Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và tỷ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và tỷ

CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP

1.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Các thành tố cơ bản của vốn luân chuyển nhƣ các nghiên cứu trƣớc sẽ ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp liên quan đến tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Vai trò của việc quản trị vốn luân chuyển là đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc hoạt động liên tục do đó có tác động rất lớn đến việc ra các quyết định tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Quản trị vốn luân chuyển có thể làm giảm chi phí và tạo ra thêm lợi nhuận cho công ty (Brealey et at, 2006) [. Đầu tƣ vào vốn luân chuyển và các thành phần liên quan đến tài chính ngắn hạn bắt nguồn từ ba hoạt động kinh doanh – mua nguyên vật liệu, sản xuất và bán hàng. Quản trị vốn luân chuyển trong vòng một năm có thể làm cho các hoạt động này trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn. Ở Việt Nam, tỷ trọng vốn luân chuyển nằm trong khoảng từ 0,6% - 67,6% tổng tài sản vì vậy các thành phần của vốn luân chuyển có tác động rất lớn đến khả năng sinh lời.

Hàng tồn kho là một thành phần quan trọng nhất của tài sản ngắn hạn. Ở công ty sản xuất hàng kho kho bao gồm nguyên vật liệu thô, nguyên vật liệu dở dang hoặc thành phẩm. Trái lại, một công ty trong lĩnh vực tƣ vấn thì không có hàng kho. Hàng tồn kho nhiều hay ít còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Điều cần thiết là làm cân bằng để giữ đủ hàng tồn kho để bán và giảm hàng tồn

kho để cải thiện vốn luân chuyển. Khi khách hàng có nhu cầu ngay lập tức, công ty sẽ mất doanh thu khi không đủ hàng trong kho để bán và có thể mất lòng tin khách hàng. Mặt khác, giữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ tốn chi phí cơ hội và có thể tăng mức hƣ hại theo thời gian. Xu hƣớng giữ cho hàng tồn kho ở mức thấp hơn đã có từ vài thập niên trƣớc. Ví dụ, các công ty ở Mỹ 30 năm trƣớc đã có mức sấp xỉ 12% trong tổng tài sản là hàng tồn kho trái với ngày nay khoảng 6 %. Quan niệm rằng quản trị hàng tồn kho tinh gọn đúng lúc đã bắt nguồn từ Nhật Bản. Điều này giúp các nhà cung cấp giữ mức hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn luôn có hàng cung cấp khi nhu cầu thị trƣờng tăng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, làm hài lòng khách hàng. Theo cách đó, hàng tồn kho đƣợc giữ ở mức không hoặc mức rất thấp (Brealey và cộng sự 2006). Hàng tồn kho của một công ty có thể ở dƣới dạng các hình thức khác nhau. Ví dụ, tồn kho của công ty sản xuất bao gồm các vật liệu thô, là đầu vào của quá trình sản xuất; sản phẩm dở dang, là hàng hóa chƣa hoàn thành trong quá trình sản xuất vào lúc lập bảng cân đối kế toán, và là thành phẩm, hay hàng hóa mà công ty đã sản xuất và đã sẵn sang để giao hàng. Tuy nhiên, tùy loại hình kinh doanh mà hàng tồn kho ở mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, các nhà bán lẻ thƣờng chỉ tồn kho hàng hóa vì họ không tham gia vào quá trình sản xuất. Còn các công ty dịch vụ thƣờng không lƣu trữ hàng hóa, cùng với đầu tƣ vào tiền mặt và các khoản phải thu, đầu tƣ hàng tồn kho là các khoản đầu tƣ hoạt động chính của nhiều công ty, số dƣ hàng tồn kho có thể giúp các doanh nghiệp đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu, cũng nhƣ sự thay đổi trong việc cung cấp nguyên vật liệu. Hàng tồn kho đƣợc luân chuyển nhanh hơn thì sẽ có chu kỳ tiền mặt ngắn hơn (Padichi,2006). Tuy nhiên không phải tất các loại hàng tồn kho đều dễ dàng chuyển thành tiền mặt.

Một doanh nghiệp có chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho dài có nghĩa rằng doanh nghiệp đang đầu tƣ rất lớn vào hàng tồn kho và hi vọng trong tƣơng lai nguồn cầu đối với hàng hóa của mình sẽ gia tăng làm tăng doanh số và lợi

nhuận. Tuy nhiên việc đầu tƣ rất lớn vào hàng tồn kho sẽ khiến công ty phải gánh chịu rất nhiều rủi ro: sản phầm hƣ hỏng, mất mát, lỗi thời, và nhiều chi phí: chi phí lƣu trữ, phí bảo hiểm.

Trong khi đó khoản mục phải thu lại đƣợc xem nhƣ là các khoản tiền cho khách hàng vay trong ngắn hạn, có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh khoản phải thu từ chính sách bán hàng của mình mà tỷ trọng khoản phải thu có thể từ không đáng kể cho đến không thể kiểm soát. Do vậy việc thiết lập chính sách phải thu dựa trên nếu không bán hàng chịu thì sẽ mất đi khoản lợi nhuận, nên xét đến sự đánh đổi giữa ổn định doanh thu và chi phí khi gia tăng thêm khoản phải thu.

Ngƣợc lại với khoản phải thu là khoản phải trả lại có thể là nguồn vốn có thể chiếm dụng mà mất ít chi phí sử dụng vốn. Việc chiếm dụng vốn có kì hạn rõ ràng với từng đối tƣợng cần thanh toán, nếu kéo dài thời gian thanh toán sẽ làm giảm áp lực cho dòng tiền hoạt động, giảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận công ty. Tuy nhiên, điều này còn xem xét đến khía cạnh ra chính sách về thời hạn thanh toán, để vẫn luôn có lƣợng tiền cần thiết để thanh toán khi đến hạn đảm bảo uy tín trong hoạt động, hƣởng các ƣu đãi về giá hay chiết khấu do thanh toán đảm bảo đƣợc lƣợng hàng mua cũng nhƣ chất lƣợng vì có thể ảnh hƣởng đến lợi nhuận công ty trong dài hạn.

Theo những nghiên cứu thực tế trên thế giới về mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận của công ty thì trong các trƣờng hợp yếu tố khác không thay đổi chu kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn sẽ làm tăng lãi từ hoạt động kinh doanh của đơn vị, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển. Có nghĩa là đơn vị đang rút ngắn đƣợc khoảng thời gian luân chuyển từ hàng tồn kho đến chuyển nó sang dạng thành phẩm để đem đi bán và thu về bằng tiền. Qua công thức tính chu kỳ luân chuyển tiền mặt:

Ta nhận thấy cụ thể là chu kỳ luân chuyển tiền mặt có thể đƣợc rút ngắn bằng giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua bằng cách tăng tốc độ thu hồi nợ hoặc bằng cách trì hoãn thời gian phải trả cho nhà cung cấp. Một doanh nghiệp có chu lỳ luân chuyển tiền mặt âm có nghĩa là doanh nghiệp đó không cần sử dụng vốn lƣu động mà còn thể tạo ra doanh thu tài chính nhờ sự trì hoãn thanh toán cho phía nhà cung cấp từ đó việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty vì nó cải thiện hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển. Bất kì sự tăng giảm các thành phần của vốn luân chuyển đều có thể ảnh hƣởng đến lợi nhuận hoạt động của công ty. Các quyết định tối đa lợi nhuận sẽ làm tối thiểu hóa khả năng thanh khoản , ngƣợc lại tập trung hoàn toàn vào khả năng thanh khoản sẽ làm giảm lãi từ hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Tóm lại sự thành công của công ty liên quan phần nhiều đến quản trị vốn luân chuyển, vốn luân chuyển là kết quả của sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, công ty luôn ƣu tiên sử dụng vốn có sẵn hơn là các khoản vay nợ, cải thiện năng suất sản xuất của công ty. Từ những lý luận trên khẳng định rằng vốn luân chuyển có thể ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)