Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của v i lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 44)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Nhân tố khách quan

Sự phân hóa xã hội diễn ra khá nhanh chóng, phổ biến và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội. Trình độ dân trí còn có sự chênh lệch giữa các vùng miền giữa nông thôn, đô thị, đồng bằng, miền núi. Nhƣ vậy, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội nƣớc ta đang diễn ra trong tình trạng biến động, phân hóa xã hội sâu sắc.

Cơ chế thị trƣờng đề cao giá trị của đồng tiền, do đó tác động tiêu cực đến các lĩnh vực đời sống, văn hóa, giáo dục, đạo đức của xã hội.

Sự tác động, ảnh hƣởng của các trào lƣu dân chủ khác nhau. Trong quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế, nƣớc ta chịu sự tác động của cả cái tốt, cái xấu, cái hay, cái dở trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều quan trọng là các chủ thể xã hội không những chủ động hội nhập mà phải tự giác hội nhập; có nghĩa là trên bình diện chung phải nhận thức cho đƣợc cái nào là tốt, là hay, là phù hợp với dân tộc để tiếp thu, học tập và biết rõ cái nào là xấu, là dở và là độc hại để ngăn chặn, phòng tránh…

chủ đề cao quá mức tự do cá nhân, dẫn tới tự do vô chính phủ, vƣợt ra ngoài khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

Nhƣ vậy, việc tranh thủ những điều kiện thuận lợi, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện nền dân chủ ở nƣớc ta hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Vấn đề quan trọng là cần khai thác, phát huy những nhân tố tích cực, những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình dân chủ. Trong các nhân tố đó, có nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài, có yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan; có cái bắt nguồn từ truyền thống, có cái mang tính thời cơ do điều kiện thời đại mang lại.

Việc nghiên cứu, làm rõ những nhân tố tác động và ảnh hƣởng đến quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở nƣớc ta, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học, biện chứng và toàn diện trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để cho quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Mặc dù sau 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn luôn luôn nhận thức rõ: nƣớc ta vẫn đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới, vẫn tồn tại tình trạng suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mƣu “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta. Chính vì vậy, nhận thức hiểu rõ những khó khăn, thách thức cùng với những thuận lợi và thời cơ đó càng làm cho Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân.

2.2.1. Thành tựu

Trong hơn 30 năm đổi mới, thực tiễn xây dựng và phát huy nền dân chủ đã có những bƣớc tiến quan trọng. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhận định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ”, “Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội đƣợc mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đƣợc coi trọng [57, tr.158]. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục đánh giá: Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đƣợc xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật mới đƣợc ban hành và sửa đổi. Khẳng định rõ các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội [58, tr.166-167]. Kết quả thực hiện dân chủ tập trung trên một số lĩnh vực sau:

- Dân chủ trong chính trị

Trong những năm đổi mới, dân chủ trong chính trị có bƣớc tiến nổi bật. Chúng ta đã tiến hành đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của hệ thống chính trị, qua đó dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng đƣợc phát huy. Đã và đang tiến hành đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày một nâng cao.

Hệ thống chính trị đƣợc đổi mới theo hƣớng dân chủ, pháp quyền của dân, do dân và vì dân, góp phần quan trọng đẩy mạnh thực hành dân chủ thông qua nâng cao dân trí, bảo đảm dân quyền, chăm lo phát triển dân sinh; thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, bình đẳng – tƣơng trợ - đoàn kết – hợp tác cùng phát triển của các dân tộc ở nƣớc ta.

đốn Đảng, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đã góp phần nâng cao một bƣớc dân chủ trong Đảng; sinh hoạt dân chủ nội bộ Đảng có bƣớc tiến đã tác động tích cực đến việc phát huy dân chủ trong xã hội

Chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhận thức rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nƣớc đều thuộc về nhân dân. Nhà nƣớc tôn trọng và bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân, đề cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nƣớc trƣớc nhân dân, đảm bảo xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, trong đó mọi ngƣời dân thực sự có quyền làm chủ đất nƣớc, làm chủ xã hội.

Công tác lập pháp của Quốc hội đã đi vào nề nếp, các quyết định của Quốc hội chủ yếu tồn tại dƣới hình thức luật. Chức năng của Quốc Hội ngày càng đƣợc đổi mới phù hợp hơn với tƣ cách là cơ quan đại biểu cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nƣớc. Hoạt động của Quốc hội có những đổi mới quan trọng, từ bầu cử đại biểu quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động, ngày càng công khai, dân chủ, thiết thực, hiệu quả. Chất lƣợng, cơ cấu của đại biểu quốc hội có bƣớc kiện toàn tích cực, tính chuyên nghiệp của Quốc hội từng bƣớc đƣợc nâng cao. Quốc hội làm tốt hơn chức năng của lập pháp, công tác giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Đặc biệt, “dân chủ nghị trƣờng” của Quốc hội có bƣớc phát triển đáng kể. Niềm tin của nhân dân, của cử tri vào Quốc hội ngày càng cao hơn.

Đã cải cách một bƣớc nền hành chính quốc gia trên cả bốn phƣơng diện: thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, cán bộ công chức và tài chính công đã nâng cao hơn hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Nhà nƣớc, góp phần đảm bảo quyền dân chủ và giảm bớt phiền hà cho ngƣời dân.

bƣớc đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động theo hƣớng mở rộng và phát huy dân chủ, phát huy tốt hơn vai trò giám sát và phản biện xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên. Bộ Chính trị đã ra quyết định về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” đây đƣợc xem là công cụ quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội đối với tổ chức Đảng, Nhà nƣớc trong thực thi nhiệm vụ.

Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Quy chế dân chủ cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn đã thâm nhập sâu rộng vào mọi tầng lớp nhân dân, làm cho bầu không khí dân chủ ở cơ sở ngày càng khởi sắc, có sinh khí.

Những bƣớc tiến đó đã có tác động mạnh mẽ đến việc phát huy quyền làm dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, đời sống trong xã hội.

- Dân chủ trong kinh tế

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế có bƣớc phát triển quan trọng là cơ sở cho dân chủ trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong 30 năm đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng điều kiện kinh tế để thực hiện dân chủ XHCN trong lĩnh vực kinh tế ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật. Đó là:

Thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ngày càng đầy đủ, tạo ra môi trƣờng kinh tế, pháp lý thuận lợi. Nhà nƣớc đã ban hành Hiến pháp và nhiều đạo luật về kinh tế để tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của nền kinh tế và cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhƣ Luật Đầu tƣ, Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Phá sản; thừa

xuất kinh doanh; chống độc quyền, dỡ bỏ rào cản và những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Sự dân chủ, bình đẳng này đã tạo ra động lực vật chất, kinh tế thúc đẩy các chủ thể kinh tế khai thác và phát huy mọi tiềm năng phát triển kinh tế của mình. Điều đó cho thấy, Nhà nƣớc ngày càng làm tốt hơn vai trò, chức năng kiến tạo phát triển thông qua việc không ngừng hoàn thiện chính sách và khuôn khổ thể chế.

Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN thừa nhận, tôn trọng nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức phân phối chính là thừa nhận và tôn trọng tính đa dạng về lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, các tập đoàn, nhóm và cá nhân ngƣời lao động trong xã hội. Theo đó, tiến trình đổi mới đã dần làm cho quyền tự do, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của cá nhân, tập thể lao động, các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp đƣợc thực hiện ngày càng tốt hơn. Các chủ thể kinh tế đƣợc giải phóng khỏi sự ràng buộc của các cơ chế không hợp lý, phát huy đƣợc quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ngƣời dân có điều kiện tạo việc làm, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, lựa chọn cơ hội học tập, lập nghiệp. Nhờ đó, đã kích thích mạnh mẽ việc đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, tạo ra động lực to lớn để mọi ngƣời sáng tạo và phát triển kinh tế vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Hơn nữa, kinh tế thị trƣờng với cơ chế cạnh tranh phân hóa, sàng lọc nghiêm ngặt về năng lực, trình độ nên đã từng bƣớc hình thành những ngƣời sản xuất kinh doanh, những ngƣời lao động linh hoạt, năng động, tự chủ, có trách nhiệm cao với bản thân, với công việc, với đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Đó cũng là phẩm chất cần có của con ngƣời trong một nền sản xuất công nghiệp hiện đại và một xã hội dân chủ, văn minh.

kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc; tham gia quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế của bộ máy nhà nƣớc và các doanh nghiệp nhà nƣớc, hợp tác xã. Ngƣời lao động có quyền đƣợc hƣởng thụ một cách bình đẳng những thành quả kinh tế của đất nƣớc. Tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh tế ngày càng thể hiện rõ. Tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của ngƣời dân ngày càng đƣợc phát huy. Nhà nƣớc chăm lo cho ngƣời dân có công ăn việc làm, quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để nâng cao chất lƣợng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo.

Quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế đã nhanh chóng đƣa nền kinh tế của đất nƣớc thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng và đến nay đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, vƣơn lên nhóm nƣớc có mức thu nhập trung bình; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đƣợc tăng lên, tạo ra thế và lực mới cho đất nƣớc tiếp tục phát triển. Nhƣ vậy, với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, 30 năm qua chúng ta đã thực sự giải phóng sức sản xuất, phát huy đƣợc tính năng động, tích cực của mọi thành phần kinh tế, mọi ngƣời đƣợc tự do, tự chủ sản xuất, kinh doanh. Ngƣời dân đƣợc tự do, dân chủ, bình đẳng hơn trong việc làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nƣớc, xã hội. Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam là “sân chơi” dân chủ, bình đẳng cho mọi ngƣời, mọi nhà, mọi thành phần, mọi chủ thể kinh tế phù hợp với điều kiện đất nƣớc và xu hƣớng vận động phát triển tiến bộ của thế giới.

- Dân chủ trong văn hóa-xã hội

Nhà nƣớc bảo đảm cho nhân dân các quyền cơ bản, nhƣ quyền đƣợc thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngƣỡng, tự do sáng tạo, quyền đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ.

hơn quyền và mức hƣởng các chế độ ƣu đãi xã hội, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội cho ngƣời dân. Nguồn lực thực hiện chính sách ƣu đãi xã hội và an sinh xã hội đƣợc Nhà nƣớc tăng cƣờng, các địa phƣơng ƣu tiên, xã hội quan tâm đóng góp. Đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời có công, ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục đƣợc cải thiện.

Các chính sách về lao động và việc làm của Nhà nƣớc đã chuyển biến theo hƣớng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Bộ Luật lao động đƣợc sửa đổi nhiều lần qua các năm (2002, 2006, 2007, 2012) đã tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện các tiêu chuẩn lao động có liên quan đến quan hệ lao động. Mỗi năm bình quân tạo ra khoảng 1,6 triệu việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp thấp, khoảng 2% năm 2014, trong đó khu vực thành thị là 3,43%, khu vực nông thôn là 1,47 % [4, tr. 178]

Công tác giảm nghèo ngày càng đƣợc quan tâm, chú trọng, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp chênh lệch về mức sống và an sinh xã hội so với bình quân chung của cả nƣớc. Tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm bình quân 1,5-2%/năm; các vùng khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/ năm theo tiêu chuẩn nghèo từng giai đoạn. Năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc còn 58,1%, đến năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%, năm 2013 còn 7,8%, năm 2015 còn 6% [4, tr. 179]

Nhân dân có quyền thảo luận và giám sát các dự án về an sinh xã hội, về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm của v i lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở việt nam hiện nay (Trang 44)