thể không thể thiếu của nguyên tắc tổ chức của chính đảng vô sản cầm quyền, trong đó dân chủ là cơ sở của tập trung, còn tập trung là điều kiện đảm bảo cho dân chủ đƣợc thực hiện. Phủ nhận bất cứ mặt nào trong hai mặt này đều là sự phủ nhận về căn bản nguyên tắc tập trung dân chủ và đều tất yếu dẫn đến chế độ tập trung quan liêu và chủ nghĩa vô chính phủ. Nói rõ hơn về điều này, V.I.Lênin đã khẳng định: “Chúng ta chủ trƣơng theo chế độ tập trung dân chủ. Nhƣng cần phải hiểu rõ rằng chế độ tập trung dân chủ, một mặt, thật khác xa chế độ tập trung quan liêu chủ nghĩa, và, mặt khác, thật khác xa chủ nghĩa vô chính phủ”[25, tr. 138].

1.2.4. Sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và chủ ng ĩa xã hội

Dân chủ là phạm trù phản ánh một hiện tƣợng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan. Nội dung cốt lõi của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, chỉ có trong chế độ nhà nƣớc dân chủ xã hội chủ nghĩa thì tự do, bình đẳng và quyền con ngƣời mới đƣợc tôn trọng, đƣợc ghi nhận bằng pháp luật, chính sách và đƣợc bảo đảm trong thực tiễn và quyền lực mới thực sự thuộc về nhân dân. Dân chủ và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ biện chứng. Trong đó dân chủ là phƣơng thức để nhận biết bản chất của chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là hình thức tồn tại cao của dân chủ chân chính.

Từ thực tiễn sinh động của cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã khẳng định: dân chủ và chủ nghĩa xã hội là sự kết hợp hữu cơ mang tính tất yếu, đấu tranh vì dân chủ và đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội là không

thể tách rời. Vận dụng quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội vào tình hình nƣớc Nga trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin đã hoàn chỉnh thêm một bƣớc, đã phát triển thêm những quan điểm đó cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn.

Chính V.I.Lênin đã phân tích, làm rõ quan điểm về sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin nói:

Không có chế độ dân chủ thì chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện đƣợc theo hai nghĩa sau đây:Thứ nhất: giai cấp vô sản không thể hoàn thành đƣợc cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu họ không đƣợc chuẩn bị cho cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ. Thứ hai: Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ đƣợc thắng lợi của mình và sẽ không dẫn đƣợc nhân loại đi đến chỗ thủ tiêu nhà nƣớc, nếu không thực hiện đƣợc đầy đủ chế độ dân chủ.P [39, tr. 168].

Chính vì vậy, V.I.Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống... Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân” [40, tr. 64]. V.I.Lênin là ngƣời đã kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Ông luôn khẳng định dân chủ là mục tiêu của cuộc cách mạng ở Nga, dân chủ và chủ nghĩa xã hội là thống nhất trong cuộc cách mạng của giai cấp vô sản. V.I.Lênin khẳng định: “Không thể có một chủ nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn, giai cấp vô sản cũng không thể nào chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tƣ sản đƣợc nếu nó không tiến hành một cuộc đấu tranh toàn diện, triệt để và cách mạng để giành dân chủ” [35, tr. 602].

Kế thừa và phát triển những tƣ tƣởng về dân chủ của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nghiên cứu và làm sáng tỏ con đƣờng phát triển biện chứng của dân chủ trong lịch sử: “từ chuyên chế đến dân chủ tƣ sản; từ

dân chủ tƣ sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa” [36, tr. 205 - 206]. Đó chính là con đƣờng “tiến hóa” của dân chủ, là phép biện chứng của dân chủ trong lịch sử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V.I.Lênin đòi hỏi những ngƣời cộng sản phải phân biệt sự khác nhau về nguyên tắc giữa hai giai đoạn đấu tranh vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội, mặc dù giữa chúng có sự giao kết với nhau. Trên thực tế, mối liên hệ giữa hai giai đoạn đó là một tiến trình thống nhất và tất yếu: giai đoạn đấu tranh vì dân chủ chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội là sự kế tục và hoàn tất giai đoạn đấu tranh vì dân chủ. V.I.Lênin chỉ rõ:

Thắng lợi hoàn toàn của cách mạng hiện tại sẽ đánh dấu bƣớc kết thúc của cách mạng dân chủ và mở đầu một cuộc đấu tranh kiên quyết cho cách mạng xã hội chủ nghĩa... Cách mạng dân chủ càng đƣợc thực hiện đầy đủ bao nhiêu thì cuộc đấu tranh mới ấy càng diễn ra sớm, rộng hơn, rõ rệt và kiên quyết bấy nhiêu [13, tr. 352]. Theo V.I.Lênin, giai cấp vô sản không thể đạt tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội nếu không thực hiện hoàn toàn và triệt để chế độ dân chủ, nếu không đem những yêu sách dân chủ đƣợc đề ra một cách kiên quyết nhất gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh cách mạng.Ngƣời chỉ rõ:

Không thể thực hiện đƣợc chủ nghĩa xã hội bằng cách nào khác ngoài cách thông qua chuyên chính vô sản, nền chuyên chính này kết hợp dùng bạo lực để chống lại giai cấp tƣ sản. với việc làm cho toàn thể quần chúng nhân dân tham gia thực sự bình đẳng và thực sự rộng rãi vào mọi công việc của nhà nƣớc và vào mọi vấn đề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của v i lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 32)