7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Về huy động vốn
Để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh của mình, nhất là đảm bảo được sự chủ động về nguồn vốn hoạt động, ngay từ đầu ban lãnh đạo ngân hàng đã quán triệt tư tưởng coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần phải được chú trọng, chỉ tiêu huy động được giao tới từng nhân viên trong chi nhánh và đây cũng là cơ sở để đánh giá quy mô hoạt động, uy tín và mức độ an toàn của chi nhánh trong hoạt động ngân hàng.
Bảng 2.1: Quy mô huy động TGTK qua các năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dư Số dư Tốc độ tăng trưởng (%) Số dư Tốc độ tăng trưởng (%) Kế hoạch 2014 Thực hiện kế hoạch - Số lượng khách hàng (người) 256 404 57,8 543 34,4 950 57% - Số dư TGTK 44 57 29,5 69 21 170 40%
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân quỹ của Ngân hàng BIDV Ban Mê)
Ngân hàng mới thành lập chưa được 3 năm nên số dư huy động tiền gửi tiết kiệm còn khá khiêm tốn. Năm 2013, tiền gửi tiết kiệm đạt 57 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 29,5% so với năm 2012. Số lượng khách hàng đạt 404 người, tăng trưởng 57,8% so với năm 2013, đạt 57% so với kế hoạch.
Năm 2014 số lượng khách hàng đạt 543 tăng 139 người so với năm 2013 với tốc độ tăng trưởng là 34,4%. Số dư huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 69 tỷ đồng tăng 12 tỷ đồng và tăng trưởng 21% so với năm 2013 và đạt 40% so với kế hoạch năm 2014.
Tốc độ tăng trưởng khách hàng và tiền gửi tiết kiệm năm 2014 giảm hơn so với năm 2013. Do năm đầu mới khai trương hoạt động, để thu hút được nhiều khách hàng và tăng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng đã tích cực triển khai công tác tiếp thị, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi...Nhưng đến cuối năm 2014 các hoạt động về tiếp thị ngân hàng chưa chú trọng, chương trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng tiền gửi ít nên tốc độ tăng trưởng giảm cũng là điều dễ hiểu.
a.Tình hình hoạt động cho vay
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Tổng dư nợ 100 100% 148 100% 231 100%
1. Phân loại theo thời gian
Ngắn hạn 66 66% 105.08 71% 187.11 81%
Trung và dài hạn 34 34% 42.92 29% 43.89 19%
2. Phân loại theo ngành kinh tế Nông nghiệp và lâm
nghiệp 25 25% 44.4 30% 71.61 31%
Thương nghiệp 35 35% 51.8 35% 85.47 37%
Xây dựng 25 25% 26.64 18% 39.27 17%
Hoạt động phục vụ cá
nhân 15 15% 25.16 17% 34.65 15%
3. Phân loại theo thành phần kinh tế
Cá nhân 35 35% 47.36 32% 85.47 37%
Hộ gia đình 50 50% 76.96 52% 122.43 53%
Doanh nghiệp 15 15% 23.68 16% 23.1 10%
4. Phân loại theo mức độ tín nhiệm
Có tài sản đảm bảo 99.8 99.8% 147.7 99.8% 230.5 99.8%
Không có tài sản đảm
bảo 0.2 0.2% 0.3 0.2% 0.5 0.2%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Ban Mê)
Sử dụng vốn là khâu quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; do đó BIDV Ban Mê đặc biệt quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn
vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Sự vững chắc trong công tác huy động vốn đã tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động cho vay. Trong thời gian qua vấn đề sử dụng vốn của chi nhánh có nhiều thay đổi do nhiều nguyên nhân; vì vậy, cơ cấu cho vay và mức độ cho vay cũng biến động qua các năm.
Tính đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn là 187.11 tỷ đồng, chiếm 81% tổng dư nợ, tăng 121.11 tỷ đồng (tức tăng 58%) so với năm 2012. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 43.89 tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ, tăng 9.89 triệu đồng (tăng 28%) so với năm 2012.
Quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn lớn hơn cho vay trung và dài hạn. Trong năm 2013, chính sách cho vay của BIDV Ban Mê thay đổi, xu hướng gia tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn do khả năng quay vòng vốn nhanh và khả năng sinh lời cao nên dư nợ cho vay trung và dài hạn đã giảm đáng kể, tốc độ tăng ít.
Trong giai đoạn này, cơ cấu cho vay ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao (68%) trong tổng dư nợ phù hợp với định hướng phát triển của BIDV Ban Mê là chú trọng cho vay đối các hộ nông dân trồng cà phê, cao su, hồ tiêu, các hộ kinh doanh hàng nông sản...
Do hoạt động với quy mô nhỏ nên để hạn chế rủi ro cho vay ở mức thấp nhất, BIDV Ban Mê chỉ cho vay không có tài sản đảm bảo đối với hình thức cho vay tín chấp đối với giáo viên. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
b. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu năm 2012 - 2014
Bảng 2.3 : Cơ cấu nợ quá hạn giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Tổng dư nợ 100 148 231 Nợ quá hạn 0.8 0.8% 1.33 0.90% 0.92 0.40% Nhóm 2 0.32 40% 0.51 38% 0.39 43% Nhóm 3 0.28 35% 0.45 34% 0.25 28% Nhóm 5 0.2 25% 0.37 28% 0.28 29%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Ban Mê)
Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nợ quá hạn lại tập trung chủ yếu ở nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Đến cuối năm 2014, tổng nợ quá hạn là 0.92 tỷ đồng, giảm 69% so với năm 2013 và tăng15% so với năm 2012. Nhìn chung, nợ quá hạn tiến triển theo hướng khả quan hơn và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh.
c. Rủi ro tín dụng trong các loại hình cho vay
Bảng 2.4 : Cơ cấu nợ xấu tại BIDV Ban Mê 2012 – 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Tổng dư nợ 100 148 231 Nợ xấu/tổng dư nợ 0.5 0.5% 0.83 0.56% 0.53 0.23%
1. Nợ xấu theo thời gian
Ngắn hạn 0.085 17% 0.0747 9% 0.2438 46% Trung và dài hạn 0.415 83% 0.7553 91% 0.2862 54% 2. Nợ xấu theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và lâm
nghiệp 0.075 15% 0.14 17% 0.1 19%
Thương nghiệp 0.16 32% 0.28 34% 0.16 30% Xây dựng 0.17 34% 0.23 28% 0.15 28% Hoạt động phục vụ cá
nhân 0.095 19% 0.18 21% 0.12 23%
3. Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Cá nhân, hộ gia đình 0.115 23% 0.05 7% 0.19 35% Doanh nghiệp 0.385 77% 0.77 93% 0.34 65%
(Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Ban Mê)
Trong năm 2013, tổng nợ xấu là 830 triệu đồng, chiếm 0,56% tổng dư nợ, tăng 330 triệu đồng, tức tăng 66% so với năm 2012. Nợ xấu tập trung chủ yếu ở dư nợ cho vay trung và dài hạn (chiếm 67%) và khu vực ngành thương nghiệp (chiếm 34%), ngành xây dựng (chiếm 28%). Trong đó, dư nợ ngành xây dựng chỉ chiếm 18% tổng dư nợ nhưng lại chiếm đến 28% tổng nợ xấu; dư nợ khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm 17% tổng dư nợ nhưng lại chiếm đến 74% nợ xấu. Điều này xảy ra do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng không có khả năng trả các khoản tiền gốc định kỳ của các món vay trung và dài hạn; các cơ quan nhà nước nghiệm thu công trình xây dựng nhưng lại chậm trả nợ cho các đơn vị thi công.
Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu tại BIDV Ban Mê là 530 triệu đồng, chiếm 0,23% tổng dư nợ; giảm 63% so với năm 2013 (trong đó nợ
Là một ngân hàng mới thành lập trên địa bàn tỉnh nên để mở rộng quy mô thị phần, BIDV Ban Mê buộc phải nới lỏng các điều kiện cho vay, do đó nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu và phân tán rủi ro một cách hợp lý.