Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị ruỉ ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 70 - 71)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Ưu điểm

Về quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng BIDV TW thường xuyên được cải tiến theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường vai trò tự chủ, tực hịu trách nhiệm trong hoạt động của Chi nhánh như giao quyền phán quyết tín dụng cho Hội đồng tín dụng chi nhánh tùy vào năng lực tài chính, quy mô hoạt động và dư nợ mà chi nhánh có mức phán quyết về cấp tín dụng cho các khách hàng khác nhau.

Nhược điểm

Chi nhánh vẫn chưa chú trọng nhiều đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, hoạt động tín dụng vẫn xảy ra tình trạng chạy theo tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ và thiếu sự chủ động trong việc quản lý chất lượng tín dụng.

- Chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay. Nhiều khoản tín dụng được cấp vội vàng theo yêu cầu của khách hàng mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng kĩ càng. Thông thường, đối với những khoản vay vượt hạn mức của PGD thì buộc phải trình lên cấp Chi nhánh xem xét quyết định và quá trình ra quyết định này thường lâu; tuy nhiên để làm hài lòng những khách vay lớn, nhiều khi các PGD thường tận dụng mối quan hệ thân thiết với một số người có chức vụ cao ở Chi nhánh để rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV Ban Mê chưa phát huy được hiệu quả đúng mức, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chức năng hoạt động chưa được tách biệt mà trực thuộc và chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc chi nhánh.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay. Thực tế sau khi cho vay, khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ, giám sát nợ vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng để đảm bảo khách hàng tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên trong thời gian qua tại BIDV Ban Mê nhiều cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt công tác này, nhiều khi chỉ thực hiện mang tính chất đối phó với các đơn vị kiểm tra cấp trên. Ví dụ như để đối phó với cơ quan thanh tra kiểm soát nội bộ, cán bộ tín dụng thường soạn sẵn biên bản kiểm tra sử dụng vốn nhưng bỏ trống ngày rồi cho khách hàng kí tên ngay tại thời điểm kí hợp đồng tín dụng để lưu hồ sơ. Cách làm này gây ra nguy cơ tổn thất tiềm ẩn trong tương lai khi mà hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay bị vô hiệu hóa, ngân hàng mất đi khả năng kiểm soát khách hàng để phòng ngừa, phát hiện, hạn chế rủi ro tổn thất khoản vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị ruỉ ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)