Vận dụng kế toán quản trị tại các nước phát triể n

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Vận dụng kế toán quản trị tại các nước phát triể n

Nghiên cứu của Chenhall và Langfied – Smith (1998) về việc áp dụng 42 công cụ KTQT (gồm cả công cụ KTQT hiện ñại và công cụ KTQT truyền thống) ở Úc, các công cụ này ñược chia thành 5 nhóm dựa trên chức năng gồm dự toán tài chính, dự toán hoạt ñộng, tính giá, ñánh giá thành quả, hỗ trợ

cho việc ra quyết ñịnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các công cụ này

ñược sử dụng trong các công ty ñược khảo sát, tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng của các công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cụ KTQT hiện ñại.

Trong một khảo sát khác, Abdel-Kader và Luther (2006) nghiên cứu việc vận dụng 38 công cụ KTQT vào các DN trong ngành công nghiệp chế

biến thực phẩm và nước giải khát ở Anh. Các công cụ KTQT này ñược chia thành 5 nhóm gồm tính giá, dự toán, ñánh giá thành quả, thông tin cho việc ra quyết ñịnh và phân tíchchiếnlược. Kết quả khảo sát từ 122 DN cho thấycáccông cụ KTQT truyền thống ñược sử dụng phổ biến hơn so với các công cụ KTQT hiện ñại. Ví dụ, phương pháp tính giá trực tiếp ñược sử dụng nhiều hơn phương pháp ABC, việc lập dự toán theo phương pháp truyền thống và phân tích lợi nhuận sản phẩm ñược sử dụng phổ biến. Ngược lại, một số công cụ KTQT hiện ñại (như thẻ cân bằng ñiểm, ño lường dựa trên thành quả phi tài chính) ñược cho là rất quan trọng, nhưng chỉ 40% số DN

ñược khảo sát áp dụng. Nghiên cứu này cũng cho thấy hơn 50% số DN ñược khảo sát sử dụng quản trị lợi nhuận theo từng khách hàng.

Tương tự như các nghiên cứu ở trên, Libby và Waterhouse (1996) khảo sát việc áp dụng các hệ thống thống KTQT (thay vì các công cụ KTQT như

các nghiên cứu trên ñây) và sự thay ñổi của việc vận dụng các hệ thống này trong các DN ở Canada. Với 23 hệ thống KTQT ñược khảo sát,ñược phân thành 5 nhóm: hoạch ñịnh, kiểm soát, tính giá, ñịnh hướng và ra quyết ñịnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 31% các công ty khảo sát có sự thay ñổi trong việc sử dụng các hệ thống KTQT trong giai ñoạn 1991-1993. Các DN hoạt

ñộng trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ có xu hướng sử dụng nhiều hệ

thống KTQT hơn các DN ít bị cạnh tranh.

Williams và Seaman (2001) lặp lại nghiên cứu của Libby và Waterhouse (1996) ñể ñánh giá sự thay ñổi của các hệ thống KTQT ở

Singapore. Kết quả khảo sát từ 93 DN cho thấy sự thay ñổi của các hệ thống KTQT diễn ra thường xuyên, cụ thể 27% cho các hệ thống liên quan ñến việc ra quyết ñịnh, 25% cho các hệ thống KTQT liên quan ñến việc lập dự toán, 23% cho nhóm kiểm soát, 15% cho nhóm ñịnh hướng, 10% cho nhóm tính giá có sự thay ñổi trong vòng 3 năm [1].

Có nhiều yếu tố quan trọng trong việc vận dụng KTQT ở một môi trường sản xuất tiên tiến trong các doanh nghiệp tự ñộng hóa cao. Tuy nhiên việc xây dựng giá thành sản phẩm và ñánh giá hàng tồn kho của Nhật không mới hơn, không tiên tiến hơn các nhà máy ở phương Tây, nhưng sự nỗ lực ñổi mới trong quá trình phân tích chi phí cho việc ra quyết ñịnh và kiểm soát chi phí thông qua kỹ thuật KTQT lại rất cao. Những phát triển trong các lĩnh vực này dường như ñược tích hợp một cách cẩn thận với sự hỗ trợ một mảng rộng hơn các hành ñộng và hệ thống chiến lược [17].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)