TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị ruỉ ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 44)

7. Kết cấu luận văn

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

NHÂN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Thông tin về khách hàng

Khi thẩm định cho vay thì thông tin về bản thân khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.

Đối với khách hàng tổ chức thì việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối thuận lợi do có rất nhiều nguồn thông tin được công khai như báo cáo tài chính, thông tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín quan hệ với các đối tác, CIC…

Ngược lại đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu tính chính xác. Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là thu nhập ổn định ở thời điểm hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngân hàng.

Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng lớn

Do đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân là quy mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, vì vậy để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng từ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các cán bộ tín dụng thường hay chủ quan, thẩm định dễ để cho vay nhằm vòi tiền khách hàng, thậm chí lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng, hoặc thông đồng với khách hàng gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Hay khi

định giá tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng định giá theo nhu cầu vay vốn của khách hàng chứ không phải theo giá trị thực tế của tài sản đảm bảo.

Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có biện pháp bảo đảm của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp đó, nếu thật sự khách hàng không có khả năng trả nợ vay hoặc có khả năng nhưng không có ý chí trả nợ vay trong khi việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một điều không dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu hồi nợ.

Tài sản đảm bảo

Khách hàng cá nhân khi đi vay, nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng thì biện pháp tài sản bảo đảm luôn luôn được các ngân hàng chọn lựa hàng đầu. Các cá nhân, họ sẽ dùng tài sản bảo đảm của cá nhân, vợ chồng hay của người thân trong gia đình để làm tài sản đảm bảo. Rủi ro phát sinh khi:

- Định giá tài sản đảm bảo: không đúng giá trị thực tế của tài sản bảo đảm dẫn đến cho vay vượt tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản để thu hồi nợ khi giá trị tài sản bán ra không đủ để trả nợ (trong trường hợp ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ) hay thời điểm định giá và thời điểm bán tài sản có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của tài sản bảo đảm, dẫn đến khi thanh lý không đủ trả nợ vay cho ngân hàng.

- Đối với tài sản bảo đảm cấp cho cá nhân: xác định tình trạng hôn nhân của chủ tài sản bảo đảm không chính xác, hay người liên đới mua tài sản tại thời điểm mua tài sản không đầy đủ gây ảnh hưởng đến tính pháp lý của Hợp đồng thế chấp/cầm cố, đã đến Hợp đồng bị vô hiệu;

- Tài sản bảo đảm cấp cho hộ gia đình, khi cho vay không nhận được sự đồng ý đầy đủ của tất cả các thành viên trong hộ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận từ đủ 15 tuổi trở lên, dẫn đến Hợp đồng thế chấp/cầm cố bị vô hiệu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Mục tiêu của chương này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, tác giả cũng nói tới một số đặc điểm khách hàng cá nhân- đối tượng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong đề tài này. Chương 1 là nền tảng để tác giả tiến hành những bước phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cả nhân tại BIDV Ban Mê trong chương 2, từ đó thấy được những thực tế tồn tại tại đơn vị làm cơ sở quan trọng cho các bước nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV BAN MÊ

2.1.GIỚI THIỆU VỀ BIDV BAN 2.1.1. Giới thiệu chung

a.Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Ban Mê chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 24/05/2012.

Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Ban Mê.

Trụ sở chính: 29 Nơ Trang Long, P. Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐakLak.

Điện thoại: 0500.3839305 – 0500.3839307 - Fax: 0500.3839315

Được thành lập và đi vào hoạt động trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái, cùng với sức ép từ sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn, nên trong giai đoạn đầu BIDV Ban Mê còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với slogan của BIDV “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” cùng với việc có nền tảng là thương hiệu BIDV từ lâu đời nên tập thể cán bộ lãnh đạo cũng toàn thể nhân viên đã cố gắng đoàn kết một lòng quyết tâm và nỗ lực vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Lãnh đạo Chi nhánh cũng đã xác định các đối tượng khách hàng cần phát triển phù hợp với quy mô của mình mà vẫn đạt được chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, đó là: tập trung cho vay nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ. Chi nhánh cũng đã đề ra các tiêu chí cho vay: thuận tiện, nhanh chóng nhưng an toàn về vốn giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro. Chính nhờ có sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cũng như có kế

hoạch, định hướng phát triển rõ ràng, nên vị thế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ban Mê ngày càng được khẳng định tại thị trường Đăk Lăk.

b.Chức năng

Ngân hàng BIDV Ban Mê trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hoạt động theo luật các TCTD vàđiều lệ hoạt động của Ngân hàng BIDV.

Ngân hàng BIDV – Ban Mê là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Ngân hàng BIDV, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng vàđược mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng BIDV Ban Mê đã vàđang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bùđắp và có lãi.

c. Cơ cấu tổ chức

Trải qua hơn 02 năm hình thành và phát triển, tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2014, BIDV Ban Mê đã không ngừng lớn mạnh với mạng lưới gồm 01 trụ sở chính, 02 phòng giao dịch trực thuộc và tổng số CBNV là 47 người.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Ban Mê

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự) Ban Giám đốc Phòng Giao Dịch Phòng Kế Toán Ngân quỹ Phòng Kinh doanh Phòng Hành Chính Nhân sự Phòng quản lý rủi ro Phòng bán lẻ

2.1.2. Về huy động vốn

Để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh của mình, nhất là đảm bảo được sự chủ động về nguồn vốn hoạt động, ngay từ đầu ban lãnh đạo ngân hàng đã quán triệt tư tưởng coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần phải được chú trọng, chỉ tiêu huy động được giao tới từng nhân viên trong chi nhánh và đây cũng là cơ sở để đánh giá quy mô hoạt động, uy tín và mức độ an toàn của chi nhánh trong hoạt động ngân hàng.

Bảng 2.1: Quy mô huy động TGTK qua các năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dư Số dư Tốc độ tăng trưởng (%) Số Tốc độ tăng trưởng (%) Kế hoạch 2014 Thực hiện kế hoạch - Số lượng khách hàng (người) 256 404 57,8 543 34,4 950 57% - Số dư TGTK 44 57 29,5 69 21 170 40%

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ của Ngân hàng BIDV Ban Mê)

Ngân hàng mới thành lập chưa được 3 năm nên số dư huy động tiền gửi tiết kiệm còn khá khiêm tốn. Năm 2013, tiền gửi tiết kiệm đạt 57 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 29,5% so với năm 2012. Số lượng khách hàng đạt 404 người, tăng trưởng 57,8% so với năm 2013, đạt 57% so với kế hoạch.

Năm 2014 số lượng khách hàng đạt 543 tăng 139 người so với năm 2013 với tốc độ tăng trưởng là 34,4%. Số dư huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 69 tỷ đồng tăng 12 tỷ đồng và tăng trưởng 21% so với năm 2013 và đạt 40% so với kế hoạch năm 2014.

Tốc độ tăng trưởng khách hàng và tiền gửi tiết kiệm năm 2014 giảm hơn so với năm 2013. Do năm đầu mới khai trương hoạt động, để thu hút được nhiều khách hàng và tăng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đã tích cực triển khai công tác tiếp thị, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi...Nhưng đến cuối năm 2014 các hoạt động về tiếp thị ngân hàng chưa chú trọng, chương trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng tiền gửi ít nên tốc độ tăng trưởng giảm cũng là điều dễ hiểu.

a.Tình hình hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Tổng dư nợ 100 100% 148 100% 231 100%

1. Phân loại theo thời gian

Ngắn hạn 66 66% 105.08 71% 187.11 81%

Trung và dài hạn 34 34% 42.92 29% 43.89 19%

2. Phân loại theo ngành kinh tế Nông nghiệp và lâm

nghiệp 25 25% 44.4 30% 71.61 31%

Thương nghiệp 35 35% 51.8 35% 85.47 37%

Xây dựng 25 25% 26.64 18% 39.27 17%

Hoạt động phục vụ cá

nhân 15 15% 25.16 17% 34.65 15%

3. Phân loại theo thành phần kinh tế

Cá nhân 35 35% 47.36 32% 85.47 37%

Hộ gia đình 50 50% 76.96 52% 122.43 53%

Doanh nghiệp 15 15% 23.68 16% 23.1 10%

4. Phân loại theo mức độ tín nhiệm

Có tài sản đảm bảo 99.8 99.8% 147.7 99.8% 230.5 99.8%

Không có tài sản đảm

bảo 0.2 0.2% 0.3 0.2% 0.5 0.2%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Ban Mê)

Sử dụng vốn là khâu quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; do đó BIDV Ban Mê đặc biệt quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn

vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Sự vững chắc trong công tác huy động vốn đã tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động cho vay. Trong thời gian qua vấn đề sử dụng vốn của chi nhánh có nhiều thay đổi do nhiều nguyên nhân; vì vậy, cơ cấu cho vay và mức độ cho vay cũng biến động qua các năm.

Tính đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn là 187.11 tỷ đồng, chiếm 81% tổng dư nợ, tăng 121.11 tỷ đồng (tức tăng 58%) so với năm 2012. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 43.89 tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ, tăng 9.89 triệu đồng (tăng 28%) so với năm 2012.

Quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn lớn hơn cho vay trung và dài hạn. Trong năm 2013, chính sách cho vay của BIDV Ban Mê thay đổi, xu hướng gia tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn do khả năng quay vòng vốn nhanh và khả năng sinh lời cao nên dư nợ cho vay trung và dài hạn đã giảm đáng kể, tốc độ tăng ít.

Trong giai đoạn này, cơ cấu cho vay ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao (68%) trong tổng dư nợ phù hợp với định hướng phát triển của BIDV Ban Mê là chú trọng cho vay đối các hộ nông dân trồng cà phê, cao su, hồ tiêu, các hộ kinh doanh hàng nông sản...

Do hoạt động với quy mô nhỏ nên để hạn chế rủi ro cho vay ở mức thấp nhất, BIDV Ban Mê chỉ cho vay không có tài sản đảm bảo đối với hình thức cho vay tín chấp đối với giáo viên. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

b. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu năm 2012 - 2014

Bảng 2.3 : Cơ cấu nợ quá hạn giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Tổng dư nợ 100 148 231 Nợ quá hạn 0.8 0.8% 1.33 0.90% 0.92 0.40% Nhóm 2 0.32 40% 0.51 38% 0.39 43% Nhóm 3 0.28 35% 0.45 34% 0.25 28% Nhóm 5 0.2 25% 0.37 28% 0.28 29%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Ban Mê)

Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nợ quá hạn lại tập trung chủ yếu ở nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Đến cuối năm 2014, tổng nợ quá hạn là 0.92 tỷ đồng, giảm 69% so với năm 2013 và tăng15% so với năm 2012. Nhìn chung, nợ quá hạn tiến triển theo hướng khả quan hơn và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh.

c. Rủi ro tín dụng trong các loại hình cho vay

Bảng 2.4 : Cơ cấu nợ xấu tại BIDV Ban Mê 2012 – 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Tổng dư nợ 100 148 231 Nợ xấu/tổng dư nợ 0.5 0.5% 0.83 0.56% 0.53 0.23%

1. Nợ xấu theo thời gian

Ngắn hạn 0.085 17% 0.0747 9% 0.2438 46% Trung và dài hạn 0.415 83% 0.7553 91% 0.2862 54% 2. Nợ xấu theo ngành kinh tế

Nông nghiệp và lâm

nghiệp 0.075 15% 0.14 17% 0.1 19%

Thương nghiệp 0.16 32% 0.28 34% 0.16 30% Xây dựng 0.17 34% 0.23 28% 0.15 28% Hoạt động phục vụ cá

nhân 0.095 19% 0.18 21% 0.12 23%

3. Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Cá nhân, hộ gia đình 0.115 23% 0.05 7% 0.19 35% Doanh nghiệp 0.385 77% 0.77 93% 0.34 65%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Ban Mê)

Trong năm 2013, tổng nợ xấu là 830 triệu đồng, chiếm 0,56% tổng dư nợ, tăng 330 triệu đồng, tức tăng 66% so với năm 2012. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở dư nợ cho vay trung và dài hạn (chiếm 67%) và khu vực ngành thương nghiệp (chiếm 34%), ngành xây dựng (chiếm 28%). Trong đó, dư nợ ngành xây dựng chỉ chiếm 18% tổng dư nợ nhưng lại chiếm đến 28% tổng nợ xấu; dư nợ khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm 17% tổng dư nợ nhưng lại chiếm đến 74% nợ xấu. Điều này xảy ra do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng không có khả năng trả các khoản tiền gốc định kỳ của các món vay trung và dài hạn; các cơ quan nhà nước nghiệm thu công trình xây dựng nhưng lại chậm trả nợ cho các đơn vị thi công.

Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu tại BIDV Ban Mê là 530 triệu đồng, chiếm 0,23% tổng dư nợ; giảm 63% so với năm 2013 (trong đó nợ

Là một ngân hàng mới thành lập trên địa bàn tỉnh nên để mở rộng quy mô thị phần, BIDV Ban Mê buộc phải nới lỏng các điều kiện cho vay, do đó nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu và phân tán rủi ro một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị ruỉ ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)