Công tác nhận dạngrủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị ruỉ ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1. Công tác nhận dạngrủi ro

Ưu điểm

Tuy chi nhánh mới thành lập có đội ngũ cán bộ tín dụng số lượng ít nhưng với công tác tuyển dụng yêu cầu khắt khe về trình độ và phẩm chất nên

cũng hạn chế được nhiều rủi ro nghiệp vụ. Mặt khác, phần lớn cán bộ tín dụng đã từng làm ở nhiều ngân hàng khác nhau nên có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Nhờ đó mà công tác đánh giá, thẩm định khách hàng bằng cảm tính ít nhiều cũng hạn chế được nhiều rủi ro giao dịch.

Cũng đã xây dựng và áp dụng phần mềm “xếp hạng tín dụng nội bộ” nhằm củng cố thêm thông tin để đánh giá khách hàng cho cán bộ tín dụng.

Nhược điểm

Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng còn quá sơ sài, chỉ sử dụng hai phương pháp là phân tích thông tin tài chính, phi tài chính kết hợp với thẩm định thực tế nên nhiều khi dễ gây cảm giác chủ quan cho người đánh giá.

Để có được một quyết định cấp tín dụng đúng đắn thì cần phải có đủ thông tin và thông tin đó phải đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau mà hoạt động tín dụng tại BIDV Ban Mê luôn tồn tại tình trạng ra quyết định cấp tín dụng trong điều kiện thông tin hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Thông tin thường cần cho việc ra quyết định cấp tín dụng và thu hồi nợ đó là các thông tin vĩ mô, vi mô, về cơ chế chính sách Nhà nước, về tình hình đầu tư trong và ngoài nước, về quan hệ tín dụng của khách hàng, về tình hình tài chính, thông tin phân tích và xếp hạng doanh nghiệp, các chỉ số ngành, các hạn chế cấp tín dụng, thông tin cảnh báo về ngành nghề/ lĩnh vực đầu tư, danh mục đầu tư…

Hiện tại, BIDV Ban Mê chủ yếu khai thác thông tin từ các kênh nội bộ BIDV, Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Nhưng các thông tin này hoặc không đầy đủ, lạc hậu, không kịp thời, đã làm cho việc ra quyết định cấp tín dụng đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến các thất bại/tổn thất tín dụng mà việc khắc phục nó rất mất thời gian, nhân lực và chi phí.

Hồ sơ pháp lý của khách hàng còn dùng bản photocopy chưa qua công chứng, chứng minh nhân dân của khách hàng đã quá hạn sử dụng, một số hồ

sơ không nhìn rõ chữ, số nhưng vẫn được cơ quan công chứng sao y; ngày đăng ký thế chấp trước ngày trên hợp đồng tín dụng.

CBTD tự ý tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ tín dụng; thiếu chữ ký của khách hàng trên khế ước nhận nợ hoặc hợp đồng tín dụng.

Hồ sơ vay vốn của khách hàng không có kế hoạch sản xuất kinh doanh, không có phương án trả nợ hoặc nếu có thì lập sơ sài để đối phó, thiếu báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài sản thế chấp được định giá quá cao.

Xác định thời hạn cho vay không hợp lý, dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được nợ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị ruỉ ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)