Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị hoạt động logistics tại công ty cổ phần phục vụ mặt đất sài gòn chi nhánh đà nẵng (Trang 79 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

a. Đối với nhà cung ứng

Tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung ứng tốt nhất xét theo tổng thể các tiêu chí nhƣ uy tín, giá cả, chế độ hậu mãi… và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Nhà cung ứng tốt cũng đồng nghĩa với chất lƣợng đầu vào của chuỗi cung ứng đƣợc nâng cao.

Công ty cần xác định, phân loại nhà cung ứng theo mức độ quan trọng đối với bản thân Công ty. Đối với các nhà cung ứng có ảnh hƣởng lớn, cung ứng các trang thiết bị, nguyên vật liệu quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ cung ứng về thiết bị phục vụ sân đỗ, xăng dầu, cho thuê mặt bằng v.v…, cần có chính sách hợp tác chặt chẽ, đồng thời tận dụng các ƣu đãi từ phía nhà cung ứng.

Hàng năm Công ty cần tiến hành xây dựng lịch đi đánh giá chất lƣợng của nhà cung ứng. Những hạng mục cần đƣợc kiểm tra kỹ là quy trình sản xuất và năng lực sản xuất của nhà cung ứng. Quá trình đánh giá sẽ ƣu tiên cho những nhà cung cấp thƣờng xuyên gặp vấn đề về giao hàng. Trong quá trình đánh giá sẽ đƣa ra các góp ý, bảng biểu để nhà cung ứng cải tiến hoạt động

nội bộ. Yêu cầu nhà cung ứng gửi bảng kết quả kiểm tra nguyên vật liệu, nguồn gốc vật liệu, và các hồ sơ khác định kỳ hằng tháng hoặc quý, qua đó có thể nắm bắt đƣợc hoạt động sản xuất của nhà cung ứng, phát hiện đƣợc những bất thƣờng và đƣa ra đối sách ngăn ngừa.

Định kỳ mỗi tháng, Công ty cần gửi bảng đánh giá năng lực cho nhà cung ứng. Những nhà cung ứng có điểm đƣợc đánh giá chƣa cao phải ký cam kết cải thiện tình hình trong những tháng tiếp theo. Yêu cầu nhà cung ứng cập nhật thông tin giao hàng theo từng tuần đối với những mặt hàng có vấn đề về chất lƣợng, năng lực để nhân viên kho tiện đối chiếu, đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất.

b. Đối với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ bền vững trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của hai bên với các khách hàng hiện tại. Luôn chú trọng chính sách chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Tăng cƣờng cơ chế liên lạc với các hãng hàng không nhằm đảm bảo việc trao đổi thông tin đƣợc thông suốt trong quá trình cung ứng dịch vụ, giúp hai bên phối hợp một cách hiệu quả trong việc phát hiện và giải quyết các sự việc bất thƣờng trong quá trình phục vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị hoạt động logistics tại công ty cổ phần phục vụ mặt đất sài gòn chi nhánh đà nẵng (Trang 79 - 80)